Covid-19 đã làm đế chế du thuyền của tỷ phú Malaysia sụp đổ như thế nào?

25/01/2022 09:16
Genting Hong Kong thất bại khi tập trung vào châu Á, nơi các thị trường lớn, như Trung Quốc, vẫn đóng cửa, theo đuổi chiến lược Zero Covid.

Lim Kok Thay, bắt đầu kinh doanh tàu du lịch và du thuyền kiêm sòng bài vào những năm 1990 tại Hong Kong và đã đưa Genting Hong Kong Ltd. trở thành một trong những nhà khai thác du thuyền lớn nhất châu Á.

Thành quả đó có được từ tình yêu đồng thời cũng là một cách thức để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh sòng bài vốn được cha ông Lim Goh Tong lập nên ở Malaysia. Dưới thời Kok Thay, giờ đây đã 70 tuổi, Genting Hong Kong Ltd. đã tăng số lượng đội tàu, mua các tuyến du lịch khác và thậm chí mua thêm một chuỗi nhà máy đóng tàu Đức để đóng tàu của mình.

Hiện tại, hơn hai năm sau đại dịch Covid-19, công ty của Kok Thay đang chuẩn bị phá sản. Tuần trước, Genting Hong Kong đã đệ đơn xin chấm dứt hoạt động kinh doanh. Đây là có thể coi là một trong những cú “ngã ngựa” lớn nhất của một nhà điều hành du lịch kể từ khi đại dịch Covid -19 ảnh hưởng đến ngành công nghiệp. Đó là một ví dụ rõ ràng về mức độ tàn phá nặng nề đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở khắp khu vực châu Á.

Chloe Then Sheau Nyuk, từng tham gia các chuyến du ngoạn từ Penang ở Malaysia đến Phuket và Krabi ở Thái Lan trên các du thuyền của công ty cho biết: “Tôi cảm thấy rất buồn khi biết tin này”.

Cô cho biết, một trong những điều cô thích nhất là thức dậy cùng chồng lúc 6 giờ sáng để đón bình minh từ boong trên của tàu.

Kok Thay đã từ chức Chủ tịch và Giám đốc điều hành Genting Hong Kong. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 21/1, công ty cho biết trong một hồ sơ đăng ký trên sàn chứng khoán Hong Kong.

Covid-19 đã làm đế chế du thuyền của tỷ phú Malaysia sụp đổ như thế nào? - Ảnh 1.

Lim Kok Thay. Ảnh: Bloomberg

Lịch sử hình thành

Kok Thay thành lập công ty Star Cruises, tiền thân của Genting Hong Kong vào năm 1993, sau đó mua lại tàu du lịch từ các công ty du thuyền phá sản để vận hành. Đội tàu đầu tiên đều là tàu cũ. Phải đến khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 90, công ty mới bắt đầu mua tàu mới.Lịch sử hình thành

Trong những năm qua, Genting Hong Kong đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra ngoài Star Cruises, một phần bằng cách mua lại các hãng du thuyền khác. Công ty đã mua Crystal Cruises ở Mỹ và tạo nên thương hiệu Dream Cruises cao cấp ở châu Á.

Đây là thời điểm mà những gã khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh du thuyền, chẳng hạn như Carnival Corp., đang vô cùng thành công khi lĩnh vực này tiếp tục thiết lập những kỷ lục mới cho những người đi du lịch.

Những năm sau đó, Genting Hong Kong dần mở rộng hoạt động bằng cách mua lại các hãng du thuyền khác. Từ năm 2015, công ty thậm chí thâu tóm vài hãng đóng tàu Đức để tự đóng du thuyền cho mình.

Tuy nhiên, đại dịch Covid 19 đã buộc các hãng du thuyền phải ngừng hoạt động. Triển vọng dài hạn của ngành du lịch tàu thuyền và nhu cầu tại châu Á tăng cao như Koy Thay từng kỳ vọng đã bắt đầu lung lay. Mặc dù đưa ra dịch vụ "nghỉ dưỡng trên biển" với xu hướng du thuyền không dịch chuyển, công ty vẫn ghi nhận khoản lỗ kỷ lục 1,7 tỷ USD hồi tháng 5.

Đầu tháng 6, công ty đóng tàu thuộc sở hữu của tập đoàn - MV Werften – thông báo mất khả năng thanh toán tại một tòa án ở Đức. Tuần trước, Genting Hong Kong (hiện do Kok Thay sở hữu 76%) – thông báo ngừng hoạt động và chỉ định người phụ trách quá trình thanh lý.

Thông báo gửi lên sàn Hong Kong của Genting cho biết không thể đàm phán được với các chủ nợ và bên liên quan. Cổ phiếu của hãng đã giảm hơn 60% từ đỉnh tháng 11 trước khi bị ngừng giao dịch ngày 18/1.

Trong khi đó, Peninsula Petroleum Far East đã nộp đơn kiện tại Mỹ để đòi bồi thường 4,6 triệu USD tiền nhiên liệu đã cung cấp cho Genting từ năm 2017 nhưng chưa được thanh toán.

Covid-19 đã làm đế chế du thuyền của tỷ phú Malaysia sụp đổ như thế nào? - Ảnh 2.

Du thuyền Genting Dream của hãng ở Hong Kong. Ảnh: Bloomberg


Khó khăn bủa vây

Việc chỉ tập trung vào thị trường Châu Á đã là nguyên nhân khó khăn của Genting Hong Kong. Các thị trường lớn như Trung Quốc hay Hong Kong ở đây vẫn đóng cửa, theo đuổi chiến lược Zero Covid (Không Covid -19). Trong khi đó, các hãng điều hành du thuyền khác, như Carnival và Royal Caribbean Cruises, đang phục hồi khi các thị trường như châu Mỹ và châu Âu xác định "sống chung với Covid".


Mặc dù mảng du thuyền gặp khó khăn nhưng đây cũng chỉ là một trong đế chế kinh doanh mà cha của Kok Thay đã lập ra, vốn chỉ từ một khu nghỉ dưỡng sòng bạc có tên là Resorts World Genting nằm cách Kuala Lumpur hơn một giờ đi xe hơi. Đây là khu nghỉ mát sòng bạc được cấp phép duy nhất ở một quốc gia đa số theo đạo Hồi này.


Kok Thay đã cùng cha ông mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bên ngoài Malaysia, biến Genting Hong Kong thành một trong những tập đoàn giải trí và trò chơi lớn nhất trên thế giới. Ngày nay, Genting cũng điều hành các khu nghỉ dưỡng có sòng bạc ở Anh, Singapore và Mỹ. Ở đây, Resorts World Las Vegas trị giá 4,3 tỷ USD đã khai trương vào tháng 6.


Cha Kok Thay – Lim Goh Tong sinh tại Trung Quốc, sau đó chuyển đến Malaysia. Ông qua đời năm 2007 sau một trận ốm. Tuy nhiên, từ 4 năm trước đó, Kok Thay đã tiếp quản công ty thay cha. Theo Forbes, tài sản của Kok Thay hiện ước tính khoảng 2,3 tỷ USD.


Câu hỏi hiện tại là liệu Kok Thay có cố gắng giải cứu Genting Hong Kong với sự trợ giúp từ các công ty khác cùng tập đoàn hay không? Công ty cùng hệ thống Genting Malaysia Bhd, điều hành khu nghỉ dưỡng sòng bài đã từng đổ tiền vào Genting Hong Kong hai thập kỷ trước. Năm 2016, công ty đã bán 17% cổ phần tại đây với giá 415 triệu USD. Dù vậy, giới phân tích cho biết Genting Hong Kong sẽ không làm lung lay tham vọng của Kok Thay với Genting Group.

Theo Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
27 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
23 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
58 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.