Công ty của ông Đặng Thành Tâm muốn đầu tư khu công nghiệp tại Nghệ An

14/07/2020 17:07
Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng Giám đốc Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (Tổng Công ty Kinh Bắc) mong muốn lãnh đạo tỉnh Nghệ An giới thiệu cho Tổng công ty một số vị trí có khả năng xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp.

UBND tỉnh Nghệ An vừa có buổi làm việc với Tổng Công ty Kinh Bắc về việc khảo sát đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tại đây, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã giới thiệu tổng quan về quy hoạch và tình hình phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị trong Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An.

Theo lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Khu kinh tế Đông Nam đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng chung tại Quyết định số 1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 với diện tích 18.826,47 ha, thuộc địa bàn 18 xã, phường (bao gồm 10 xã thuộc huyện Nghi Lộc, 6 xã thuộc huyện Diễn Châu và 2 phường thuộc Thị xã Cửa Lò). Quy hoạch gồm các khu chức năng: 02 Khu công nghiệp (KCN Thọ Lộc và KCN Nam Cấm); 05 Khu đô thị; Khu phi thuế quan; Khu công nghệ cao; Khu trung tâm đào tạo nhân lực; các khu du lịch; Khu bến cảng Cửa Lò.

Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 67/2014/QĐ-TTg ngày 04/12/2014 về việc điều chỉnh diện tích Khu kinh tế thêm 1.200 ha, bao gồm KCN Hoàng Mai và KCN Đông Hồi; Quyết định số 10/2015/QĐ-TTg ngày 03/04/2015 về việc điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế Đông Nam, bao gồm 750 ha dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An (trong đó, diện tích khu công nghiệp là 367,6 ha, đô thị dịch vụ 382,4 ha).

Công ty của ông Đặng Thành Tâm muốn đầu tư khu công nghiệp tại Nghệ An - Ảnh 1.

Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An. Ảnh: Châu Lan

Như vậy, tổng diện tích của Khu kinh tế Đông Nam là 20.776,47 ha; trong đó, có 5 khu công nghiệp (tổng diện tích 4.367,6ha); có 6 khu đô thị và tái định cư (tổng diện tích 1.820,4ha). Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 thêm Khu công nghiệp ở độc lập ngoài Khu kinh tế Đông Nam với tổng diện tích là 1.660 ha.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An cũng cho biết thêm, hiện nay, tỉnh Nghệ An đang triển khai lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 301/QĐ-TTg ngày 26/02/2020. Theo kế hoạch, nội dung này sẽ trình HĐND tỉnh thông qua trong tháng 12/2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 02/2021.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và lãnh đạo Tổng Công ty Kinh Bắc đã thảo luận về những địa điểm có thể xây dựng các khu công nghiệp; địa điểm để xây dựng các dự án đô thị.

Cũng tại đây, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Kinh Bắc mong muốn lãnh đạo tỉnh Nghệ An sẽ giới thiệu cho Tổng công ty một số vị trí có khả năng xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp.

Trước kiến nghị của lãnh đạo Tổng Công ty Kinh Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung khẳng định, tỉnh sẽ tạo điều kiện để Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc khảo sát đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Nghệ An giao Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch sẽ là các đơn vị khâu nối, trợ giúp Tổng Công ty Kinh Bắc trong công tác khảo sát.

Ngay sau buổi làm việc, ông Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dẫn đoàn cán bộ Tổng Công ty Kinh Bắc đi khảo sát thực tế tại một số địa điểm gần Cảng Cửa Lò và Khu công nghiệp Đông Hồi.

Ngày 14/7, trao đổi với Nhadautu.vn, ông Lê Tiến Trị, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An) cho biết, hiện tại tỉnh Nghệ An đã có giới thiệu bước đầu cho Tổng Công ty Kinh Bắc một khu công nghiệp có diện tích khoảng 500ha, có vị trí nằm ở dọc trục đường D4 (đường xuống Bãi Lữ và cảng Vissai).

"Họ muốn đầu tư vào tỉnh Nghệ An về các lĩnh vực như khu công nghiệp, khu đô thị…, nhưng hiện tại đang tập trung vào khu công nghiệp trước", ông Trị nói.

Được biết, Tổng Công ty Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm (1964) làm Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Thu Hương làm Tổng Giám đốc.

Kể từ khi thành lập vào 27/3/2002 cho đến nay, Tổng Công ty Kinh Bắc là một trong những Tập đoàn tư nhân thành công nhất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam. Hơn 90% khách hàng của các KCN là các doanh nghiệp nước ngoài đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông…

Mỗi một KCN đều có những tập đoàn lớn như Canon, Foxconn, LG, JA Solar , Luxshare – ICT, Goertek, Fuyu, Jufeng… đã đầu tư với quy mô lớn.

Tổng Công ty Kinh Bắc đã tạo lập một quỹ đất KCN là 5.278 ha, tăng 1,7% so với năm 2018 do điều chỉnh 90ha KĐT Quang Châu – Bắc Giang thành đất KCN; chiếm gần 5,5% diện tích đất KCN của cả nước và 938,6 ha đất KĐT từ Bắc vào Nam, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau về vị trí cho nhà đầu tư.

Mỗi KCN của Tổng Công ty Kinh Bắc đều có quy mô trung bình trên 200ha, trong đó Tổng Công ty Kinh Bắc có 2 KCN thuộc khu kinh tế đó là KCN Tràng Duệ - Hải Phòng, KCN và Khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây.

Chỉ tính riêng tại Bắc Ninh, Công ty Kinh Bắc đang sở hữu KCN Quế Võ I,II, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Đại Đồng Hoàn Sơn giai đoạn I,II và KCN Phúc Ninh.

Tại Hải Phòng, Kinh Bắc có KCN Tràng Duệ I,II,III; KĐT dịch vụ và nhà ở công nhân.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
14 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
25 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.