Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng và các chính phủ đang áp dụng các biện pháp cách ly xã hội, vòng xoay vận hành thế giới đã dừng lại đột ngột, nền kinh tế toàn cầu đang đi xuống.
Sự đình trệ này đang được so sánh với cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Khi sự lây lan và con số thương vong ngày càng tăng, Covid-19 tiếp tục làm rối loạn các tổ chức quốc tế và các chính trị gia, cũng như nhà quản lý địa phương. Đặt ra yêu cầu cần có một dự báo chi tiết về những hậu quả của đại dịch này. Đồng thời trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để phục hồi từ đống đổ nát đó?
Suy thoái kinh tế đột ngột, với nhiều cú sốc, sẽ dẫn đến một trạng thái cân bằng mới về sản lượng và giá cả trên các thị trường cũng như chủng loại sản phẩm trong tương lai. Việc cách ly xã hội toàn cầu đã buộc các doanh nghiệp và nhân viên phải chi tiền tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ.
Do thiếu nguồn thu nhập thay thế, các khoản đầu tư dự kiến sẽ giảm hơn nữa. Sự biến động trong các biến số kinh tế vĩ mô càng cho thấy rõ sự bất ổn, không chắc chắn của kịch bản kinh tế vĩ mô toàn cầu.
Một số mô hình đã được dự báo dõi cho sự phục hồi của các nền kinh tế - hình chữ U, hình chữ V và hình chữ L.
Đường cong có dạng V thể hiện, sau khi giảm tốc độ tăng trưởng, nền kinh tế sẽ trở lại nhanh chóng với mức GDP tương đương trước khủng hoảng, các xu hướng kinh tế trước đó cũng sẽ quay trở lại.
Đường cong U mô tả rằng mặc dù tốc độ tăng trưởng thực tế sau đó sẽ phục hồi về mức trước khủng hoảng, song GDP vẫn có một khoảng thời gian dài yếu kém, nằm dưới xu hướng trước đó.
Mô hình chữ L là tồi tệ nhất. Không giống như V hoặc U, tốc độ tăng trưởng giảm xuống trong một thời gian dài. GDP giảm đáng kể dưới xu hướng trước khủng hoảng và tiếp tục duy trì ở mức thấp đó và không phục hồi hoặc phục hồi rất yếu. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Canada đã trải qua quá trình phục hồi hình chữ V, trong khi Mỹ đi theo đồ thị hình chữ U và Hy Lạp chứng kiến diễn biến kinh tế hình chữ L.
Hình 1
Một cú sốc cầu có thể được quản lý nhờ các biện pháp kích thích mà không làm mất GDP vĩnh viễn, nhưng cú sốc cung, còn được gọi là vấn đề cơ cấu, sẽ dẫn đến mất GDP vĩnh viễn.
Sự phục hồi cung-cầu có thể được giải thích bằng ba điều kiện.
Thứ nhất, nếu có một cú sốc cầu thuần túy, thì khi nhu cầu phục hồi, nền kinh tế sẽ phục hồi và có lộ trình phục hồi hình chữ V.
Thứ hai, nếu có cú sốc cung và cầu đồng thời thì tốc độ tăng trưởng sẽ phục hồi cùng với nhu cầu, nhưng tiềm năng tăng trưởng sẽ vẫn thấp. Điều này đánh dấu một con đường phục hồi hình chữ U.
Và cuối cùng, nếu cú sốc chủ yếu mang tính cấu trúc, thì tiềm năng tăng trưởng sẽ giảm đáng kể và sẽ không thể phục hồi, do đó sẽ dẫn đến sự phục hồi hình chữ L.
Hình 2
So sánh 7 thị trường mới nổi/các nền kinh tế đang phát triển (Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga và Nam Phi) với 7 nền kinh tế tiên tiến (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ), ta sẽ thấy Ý sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vào năm 2020, với mức tăng trưởng GDP thực tế của nó giảm 9,1% (Hình 2).
Hình dạng phục hồi của Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc vào loại cải cách mà chính phủ đưa ra. GDP dự báo sẽ giảm 5,9% trong năm nay. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) được IMF công bố vào ngày 14/4, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ suy giảm 3% trong năm 2020. Các nền kinh tế tiên tiến, các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển đều sẽ bị ảnh hưởng. Những dự báo này là trong trường hợp kịch bản lạc quan nhất xay ra, với đại dịch được kiểm soát vào tháng 5-6. Tức là vẫn trong trường hợp có sự phục hồi hình chữ U cho thế giới.
Trong các kịch bản ít lạc quan hơn, có lẽ chúng ta sẽ phục hồi hình chữ L. WEO đã không dự báo tăng trưởng cho các năm sau năm 2021, nhưng nếu GDP các nước giảm trong 2 năm liên tiếp, kịch bản L có khả năng xảy ra.