COVID-19 quá đặc biệt và không lường trước được, nhưng liệu đó có phải là một sự kiện thiên nga đen?

06/05/2021 12:55
Trong cuốn The Black Swan của Nassim Taleb, tác giả giải thích khái niệm thiên nga đen: "Đầu tiên, nó là một ngoại lệ, vì nó nằm ngoài sức tưởng tượng của của nhân loại. Thứ hai, nó có một "tác động" vô cùng lớn. Thứ ba, bất chấp sự khác thường của nó, theo bản năng của con người khiến chúng ta phải tìm ra và đưa ra lý do nó xuất hiện.”

Hình ảnh "thiên nga đen" bắt nguồn từ cuốn sách cùng tên xuất bản năm 2007. Kể từ cuốn sách đó xuất bản, hình ảnh thiên nga đen đã trở thành một biểu tượng ám chỉ tất cả các sự kiện hiếm khi xảy ra nhưng một khi nó xuất hiện lại có tác động rất lớn. Tuy nhiên không phải tự nhiên mà đại dịch COVID-19 lại bùng phát, mà đó là do chúng ta không có sự chuẩn bị. Đại dịch này quá đặc biệt và không thể lường trước được.

Là CEO của viện nghiên cứu giảm nhẹ rủi ro thiên tai và với gần 30 năm nghiên cứu về quản lý rủi ro thiên tai, tôi hiểu rõ vấn đề này. Khi bạn cố làm cho một sự kiện trở nên đặc biệt trong khi thực tế nó chẳng có gì đặc biệt, thì vô hình chung nó lại trở thành cái cớ để biện minh.

Thiên nga đen là gì?

Trong cuốn The Black Swan của Nassim Taleb, tác giả giải thích khái niệm thiên nga đen như sau:

"Đầu tiên, nó là một ngoại lệ, vì nó nằm ngoài sức tưởng tượng của của nhân loại. Thứ hai, nó có một "tác động" vô cùng lớn. Thứ ba, bất chấp sự khác thường của nó, theo bản năng của con người khiến chúng ta phải tìm ra và đưa ra lý do nó xuất hiện."

Vì vậy, về bản chất, các sự kiện thiên nga đen là khá là hiếm. Thực chất nó phải vậy, nếu không thì lại chẳng ai gọi nó là sự kiện thiên nga đen cả.

Vậy liệu COVID-19 có thể được coi là một sự kiện thiên nga đen không?

Hãy xem xét một số sự kiện và đối chiếu với ba đặc điểm mà Taleb đã đưa ra.

1. Đại dịch Covid có phải là một ngoại lệ không?

Lịch sử đã chứng minh rằng các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh và đại dịch, là những kẻ giết người hàng loạt nguy hiểm nhất hành tinh. Thậm chí khả năng tàn sát nhân loại của nó còn kinh khủng hơn cả những thảm họa thiên nhiên và chiến tranh (thực tế, số người chết vì dịch cúm năm 1918 còn nhiều hơn số người chết trong thế chiến thứ nhất).

COVID-19 quá đặc biệt và không lường trước được, nhưng liệu đó có phải là một sự kiện thiên nga đen? - Ảnh 1.

Có rất nhiều đại dịch đã bùng phát, được nhiều người biết đến và được ghi chép rất rõ ràng. Và đó cũng là dấu hiệu cho chúng chúng ta biết dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

"Trong những năm gần đây, hàng trăm chuyên gia y tế đã cảnh báo về khả năng này. Bill Gates đã từng đề cập đến vấn đề này trên chuyên mục Ted Talk. Vào năm 2018, tôi cũng từng viết về vấn này trên báo The Atlantic với quan điểm nước Mỹ vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với trận đại dịch tiếp theo "- Nhà báo Ed Yong.

Cả George W. Bush và Barack Obama cũng đã cảnh báo về đại dịch trong các bài phát biểu tại viện y tế quốc gia.

Vì có nhiều cảnh báo như vậy nên bản thân các chính phủ thường tiến hành mô phỏng và lập kế hoạch để chuẩn bị ứng phó nếu đại dịch thật sự bùng phát.

Ví dụ: 7 ngày trước khi Donald Trump nhậm chức, các trợ lý của ông cùng các quan chức sắp mãn nhiệm đã được yêu cầu mô phỏng sự bùng phát của một loại vi rút cúm có tên là H9N2. Tuy nhiên, những gì mà chính phủ dự đoán về vi rút này đều không giống với vi rút SARS-CoV-2.

Tương tự, vào năm 2019, bộ y tế của Mỹ đã thực hiện một mô phỏng đại dịch có tên là "Crimson Contagion". Và họ đặt ra giả thuyết là dịch bệnh này bắt nguồn từ Trung Quốc và có thể giết chết gần 600.000 người ở Mỹ.

Vậy xét cho cùng thì vẫn có người có khả năng dự đoán được đại dịch COVID-19 sẽ xảy ra?

2. COVID-19 có tác động mạnh không?

COVID-19 quá đặc biệt và không lường trước được, nhưng liệu đó có phải là một sự kiện thiên nga đen? - Ảnh 2.

Đặc điểm thứ hai của sự kiện thiên nga đen là là nó phải có tác động lớn.

Tại thời điểm viết bài, tôi không thể đo lường chính xác những gì mà COVID- 19 đã gây ra.

Tuy nhiên, mặc dù COVID-19 được dự đoán là sẽ không gây ra thiệt hại nặng nề như đợt bùng phát dịch cúm năm 1918 (ít nhất 50 triệu ca tử vong), nhưng đại dịch hiện tại đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đối với con người và nền kinh tế thế giới..

3. Chúng ta có thể bình thường hóa COVID-19 hay không?

Khái niệm "bình thường hóa" một sự kiện lớn có nghĩa là bằng cách nào đó chúng ta có thể giải thích nguyên nhân của nó và có thể dự đoán được trong nhận thức muộn màng. Tuy nhiên, yếu tố này có vẻ không logic cho lắm và dẫn đến nhiều khúc mắc:

Ai có đủ khả năng để bình thường hóa một sự kiện theo cách này, và cú sốc ban đầu mà sự kiện gây ra sau đó có biến mất một cách tự nhiên không?

Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt được đâu là một sự kiện được bình thường hóa một cách chính đáng hoặc không chính đáng?

Bryan Walsh đã nói rằng: "COVID-19 không dễ đoán" và "COVID-19 đánh dấu sự trở lại của một kẻ thù rất quen thuộc ". Còn Yong nói: "Một đại dịch toàn cầu là điều không thể tránh khỏi". Hai ý kiến có ý nghĩa khá giống nhau. Liệu hai ý kiến này có bị bác bỏ? Nếu điều này thực sự xảy ra thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang bác bỏ tính tất yếu của một đại dịch như COVID-19, khả năng xảy ra đại dịch trong tương lai, và sự cần thiết của việc chuẩn bị đối phó với đại dịch.

Ngoài ra, xu hướng bình thường hóa có thể là một điểm mù trong nhận thức của con người (nghĩa là, con người được phép bình thường hoá), nên ngay từ đầu nó có đúng với lý thuyết thiên nga đen không?

Vì chúng ta vẫn đang trong cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra nên chúng ta vẫn chưa biết liệu đại dịch COVID-19 có thể được bình thường hóa hay không.

Vậy Covid- 19 có phải là một sự kiện thiên nga đen không?

Trong nghiên cứu về các hiểm họa tự nhiên, lũ lụt, động đất hoặc bão có thể dự đoán được về thời gian và địa điểm và điều này được biểu thị theo thời gian và xác suất. Ví dụ, xác suất trong 100 năm tới sẽ có 1 năm xảy ra lũ lụt. Điều này có nghĩa là chỉ có 1% khả năng lũ lụt sẽ xảy ra và ảnh hưởng đến một khu vực nhất định trong một năm bất kỳ. Vậy có đến 99% khả năng một địa điểm khác sẽ không bị ảnh hưởng. Tỷ lệ này khá cao.

Tuy nhiên, nếu bạn đem xác suất đó áp dụng vào một khung thời gian dài hơn. Ví dụ như thời hạn của khoản thế chấp hoặc thời gian cư dân dự định sống trong một căn nhà (giả sử là 30 năm). Vậy xác suất 1 trong 100 trận lũ ập vào ngôi nhà đó sẽ tăng từ 1%/ năm lên 26%/30 năm.

Trong một nghiên cứu năm 2018, người ta cũng đã đưa ra giả định rằng xác suất xảy ra đại dịch là 1%/ năm. Vậy giống như ví dụ trên, thì xác suất đại dịch bùng phát là 26% trong 30 năm và 40% trong 50 năm.

Một sự kiện như COVID-19 không phải là hiếm trong lịch sự thậm chí còn nhiều là đằng khác. Ngoài ra chúng ta đã được cảnh bảo về điều từ trước. Chính vì vậy, đối với đại dịch, điều chúng ta cần phải đi tìm đáp án cho câu hỏi: Khi nào nó sẽ xảy ra?

Và gần đây không chỉ Taleb mà có rất nhiều người tự hỏi rằng liệu COVID-19 có phải là một sự kiện thiên nga đen không?

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Misha Ketchell, GĐ điều hành The Conversation

Vì sao có người không giỏi bằng bạn nhưng họ đang kiếm nhiều tiền hơn? Bí mật nằm ở một thứ mà ít người nghĩ tới

Tin mới

Quốc gia mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam với 4 triệu tấn/năm đang 'bơm' tiền đầu tư cho nông dân tự trồng lúa
2 giờ trước
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang muốn tăng khả năng tự chủ sản xuất để giảm lượng nhập khẩu gạo.
Loại cây ví như 'vàng xanh', Việt Nam đang thống lĩnh thị trường thế giới: Vừa giữ rừng, vừa thu triệu đô
25 phút trước
Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu loại cây này. Cây được ví là "vàng xanh", giúp phủ xanh đất trống và làm giàu cho người dân.
‘Xe giá rẻ’ Kia Syros cho kết quả bất ngờ sau khi đâm thử: Điểm an toàn hàng top, người lớn, trẻ em đều được bảo vệ tốt
24 phút trước
Dòng SUV mới nhất của Kia là Kia Syros vừa được chấm 5 sao an toàn tại Ấn Độ.
Có 500 triệu đồng mua gầm cao nào và đây là những mẫu xe đáng cân nhắc
1 phút trước
Hyundai Venue, Omoda C5, Toyota Raize và Mazda CX-3 là những cái tên ở phân khúc gầm cao cỡ nhỏ phù hợp với một người cần mua xe với ngân sách khoảng 500 triệu đồng.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
33 phút trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.

Tin cùng chuyên mục

Bán được hơn 35.000 xe tại Việt Nam trong quý 1, doanh số của VinFast tại Mỹ ra sao?
20 giờ trước
Kể từ đầu năm, đã có hơn 500 xe được VinFast bàn giao đến tay khách Mỹ.
Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
2 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
3 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
3 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?