Công ty Nam Kim thế chấp KCN Phú Tân vay hơn 1.000 tỷ, có đúng luật?1

10/03/2020 13:06
(Dân Việt) Dự án Khu công nghiệp Phú Tân mặc dù chưa được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh đại diện pháp luật, thế nhưng bà Nguyễn Thị Nhung, Tổng Giám đốc Công ty Nam Kim đã đem thế chấp tại ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) để bảo lãnh cho Công ty Thuận Lợi vay hơn 1.000 tỷ đồng.

Thế chấp dự án vay hơn 1.000 tỷ cho công ty có vốn điều lệ chỉ 300 tỷ đồng?

Cụ thể, theo tài liệu mà Dân Việt thu thập được, ngày 8/10/2019, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chi nhánh TP.HCM đã ký hợp đồng số 0058/2019/BĐ thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Công ty CP Đầu tư xây dựng Công nghiệp Nam Kim (gọi tắt Công ty Nam Kim) do bà Nguyễn Thị Nhung là Tổng giám đốc để bảo lãnh cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi (Công ty Thuận Lợi) vay với số tiền 1.085,8 tỷ đồng.

Tài sản để thế chấp là Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BO 579813 số vào sổ là GCN: CT08188 do Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Bình Dương cấp ngày 18/8/2014 với diện tích thế chấp gần 117ha.

cong ty nam kim the chap kcn phu tan vay hon 1.000 ty, co dung luat? hinh anh 1

Công ty Nam Kim đã đem dự án Khu công nghiệp Phú Tân thế chấp tại ngân hàng OCB để vay hơn 1.000 tỷ cho Công ty Thuận Lợi. Ảnh: V.D

Điều đáng chú ý là Công ty Nam Kim thế chấp dự án Khu công nghiệp Phú Tân để cho Công ty Thuận Lợi vay chứ không phải để đầu tư dự án. Đặc biệt, Bộ Xây dựng cũng như Bộ Tài chính và tỉnh Bình Dương đều khẳng định dự án KCN Phú Tân chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận Giấy chứng nhận Khu công nghiệp Phú Tân do Công ty Nam Kim làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, tỉnh Bình Dương đã phê duyệt tỷ lệ chi tiết 1/2.000 (quy hoạch phân khu) giảm diện tích Khu công nghiệp Phú Tân từ 133ha xuống gần 107ha từ tháng 1/2019 và phê duyệt 1/500 cho Công ty Nam Kim về dự án Khu đô thị Dịch vụ Hòa Phú trong Khu công nghiệp Phú Tân. 

Vậy, Công ty Nam Kim thế chấp toàn bộ Khu công nghiệp Phú Tân với tổng diện tích gần 117ha có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật ? Có dấu hiệu gây thất thoát lớn vốn liếng, tài sản ngân hàng , khi vi phạm quy định cho vay ?

Trong công văn số 14493/BTC-ĐT Bộ Tài chính trả lời BQL các Khu công nghiệp Bình Dương ngày 29/11/2019  về vốn vay ngân hàng của Công ty Nam Kim nêu rõ: “Theo nội dung hồ sơ dự án, nhà đầu tư dự kiến vay ngân hàng 1.321,65 tỷ đồng để thực hiện dự án”.

Tuy nhiên, thực tế thì trước khi có văn bản Công ty Nam Kim đã ký vay ngày 8/10/2019 để bảo lãnh cho Công ty Thuận Lợi vay chứ không phải để đầu tư dự án Khu công nghiệp Phú Tân.

OCB có văn bản số 1260A/2019/OCB-CN TP HCM ngày 10/9/2019 về chủ trương xem xét cấp tín dụng với Công ty Nam Kim, với nội dung như sau: “OCB - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh chấp thuận xem xét chủ trương là đầu mối thu xếp vốn cấp tín dụng đối với Công ty Nam Kim để thực hiện dự án với một số nội dung cơ bản sau: Số tiền xem xét cấp tín dụng tối đa không quá 1.321,65 tỷ đồng căn cứ kết quả thẩm định OCB, mục đích cho vay để đầu tư Dự án khu công nghiệp Phú Tân tại phường Hoà Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương…”.

Nguy cơ thất thoát tài sản từ khoản vay nghìn tỷ của Công ty Nam Kim

Cũng tại công văn trả lời BQL các khu công nghiệp Bình Dương, Bộ Tài Chính khẳng định, theo báo cáo tài chính năm 2018 (đã kiểm toán) và báo cáo tài chính giữa niên độ (đã được soát xét) 6 tháng đầu của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 của Công ty Nam Kim. Công ty Nam Kim có vốn chủ sở hữu là 338 tỷ đồng, các cổ đông của Công ty Nam Kim đã thực hiện góp đầy đủ số vốn điều lệ này (thực chất công ty đã huy động vốn từ hàng trăm khách hàng với hợp đồng vay thông qua trả lãi 20% giá trị hợp đồng - PV).

Trong quá trình theo dõi báo cáo tài chính, Bộ Tài chính phát hiện, hoạt động kinh doanh của Công ty Nam Kim trong đó có việc thực hiện dự án Khu công nghiệp Phú Tân chủ yếu dự vào vốn vay ngắn hạn của các tổ chức, cá nhân với thời gian vay ngắn, lãi suất cao. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các hoạt động kinh doanh liên tục của Công ty Nam Kim. Từ các nội dung trên, Bộ Tài chính chưa đủ cơ sở để thực hiện việc đánh giá năng lực tài chính của Công ty Nam Kim khi thực hiện dự án này.

cong ty nam kim the chap kcn phu tan vay hon 1.000 ty, co dung luat? hinh anh 2

Dự án Khu công nghiệp Phú Tân mặc dù chưa được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh đại diện pháp luật, thế nhưng Công ty Nam Kim đã đem thế chấp tại OCB,  bảo lãnh cho Công ty Thuận Lợi vay hơn 1.000 tỷ đồng. Ảnh: V.D

Bộ Tài chính yêu cầu: “BQL các Khu công nghiệp Bình Dương chịu trách nhiệm đánh giá cụ thể và tiến độ góp vốn thực hiện Dự án của Công ty Nam Kim (trong đó xác định rõ số vốn và nguồn gốc thực tế Công ty Nam Kim đã góp đến thời điểm đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án), tiến độ triển khai dự án đầu tư làm cơ sở xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án…

Những rủi ro của Công ty Nam Kim cũng được Bộ Tài chính chỉ ra rõ là khoản nợ phải trả 925,09 tỷ đồng chiếm 73% số vốn; trong đó chủ yếu là khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (637,99 tỷ đồng) và phải trả ngắn hạn khác (159,34 tỷ đồng), chi phí lãi vay phải trả là 126,69 tỷ đồng, không có các hợp đồng vay vốn dài hạn với ngân hàng; thu nhập công ty năm 2018 chỉ có 58,4 tỷ đồng.

Với những rủi ro nêu trên, không hiểu tại sao, OCB chi nhánh TP.HCM lại “hào phóng”, bất chấp khoản nợ “khổng lồ” của Công ty Nam Kim, để công ty này thế chấp dự án Khu công nghiệp Phú Tân , bảo lãnh cho Công ty Thuận Lợi vay hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu Công ty Thuận Lợi chỉ có 300 tỷ đồng ?

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
8 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
7 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
7 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
6 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
5 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
11 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
15 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
18 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.