Công ty dầu đá phiến lớn nhất nhì nước Mỹ tuyên bố phá sản

29/06/2020 10:21
Chesapeake Energy Corp. – một công ty tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự bùng nổ của ngành dầu đá phiến tại Mỹ, đã nộp đơn xin phá sản. Theo đó, công ty này trở thành một trong những "nạn nhân" lớn nhất của tình trạng nhu cầu năng lượng lao dốc mạnh do các biện pháp phong tỏa được áp dụng trên toàn thế giới.

Công ty có trụ sở tại thành phố Oklahoma đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Tòa án Phá sản Mỹ (U.S. Bankruptcy Court) ở quận Nam Texas hôm 28/6, thống kê tài sản và trách nhiệm từ 10 tỷ USD đến 50 tỷ USD, hơn 100.000 chủ nợ. Ngoài ra, công ty này cũng ký kết một thỏa thuận để xóa khoản nợ 7 tỷ USD và đảm bảo phát hành khoản nợ ưu tiên 925 triệu USD.

Doug Lawler - CEO của Chesapeake, cho biết: "Về cơ bản, chúng tôi đang tái thiết lập cơ cấu vốn và hoạt động kinh doanh để khắc phục những điểm yếu về tài chính và tận dụng những thế mạnh trong hoạt động."

Công ty dầu đá phiến lớn nhất nhì nước Mỹ tuyên bố phá sản - Ảnh 1.

Doug Lawler.

Ở một khía cạnh khác, không chỉ là dịch bệnh, Chesapeake còn là "nạn nhân" của cả những thương vụ thất bại trong quá khứ và các đối thủ nắm giữ khối lượng khí đốt lớn từ những lưu vực đá phiến mà họ từng khai thác. Dù yếu tố này đã đưa Mỹ trở thành một nhà cung ứng đá phiến quy mô toàn cầu, có tính cạnh tranh mạnh hơn bất kỳ đối thủ nào khác, nhưng chính nó cũng là một trong những nguyên nhân kéo sụt giá năng lượng. Tuần trước, hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên tại New York đã giao dịch ở mức thấp nhất trong 25 năm.

Tuy nhiên, thị trường khí đốt chỉ là một phần của nguyên nhân dẫn đến phá sản của công ty này. Trước đây, dưới sự lãnh đạo của nhà đồng sáng lập Aubrey McClendon, Chesapeake đã tăng trưởng mạnh mẽ. Dẫu vậy, khoản nợ lớn mà công ty này gánh chịu trong quá trình này đã trở thành một yếu tố gây áp lực lớn cho họ.

Khoảng 1 thập kỷ trước, Chesapeake là một "gã khổng lồ" ngành khí đốt với trị giá 37,5 tỷ USD, đi đầu trong cuộc "cách mạng" làm thay đổi cả ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ. Công ty này đã đưa ra những khoản tiền hỗ trợ hấp dẫn cho các doanh nghiệp và người dân ở Forth Worth để khai thác mỏ dầu đá phiến đầu tiên của Mỹ tại Barnett Shale (bắc Texas).

Nhu cầu đối với khí đốt tại Mỹ đã sụt giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi nhu cầu đối với hoạt động trích xuất dầu lao dốc mạnh và giá cũng không hề hồi phục trở lại mức cao trước đó. Vào thời điểm đó, nhà đầu tư cũng tháo chạy khỏi Chesapeake, nguyên nhân không chỉ là gánh nặng nợ nần mà công ty này còn chịu áp lực điều hành một đế chế bất động sản – bao gồm một số trung tâm mua sắm, nhà thờ và một cửa hàng tạp hóa. Năm 2013, McCledon bị sa thải và ông qua đời trong một tai nạn ô tô 3 năm sau đó.

Trong những năm sau, ban lãnh đạo đã nỗ lực tìm cách khắc phục hậu quả bằng cách chuyển sang khai thác dầu khi hoạt động trích xuất dầu đưa Mỹ trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự lạc quan đối với chiến lược này đã "bốc hơi" khi giá dầu lao dốc thảm hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Năm 2013, Lawler đã trở thành CEO của công ty, mang theo mục tiêu giảm bớt khoản nợ lớn hơn cả Exxon Mobil – công ty có vốn hóa lớn gấp 29 lần Chesapeake. Ông đã cân nhắc đến việc cắt giảm chi tiêu vốn và bán tài sản để trả nợ. Năm ngoái, công ty đã có một cuộc thảo luận với tỷ phú Jerry Jones về việc bán tài sản dầu đá phiến trị giá 1 tỷ USD, nhưng thỏa thuận cuối cùng không được đưa ra.

Công ty dầu đá phiến lớn nhất nhì nước Mỹ tuyên bố phá sản - Ảnh 2.

Giá khí đốt tại Mỹ sụt giảm mạnh.

Tháng 5 vừa qua, Lawler đã xóa bỏ triển vọng tăng trưởng trong cả năm của công ty và bút toán ghi giảm 8,5 triệu USD tài sản khi nhu cầu đối với năng lượng lao dốc. Ở thời điểm đó, vốn hóa của công ty đã giảm xuống dưới mức 200 triệu USD. Trong khi đó, đến cuối năm ngoái, công ty có khoảng 2.300 nhân viên.

Hôm 28/6, Lawler cho biết: "Dù đã loại bỏ hơn 20 tỷ USD nợ và cam kết tài chính, chúng tôi tin rằng việc tái cấu trúc là điều cần thiết cho sự thanh công lâu dài và tạo nên giá trị của doanh nghiệp."

Vụ phá sản của Chesapeake diễn ra sau một "cú nổ" lớn khác trong lĩnh vực khai thác dầu của Mỹ, đó là Whiting Petroleum Corp. – đã nộp đơn phá sản theo chương 11 vào đầu tháng 4. Whiting từng là công ty đứng đầu trong ngành dầu đá phiến của nước này.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
55 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
20 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.