Covid-19, chỉ Trung Quốc cấm tiêu thụ động vật hoang dã là không đủ

15/03/2020 10:28
(Dân Việt) Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) kêu gọi các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á sớm đưa ra quyết định cấm tiêu thụ động vật hoang dã, vì nỗ lực của một mình Trung Quốc là không đủ.

Trước đó, ngày 24/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội của Trung Quốc đã ra quyết định cấm tiêu thụ thịt động vật hoang dã và chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) không được kiểm soát. Hoạt động buôn bán và tiêu thụ ĐVHD được cho là nguyên nhân gây ra dịch Covid-19.

Quyết định này được công bố trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp ở Trung Quốc vẫn diễn biến khó lường, buộc nước này phải hoãn phiên họp Quốc hội thường niên lần đầu tiên trong lịch sử, dự kiến khai mạc vào 5/3 tới.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 1

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc quyết định cấm tiêu thụ động vật hoang dã. Ảnh: Trần Khánh

Theo đó, tất cả các loài động vật hoang dã trong danh mục cần được bảo vệ bao gồm cả ở trên cạn, biết bay, dưới nước, có thể nhân giống và nuôi trồng đều bị cấm tiêu thụ.

Các văn phòng WWF châu Á Thái Bình Dương hoan nghênh quyết định này của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á cũng sớm đưa ra quyết định tương tự để bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của người dân trên toàn khu vực.

Đông Nam Á vẫn nổi tiếng là nơi cung cấp sản phẩm các loài ĐVHD và là nơi trung chuyển các sản phẩm này tới thị trường Trung Quốc; đặc biệt là ở lưu vực sông Mekong, trong đó có Việt Nam, khu vực Tam Giác Vàng rất gần với biên giới Trung Quốc.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 2

Đông Nam Á nổi tiếng là nơi cung cấp động vật hoang tới thị trường Trung Quốc. Ảnh Trần Khánh

Theo WWF, những kẻ săn trộm trải bẫy khắp nơi để săn bắt thú rừng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở khu vực và đã trở thành vấn nạn phổ biến ở các nước. Kết cục là rất nhiều khu rừng nhiệt đới ở châu Á đang trở thành rừng rỗng, không còn các quần thể thú đặc hữu, quý và hiếm.

Đáng tiếc là, nhiều quốc gia đã có luật cấm buôn bán, săn bắt các loài hoang dã nguy cấp, nhưng việc thực thi pháp luật đối với các thị trường bất hợp pháp này dường như bị bỏ ngỏ. Những hoạt động buôn bán bất hợp pháp này không chỉ là mối đe dọa đối với quần thể các loài hoang dã mà còn đe dọa đối với sức khỏe con người và vật nuôi.

Sự xuất hiện và lây lan của Covid-19 và các dịch bệnh tương tự như SARS, MERS trong những năm gần đây đã cho thấy sự nguy hiểm của việc buôn bán và tiêu thụ thịt ĐVHD đối với sức khoẻ con người. Thiệt hại do Covid-19 gây ra cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực và cho toàn thế giới đã lên đến hàng tỷ USD và sẽ còn tác động lên nền kinh tế trong nhiều năm tới.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 3

Nhiều bộ phận của gấu đen ở tỉnh Tứ Xuyên bị cảnh sát Trung Quốc thu giữ trong chiến dịch truy quét vừa qua. Ảnh: China Daily

WWF đề nghị các quốc gia cần hành động khẩn trương hơn nữa để ngăn chặn nguy cơ các dịch bệnh mới có thể bùng phát, gây ra nhiều đau khổ và thương vong cho con người. Và với tình hình lây nhiễm phức tạp của Covid-19 như hiện nay, hành động của một quốc gia thôi là không đủ.

Tại khu vực phía Nam Việt Nam, chợ động vật hoang dã tại huyện Thạnh Hóa (Long An) được xem là “thiên đường” ĐVHD thu hút rất nhiều du khách miệt Đồng Tháp Mười.

Ông Nguyễn Chí Thiện – Phó Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Long An cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh đã có kế hoạch dẹp hẳn chợ ĐVHD này.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 4

Chợ động vật hoang dã Thạnh Hóa thu hút rất nhiều du khách. Ảnh: Trần Đáng

TS. Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam đề nghị: Việt Nam cần có những hành động quyết liệt tương tự để đóng cửa các hoạt động buôn bán ĐVHD trái phép, đồng thời cấm vĩnh viễn tiêu thụ ĐVHD, bao gồm cả cấm tiêu thụ thịt thú rừng và sử dụng các bộ phận của chúng làm thuốc.

“Đã đến lúc chúng ta ngừng biện minh rằng sử dụng ĐVHD là thói quen lâu đời khó bỏ. Sức khỏe của người dân, sự ổn định về kinh tế, hệ số tín nhiệm quốc gia và an sinh xã hội cần được đặt lên hàng đầu”, TS. Thịnh nhấn mạnh.

covid-19, chi trung quoc cam tieu thu dong vat hoang da la khong du hinh anh 5

Một mình Trung Quốc cấm tiêu thụ động vật hoang dã là không đủ. Ảnh: Trần Khánh

Những tác động tiêu cực của việc buôn bán bất hợp pháp ĐVHD lên tới quần thể của chúng và đa dạng sinh học toàn cầu đã được biết đến rộng rãi, tuy nhiên ảnh hưởng của việc buôn bán này đối với sức khoẻ của con người hiện nay vẫn còn hạn chế và ít được quan tâm.

Thịt ĐVHD có thể ẩn chứa những mầm bệnh nguy hiểm mà hệ miễn dịch của con người không có khả năng chống lại. Virus Corona gây bệnh trên động vật, và có thể truyền từ động vật sang người. Loại virus này có khả năng tự biến đổi và trú ngụ tại vật chủ là động vật có vú và truyền sang người ở những nơi con người tiếp xúc gần với các loài thú mang bệnh.

Các thị trường buôn bán các động vật hoang dã tạo ra một môi trường tiềm ẩn nguy cơ cao cho các loại virus như thế này biến đổi và lây sang con người. Thêm vào đó, sự thuận tiện của giao thông và phát triển du lịch khiến cho việc phát tán virus từ người mắc bệnh trở nên dễ dàng, các ổ dịch cục bộ có thể nhanh chóng phát triển thành đại dịch.

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
8 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
8 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
7 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
6 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Không thiếu nguồn cung thay thế, một quốc gia châu Âu vẫn đam mê với dầu Nga: Chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu trong năm 2024, hưởng giá ưu đãi 20%
5 giờ trước
Quốc gia này đã hoãn việc dừng nhập khẩu dầu thô Nga trong suốt 3 năm qua.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.554.836 VNĐ / tấn

157.90 JPY / kg

4.25 %

- 7.00

Đường

SUGAR

10.299.972 VNĐ / tấn

17.96 UScents / lb

1.91 %

- 0.35

Cacao

COCOA

219.318.132 VNĐ / tấn

8,431.00 USD / mt

8.72 %

+ 676.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

201.709.695 VNĐ / tấn

351.72 UScents / lb

2.89 %

+ 9.89

Gạo

RICE

16.062 VNĐ / tấn

13.57 USD / CWT

0.44 %

+ 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.682.506 VNĐ / tấn

1,013.00 UScents / bu

2.04 %

+ 20.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.440.414 VNĐ / tấn

294.35 USD / ust

1.15 %

+ 3.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
2 giờ trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.
Khách Tây bất ngờ "cầu cứu" dân mạng Việt sau khi quán cà phê đưa cho cô 1 món bánh, netizen xem xong vẫn rối loạn
17 giờ trước
Thử một món bánh ở Việt Nam, cô gái Tây vừa ăn vừa "tan chảy" rồi đăng clip cầu cứu dân mạng vì điều này!
Hàng bánh mì đông khách Tây nhất Hà Nội: Chờ 20 phút để mua ổ bánh 45k liệu có xứng đáng?
18 giờ trước
Giữa phố cổ Hà Nội, có một hàng bánh mì luôn tấp nập du khách nước ngoài xếp hàng chờ đợi. Nhưng liệu bánh mì ở đây có gì đặc biệt mà khiến khách Tây "mê mệt" đến vậy?
Hoa Kỳ nhập 10.000 tấn loại gia vị này của Việt Nam từ đầu năm: Nước ta xuất khẩu bằng cả thế giới cộng lại, năm ngoái thu gần 10.500 tỷ từ chính Hoa Kỳ
19 giờ trước
Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu trong hơn 20 năm qua.