Coteccons nói gì khi lợi nhuận nửa đầu năm giảm 65% xuống còn 99 tỷ đồng?

30/08/2021 18:26
Tại BCTC soát xét, ban lãnh đạo Coteccons cũng nhấn mạnh sự kiện trọng yếu liên quan đến Covid-19, khi đại dịch diễn biến phức tạp đang dẫn đến sự suy thoái kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các doanh nghiệp và ngành nghề. Tình hình này dẫn đến các yếu tố không chắc chắn và có thể tác động đến môi trường mà Tập đoàn đang hoạt động.

Xây dựng Coteccons (CTD) vừa có giải trình về tình hình kinh doanh nửa đầu năm 2021. Ghi nhận, doanh thu hợp nhất nửa đầu năm giảm mạnh 32% xuống còn 5.119 tỷ đồng. Trong đó, chiếm đa số vẫn là doanh thu hợp đồng xây dựng với 5.110 tỷ đồng, giảm gần 2.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 99,8% tổng doanh thu Công ty.

Theo giải trình, doanh thu trong kỳ giảm do những khó khăn chung của ngành xây dựng, cùng với tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án.

Mặt khác, doanh thu tài chính công ty mẹ 6 tháng qua cũng giảm mạnh gần 66%, nguyên nhân theo Coteccons do lượng tiền gửi tiết kiệm của Công ty giảm. Cùng với đó, lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn của các ngân hàng cũng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, Coteccons lần đầu phát sinh chi phí lãi vay sau khi Kusto nắm quyền kiểm soát đã sử dụng đòn bẩy, chi phí quản lý tăng mạnh từ 180 tỷ lên 242 tỷ đồng. Nói về điều này, Coteccons cho biết chi phí doanh nghiệp tăng do Công ty tăng trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Ngoài ra, Công ty cũng thực hiện trích trước các khoản chi phí thưởng, lương bổ sung sẽ chi cho nhân viên vào cuối năm theo thời gian làm việc thực tế đến thời điểm báo cáo, thay vì ghi nhận chi phí theo thực tế tại thời điểm chi trả như trước đây.

Khấu trừ, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm của Công ty chỉ còn 99 tỷ, giảm gần 65% so với nửa đầu năm ngoái.

Tại BCTC soát xét, ban lãnh đạo Coteccons cũng nhấn mạnh sự kiện trọng yếu liên quan đến Covid-19, khi đại dịch diễn biến phức tạp đang dẫn đến sự suy thoái kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các doanh nghiệp và ngành nghề. "Tình hình này dẫn đến các yếu tố không chắc chắn và có thể tác động đến môi trường mà Tập đoàn đang hoạt động. Ban giám đốc vẫn đang tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình, cũng như đánh giá các ảnh hưởng tài chính", Công ty cho biết thêm.

Coteccons nói gì khi lợi nhuận nửa đầu năm giảm 65% xuống còn 99 tỷ đồng? - Ảnh 1.
Coteccons nói gì khi lợi nhuận nửa đầu năm giảm 65% xuống còn 99 tỷ đồng? - Ảnh 2.

Chính thức nắm quyền kiểm soát tại CTD từ tháng 10/2020, và lần lượt thay máu dàn lãnh đạo cấp cao, CTD sau gần 1 năm Kusto "nắm cán" thực sự chưa cho thấy sự đột phá, ngược lại lợi nhuận liên tục giảm mạnh. Dù rằng, ban lãnh đạo liên tục nhấn mạnh về định hướng tái cấu trúc kinh doanh, nắm bắt xu thế mới giảm tỷ trọng ngành xây dựng cũng như phát triển Coteccons đa ngành.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ năm nay, ban lãnh đạo mới cho biết Coteccons thời gian tới sẽ không tập trung toàn lực cho mảng cốt lõi là xây dựng, mà hướng đến xây dựng hệ sinh thái bao gồm xây dựng là chủ lực, song song với mảng tài chính xây dựng, M&E, cơ sở hạ tầng… Coteccons cũng lấn sang lĩnh vực tổng thầu các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời và điện gió; tận dụng thế mạnh trong mảng thi công nhà xưởng, mở rộng hợp tác mảng đầu tư khu công nghiệp.

Riêng mảng M&E đặt mục tiêu năm 2021 đạt 5.000 tỷ đồng tổng giá trị đấu thầu và 3.102 tỷ đồng tổng doanh thu triển khai thi công dự án, tăng 67% so và 49% so với thực hiện ở năm 2020, ban lãnh đạo nói thêm.

Với những định hướng trên, Coteccons hướng đến mốc doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2025. Định hướng đón đầu những mảng tiềm năng cũng như mở rộng cơ hội kinh doanh là đáng ghi nhận, tuy nhiên giữa giai đoạn hiện nay con số trên của ban lãnh đạo mới theo nhiều ý kiến khá "mơ mộng".

Ngắn hạn, ngành xây dựng chịu áp lực lớn, chưa kể Coteccons còn đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ nhóm đối thủ là công ty của "tướng" cũ là ông Nguyễn Bá Dương. Trong động thái mới đây, Coteccons vừa thông qua quyết định dừng hợp đồng với các nhà thầu liên quan chủ cũ gồm Newtecons, SOL E&C, Ricons… vì mâu thuẫn lợi ích.

Mặt khác, nửa đầu năm nay, Coteccons cũng đã thông qua việc góp vốn vào CTCP CTD FutureImpact với số tiền 4,5 tỷ ododnfg, tương đương nắm 89,8% vốn chủ và quyền biểu quyết.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
56 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
43 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.