Công ty vô danh âm thầm cứu Hàn Quốc và cả thế giới trước Covid-19: Cung cấp 1 triệu kít xét nghiệm mỗi tuần, cho kết quả trong thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp thủ công

08/04/2020 13:45
Với bộ xét nghiệm của Seegene, những người bị nhiễm Covid-19 có thể được phát hiện ngay cả khi họ chưa có bất kỳ triệu chứng nào.

Vào ngày 31/12/2019, những thông tin đầu tiên về một loại virus lây lan tại Vũ Hán được truyền đến Hàn Quốc. Khi ấy, CEO Seegene Chun Jong-yoon, 63 tuổi đã dự đoán được điều tồi tệ và nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan ra toàn cầu là rất cao.

Chun đã ngay lập tức hủy tất cả các công việc khác tại văn phòng công ty ở Seoul và yêu cầu các trưởng nhóm nghiên cứu và nhân viên tập trung toàn lực vào sản xuất một bộ kít xét nghiệm Covid-19. "Nhu cầu sẽ tăng rất nhanh. Trước khi tình huống trở nên tồi tệ, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng".

Trong vòng 2 tuần, Seegene đã phát triển bộ kít Allplex 2019-nCoV Assay. Đến 27/1, khi trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận tại Hàn Quốc, Chun đã nhận được một cuộc gọi khẩn từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh hàn Quốc (KCDC) yêu cầu gửi bộ kít xét nghiệm của công ty để cơ quan này đánh giá. Thật không ngờ, quá trình phát triển bộ kít của Seegene khá phù hợp với chỉ dẫn của phía KCDC.

Đến 12/2, KCDC đã cấp phép đưa bộ kít của Seegen vào sử dụng dù bình thường, một quy trình như vậy cần ít nhất 6 tháng. "Đó là vấn đề cấp thiết vì vậy quan trọng là phản ứng thật nhanh. Việc KCDC cấp phép đưa vào sử dụng bộ kít xét nghiệm Covid-19 trong 2 tuần là điều chưa từng xảy ra".

Công ty vô danh âm thầm cứu Hàn Quốc và cả thế giới trước Covid-19: Cung cấp 1 triệu kít xét nghiệm mỗi tuần, cho kết quả trong thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp thủ công - Ảnh 1.

Bộ kít xét nghiệm Covid-19 của Seegene.

Kết quả là nhờ bộ kít xét nghiệm của Seegene cùng với phản ứng nhanh chóng của chính phủ với chiến thuật xét nghiệm rộng cùng nhiều biện pháp khác, Hàn Quốc đã kiểm soát được sự lây lan của Covid-19. Trong một đất nước 51 triệu dân, Hàn Quốc ghi nhận ít hơn 10.000 trường hợp nhiễm bệnh, ít hơn Thụy Sỹ với dân số 8,6 triệu dân.

Vào thời điểm tờ Forbes Hàn Quốc phỏng vấn Chun vào giữa tháng 3, Seegene đã quá tải đơn đặt hàng. Trước đó họ sản xuất 100.000 bộ kít mỗi tuần nhưng giờ đây đã tăng lên 1 triệu kít/tuần. Hiện sản phẩm của họ đã được gửi đến 40 quốc gia gồm cả Pháp, Đức, ý, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác ở châu Á để sử dụng. Họ cũng đang chờ giấy phép đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ. Trong bối cảnh đến thời điểm này dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng trên toàn thế giới Seegene hiện đang tiếp tục chuẩn bị tăng sản lượng hơn nữa.

"Hiện tại chúng tôi đã ngừng mọi hoạt động khác và huy động toàn lực lượng để sản xuất các bộ kít xét nghiệm Covid-19. Nhu cầu từ các chính phủ và cơ quan y tế đang quá tải. Chúng tôi có thể cung ứng nhiều nhất 3 triệu kít mỗi tuần. Tuy nhiên, dù như thế thì vẫn thiếu hụt lớn so với nhu cầu. Chính vì vậy chúng tôi đang có ý định chia sẻ bản quyền sản xuất bộ kít miễn phí cho những nhà phát triển khác. Virus không thể lan rộng nếu được xét nghiệm rộng rãi", ông Chun khẳng định.

Công ty vô danh âm thầm cứu Hàn Quốc và cả thế giới trước Covid-19: Cung cấp 1 triệu kít xét nghiệm mỗi tuần, cho kết quả trong thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp thủ công - Ảnh 2.

Nhà máy của Seegene được đặt tại 2 tòa nhà nằm ở phía đông nam thủ đô Seoul. Về bản chất, việc sản xuất kít xét nghiệm không yêu cầu không gian rộng hay máy móc lớn.

Thứ cần là nguồn lao động vì vậy Seegene đã tăng gấp đôi lượng nhân viên để đáp ứng nhu cầu hiện tại, bố trí hệ thống 2 ca và họ đang có ý định tăng lên 3 ca mỗi ngày. Công ty nói rằng họ cũng đang tính tới việc rời nhà máy đến ngoại ô Seoul vào năm tới để có thể mở rộng năng lực sản xuất hơn nữa.

Chun cho biết động lực để ông cống hiến cho y tế là khi phải chiến đấu với bệnh lao từ sau khi tốt nghiệp trung học. Ông đã được chuẩn đoán nhiễm bệnh ngay sau khi vừa tốt nghiệp khiến ông phải mất tới 5 năm để chữa trị, phục hồi và không thể học cấp 3. Ông vào Đại học Konkuk Seoul chuyên ngành nông nghiệp sau khi lấy được một bằng GED (General Education Development) tương đương công nhận đạt trình độ trung học. Sau này ông học lên Tiến sỹ ngành Khoa học cuộc sống tại Đại học Tennessee. Sau đó ông tiếp tục có bằng sau Tiến sỹ tại Đại học Harvard và Đại học California.

Chun quay trở về Hàn Quốc vào năm 1995 sau thời gian nghiên cứu về DNA, ông trở thành giáo sư sinh học tai Đại học nữ sinh Ewha nhưng lúc ấy ông đã có ý định trở thành doanh nhân. "Ngay cả khi đang đi học, tôi đã nghĩ về việc mở công ty. Trong cuộc sống chúng ta có thể làm được nhiều hơn với kinh doanh thay vì nghiên cứu. Nhưng để điều hành một doanh nghiệp thành công, bạn phải rất bền bỉ".

Chun thành lập Seegene vào năm 2000 với 300 triệu won đầu tư từ chú của ông (khoảng 240.00 USD hiện nay). Trong 3 năm đầu, Seegene không có một đồng doanh thu nào. "Đó là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn với tôi, nhưng tôi đã xác định phải làm rồi. Nếu tôi có thể sản xuất ra một thứ gì đó tuyệt vời, tất cả thế giới biết".

Seegene phát triển các dụng cụ chuẩn đoán bệnh hô hấp, tiêu hoá, bệnh lây qua đường tình dục và ung thư. Tuy nhiên tất cả đều có nhu cầu rất ít ở trong nước.

Bước chuyển mình quan trọng của công ty đến vào thời điểm Seegene tìm thấy thị trường béo bở: 82% doanh thu của Seegene hiện tới từ xuất khẩu. Mỹ và châu Âu là những khách hàng lớn của công ty. Chun nói ông đã đi khắp nơi trên thế giới để giới thiệu các bộ chuẩn đoán của Seegene và thuyết phục họ bằng sự thành công toàn cầu của công ty. Ngay cả trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lợi nhuận ròng của công ty vào năm ngoái đã tăng gấp đôi lên 23 triệu USD với doanh thu tăng 19% lên 105,3 triệu USD.

Công ty vô danh âm thầm cứu Hàn Quốc và cả thế giới trước Covid-19: Cung cấp 1 triệu kít xét nghiệm mỗi tuần, cho kết quả trong thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp thủ công - Ảnh 3.

Thị trường lớn nhất của Seegene là châu Âu.

Cổ phiếu của Seegene đã tăng gấp đôi kể từ tháng 1 lên mức gần đây là 88.100 won/1 cổ phiếu và công ty đạt vốn hóa thị trường gần 2 tỷ USD.

Bộ kít của Seegene nằm trong một ống nghiệm duy nhất, dùng xác định ba gen mục tiêu có trong Covid-19. Nhờ hợp lý hóa quá trình xét nghiệm, bộ kít này cho kết quả trong thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp thủ công và hạn chế được sai sót.

Công ty vô danh âm thầm cứu Hàn Quốc và cả thế giới trước Covid-19: Cung cấp 1 triệu kít xét nghiệm mỗi tuần, cho kết quả trong thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp thủ công - Ảnh 4.

Doanh thu qua các năm của Seegene. Đơn vị: Tỷ won.

Trong khi các xét nghiệm khác tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể, Seegene sử dụng thứ gọi là phản ứng chuỗi polymerase để phát hiện virus có trong dịch cơ thể trước khi kháng thể hình thành. "Cách chẩn đoán phân tử như vậy trái ngược với chẩn đoán miễn dịch cũ nhưng nhanh hơn và chính xác hơn", Chun nói. Điều đó cũng có nghĩa là những người bị mắc Covid-19 có thể được phát hiện trước khi họ có bất kỳ triệu chứng nào.

Ngoài thành tích ngăn chặn được sự lây lan của Covid-19, Chun xem phương pháp xét nghiệm của mình là một chiến thắng cho chẩn đoán phân tử. Ông chia sẻ: "10 năm qua, tôi có mục tiêu là giúp việc chẩn đoán phân tử dễ dàng hơn, giá cả phải chăng và phổ biến hơn".

Công ty vô danh âm thầm cứu Hàn Quốc và cả thế giới trước Covid-19: Cung cấp 1 triệu kít xét nghiệm mỗi tuần, cho kết quả trong thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp thủ công - Ảnh 5.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
57 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
21 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
33 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
13 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.