COVID-19 khiến kinh tế Anh chịu "vết thương đau đớn nhất" trong hơn 3 thế kỷ qua

10/05/2020 15:47
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Commerzbank dự báo kinh tế xứ sương mù sẽ hứng chịu nhiều thiệt hại hơn và tốc độ phục hồi sẽ chậm hơn.

Sự sụt giảm tồi tệ

Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) dự báo nền kinh tế Anh đang chuẩn bị đối mặt sự sụt giảm tồi tệ nhất trong hơn 3 thế kỷ qua do đại dịch COVID-19 . BOE hôm qua cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế xứ sở sương mù có thể giảm 14% trong năm nay.

Đó sẽ là mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ khi kinh tế nước này giảm 15% vào năm 1706 (dựa trên thống kê của BOE). Thống đốc Andrew Bailey cho biết BOE sẽ làm mọi biện pháp hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế Anh đối phó với sự lây lan của dịch bệnh, nhưng hiện tại đã dừng công bố các biện pháp kích thích kinh tế mới.

Trong một báo cáo BOE về tác động của đại dịch tới nền kinh tế, GDP của nước Anh đã giảm 3% trong quý I và dự báo giảm 25% trong quý II. Sự suy giảm này khiến cho quy mô nền kinh tế nước Anh năm nay sẽ giảm 30% so với cuối năm 2019. Tỉ lệ thất nghiệp dự kiến ​​sẽ tăng lên 9%.

BOE dự kiến ​​kinh tế Anh sẽ phục hồi nhanh chóng vào năm 2021, nhưng tổ chức này cũng cảnh báo rằng dựa trên giả thiết việc nới lỏng dần các biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp kích thích tài chính và tài khóa "rất lớn", những ước tính này phụ thuộc vào "diễn biến của đại dịch, và cách chính phủ, hộ gia đình và doanh nghiệp ứng phó với dịch bệnh này".

Lãnh đạo BOE cũng không quên cảnh báo rằng những dự báo trên đang dựa trên những giả định tích cực hơn là tiêu cực.

Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Commerzbank dự báo kinh tế xứ sương mù sẽ hứng chịu nhiều thiệt hại hơn và tốc độ phục hồi sẽ chậm hơn. Dữ liệu trong quá khứ cho thấy tình trạng kinh tế giảm sút và tỉ lệ thất nghiệp cao sẽ kéo dài hơn.

"Chúng ta chưa bao giờ trải qua 1 dịch bệnh đáng sợ như hiện tại và tất cả các nhà dự báo đang gặp nhiều khó khăn trong việc xác định hiện trạng kinh tế, chứ chưa nói đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng 1 điều chắc chắn là vài tháng tới, chúng ta sẽ chứng kiến nền kinh tế lao dốc với tốc độ lớn nhất trong lịch sử", ông Peter Dixon, nhà kinh tế của Commerzbank nói.

Nước Anh hiện có hơn 200.000 ca nhiễm COVID-19 và hơn 30.000 người đã tử vong vì dịch bệnh này. Đã xuất hiện nhiều lời đồn rằng chính phủ đang cân nhắc việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội áp dụng từ cuối tháng 3 từ thứ 2 tuần này, nhưng một vị bộ trưởng cho biết chưa có quyết định nào được đưa ra.

"Chính phủ chưa đưa ra quyết định cuối cùng nào về vấn đề nới lỏng lệnh giãn cách xã hội. Tôi chỉ muốn nói với mọi người rằng không nên chủ quan với dịch bệnh," Bộ trưởng Bộ Bắc Ireland Brandon Lewis nói.

Mở cửa lại nền kinh tế?

Một số nước châu Âu đã thực hiện từng bước ​mở lại nền kinh tế khi các quan chức EU dự báo kinh tế khu vực này sẽ chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất kể từ Đại Khủng hoảng. Hội đồng Châu Âu dự báo nền kinh tế khối năm nay sẽ giảm tốc độ tăng trưởng ở mức 7,5%, và sự sụt giảm kỉ lục này sẽ diễn ra đồng thời tại 19 quốc gia sử dụng chung đồng euro.

BOE đã áp dụng một số biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế sau nhiều tuần phong tỏa và hoạt động kinh tế trì trệ như giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 3 và công bố 1 chương trình mua trái phiếu trị giá 200 tỷ bảng Anh (tương đương 248 tỉ USD).

Đồng thời, chính phủ còn tung ra 1 chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp bao gồm giảm thuế với tổng trị giá 30 tỷ bảng Anh (37 tỷ USD) và các khoản vay không tính lãi suất trong tối đa 12 tháng.

Chính phủ cũng đang trả lương cho hơn 6 triệu nhân viên trong thời gian ban đầu 3 tháng.

Trong những tháng tới, chính phủ sẽ triển khai các biện pháp hỗ trợ tiếp theo. Hai thành viên của ủy ban chính sách tiền tệ thuộc BOE đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch bơm thêm vào nền kinh tế 1 chương trình cứu trợ 100 tỷ bảng Anh (tương đương 124 tỷ USD).

Các nhà kinh tế hi vọng các thành viên khác của ủy ban sẽ thông qua chương trình cứu trợ mới này khi tình hình dịch bệnh được cải thiện.

Nếu đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan và chính phủ buộc phải gia hạn hoặc tái áp dụng lệnh phong tỏa, nước Anh có thể cần nhận được khoản kích thích kinh tế lớn hơn 100 tỷ bảng Anh. "BOE sẽ phải hỗ trợ nền kinh tế nhiều hơn nữa," trích dẫn nhận định của các nhà nghiên cứu tại hãng Capital Economics.

COVID-19 khiến kinh tế Anh chịu vết thương đau đớn nhất trong hơn 3 thế kỷ qua - Ảnh 1.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
9 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
9 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
9 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
10 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
11 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
13 giờ trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
13 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
1 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.