Covid-19 khiến lợi nhuận Tổng công ty Cảng hàng không giảm gần 80% cùng kỳ 2019, tiền gửi ngân hàng hơn 33.680 tỷ đồng

01/02/2021 18:53
Luỹ kế cả năm ACV đạt 2.087 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm gần 80% so với năm 2019. Con số này vượt kế hoạch đặt ra đầu năm nhưng thấp nhất kể từ khi ACV cổ phần hoá.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020. Covid-19 khiến khách quốc tế giảm mạnh, đa phần các chuyến bay quốc tế là các chuyến bay hồi hương, trong khi nhu cầu nội địa cũng giảm. Điều này đã tác động mạnh đến kết quả kinh doanh của ACV.

Covid-19 khiến lợi nhuận Tổng công ty Cảng hàng không giảm gần 80% cùng kỳ 2019, tiền gửi ngân hàng hơn 33.680 tỷ đồng - Ảnh 1.

Cụ thể, doanh thu quý 4/2020 của ACV chỉ đạt gần 1.720 tỷ đồng, giảm 64,6% cùng kỳ năm trước, luỹ kế cả năm đạt 7.800 tỷ đồng, giảm 57,5%.

Biên lợi nhuận gộp trong kỳ giảm mạnh còn 12,5% trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 48%, cả năm biên lợi nhuận gộp đạt 18,3% trong khi năm 2019 đạt gần 51%.

Doanh thu tài chính quý 4 đạt 538,5 tỷ đồng, giảm gần 42% cùng kỳ năm trước, theo giải trình của ACV là tại thời điểm quý 4/2020 không có lãi chênh lệch tỷ gía đánh giá lại gốc cuối kỳ, luỹ kế cả năm đạt 2.220 tỷ đồng, tăng 15,64% năm 2019.

Mặc dù tiết giảm chi phí, song lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 4/2020 của ACV chỉ đạt hơn 415 tỷ đồng, giảm 85,5% cùng kỳ 2019. Luỹ kế cả năm đạt 2.087 tỷ đồng, giảm gần 80%. Con số này vượt kế hoạch đặt ra đầu năm.

Lợi nhuận sau thuế đạt 346 tỷ đồng, giảm gần 85% trong quý 4, luỹ kế cả năm đạt 1.712 tỷ đồng, giảm 79%, thấp nhất trong 10 năm qua và thấp nhất kể từ khi ACV cổ phần hoá.

Covid-19 khiến lợi nhuận Tổng công ty Cảng hàng không giảm gần 80% cùng kỳ 2019, tiền gửi ngân hàng hơn 33.680 tỷ đồng - Ảnh 2.

Tại thời điểm 31/12/2020, ACV hiện vẫn giữ 33.685 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và tiền mặt, tăng hơn 2.000 tỷ so với đầu năm. Trong khi đó, tổng tài sản còn 56.992 tỷ, giảm 1.184 tỷ so với đầu năm. ACV đã tăng khoản vay nợ tài chính dài hạn từ 14.759 tỷ lên 15.345 tỷ. Các khoản vay của ACV đa phần bằng đồng JPY và là các khoản vay ODA để sửa chữa cảng hàng không. ACV đang quản lý 22 cảng hàng không trên cả nước và nhiều công ty phục vụ mặt đất.

Tại Nghị quyết đại hội cổ đông bất thường lần thứ 1 năm 2020 của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), các cổ đông đã tán thành với tỉ lệ 99,8% thông qua chủ trương đầu tư dự án thành phần 3 - Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án (bao gồm các khoản thuế) hơn 99.019 tỉ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu tối thiểu 36.102 tỉ đồng. Phần còn lại, ACV sẽ sử dụng vốn vay (không sử dụng bảo lãnh Chính phủ) và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

Tháng 11-2020, Thủ tướng đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với mục tiêu đầu tư xây dựng sân bay đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

Sân bay Long Thành sẽ được đầu tư xây dựng giai đoạn 1 với 1 đường cất hạ cánh; 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 lên tới 109.111 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.

Covid-19 khiến lợi nhuận Tổng công ty Cảng hàng không giảm gần 80% cùng kỳ 2019, tiền gửi ngân hàng hơn 33.680 tỷ đồng - Ảnh 3.

Các dự án ACV đang triển khai

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
4 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.