Đại dịch đã kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế mang tính lịch sử và làm thị trường chứng khoán rơi tự do vào tháng 3. Các nhà đầu tư và các công ty trên khắp thế giới đã đổ xô vào một đồng tiền mà họ đã tin tưởng, đồng đô la Mỹ. Trong lúc tuyệt vọng tìm kiếm một giải pháp an toàn và đáp ứng nhu cầu tiền mặt để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh được triển khai trong cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô chưa có tiền lệ này, các công ty đã chộp lấy bất kỳ đồng đô la Mỹ ở nơi nào có thể và góp phần đẩy giá trị của đồng bạc xanh lên cao hơn.
Khi mà kinh tế khó khăn, giá trị của đồng đô la sẽ gia tăng – một mô típ quen thuộc từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và trong bất kỳ một cuộc xung đột địa chính trị của những thập niên trở lại đây. Giáo sư Eswar Prasad của Trường Đại học Cornell và cựu nhân viên cao cấp của IMF cho rằng "nếu như khủng hoàng diễn ra, bạn sẽ mong muốn có một sự an toàn , và giải pháp bạn lựa chọn sẽ là gì ? Tất nhiên là USD rồi".
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, đồng tiền này đã hứng chịu một một sự sụt giảm tồi tệ nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, chạm mốc thấp nhất so với các đồng tiền khác kể từ năm 2018. Giá trị của đồng đô la Mỹ giảm 5% trong tháng 7 có thể được coi là khá khiêm tốn nhưng so với sự ổn định của thị trường ngoại hối thì điều này có thể coi là khá nghiêm trọng.
Một sự suy giảm mạnh như vậy của đồng USD rõ ràng đã đặt ra một chuỗi các hoài nghi về bản chất hệ thống tài chính toàn cầu và vai trò độc nhất mà đồng tiền này đang nắm giữ, Trong ngắn hạn, sự suy giảm của đồng đô la phản ánh điểm yếu tiềm tàng của nền kinh tế Hoa Kỳ khi mà đại dịch đang ảnh hưởng tới các bang miền nam nước này. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang dần dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, Hoa Kỳ đang trở thành kẻ ngoài cuộc so với các nền kinh tế phát triển khác bởi những biện pháp quản lý khủng hoảng mang tính chắp vá những cuộc tranh luận chính trị gay gắt về biện pháp kiềm chế virus ngày một gia tăng.
Các nhà quản lý quỹ đang đặt cược rằng ngân hàng trung ương sẽ cần đưa ra nhiều gói kích thích nền kinh tế và điều này sẽ làm suy yếu đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên còn vài điều cơ bản nữa cần phải lo lắng. Giá vàng đang gia tăng chóng mặt tới mức kỷ lục khi mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho đồng bạc xanh. Một lần nữa, vấn đề đồng đô la lại được tranh luận rộng rãi rằng liệu thế giới còn có thể trông cậy vào USD khi mà các định chế của Hoa Kỳ hiện tại đã quá yếu kém. Nền chính trị của Mỹ đang ngày càng trở nên phân cực và có nguy cơ chứa đựng yếu tố bất thường trong khi liên minh châu âu EU đang cho thấy họ bắt đầu có sự thống nhất và mục đích rõ ràng.
Brad Setser, cựu nhân viên Bộ Tài chính Hoa Kỳ hiện đang tham gia Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ, cho rằng thật là "cường điệu" nếu tin rằng đồng Euro sẽ đột nhiên vượt qua đồng USD. Thay vào đó, ông cho rằng sự quản lý kém cỏi của Hoa Kỳ có lẽ sẽ gây sứt mẻ vị trí hiện tại của đồng tiền này.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các học giả đều đồng ý rằng thời điểm mà thế giới sẽ dịch chuyển khỏi đồng USD chưa thể diễn ra. Ông Huyn Song Shin, trưởng nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) cho rằng "Các sự kiện đã diễn ra trong tháng ba, nếu tiếp diễn thì cũng chỉ củng cố vai trò quốc tế của đồng USD ». Trong khi đó, Mark Sobel, cực quan chức cao cấp Bộ Tài chính Hoa Kỳ và chủ tịch của Omfif Hoa Kỳ (một think-tank về tài chính) cũng đồng ý "điều này đã nhắc nhở thế giới về vai trò không thể thay thế của Cục dự trữ liên bang đối với hệ thống tài chính toàn cầu ".
Các gói kích thích kinh tế đã làm suy yếu đồng bạc xanh
Thị trường cũng đang trong giai đoạn hỗn loạn. Tuy nhiên, sự suy giảm giá trị của đồng USD lại là một dấu hiệu điển hình cho viễn cảnh kinh tế toàn cầu khả quan. Viễn cảnh này thường được nhìn nhận rằng khi những quốc gia khác đang có viễn cảnh tăng trưởng tốt và các nhà đầu tư đang nắm trong tay đồng USD sẽ vui vẻ bỏ những đồng tiền của mình để đầu tư tại các khu vực có rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, viễn cảnh hiện nay lại rất khác. Giá trị đồng USD đang suy giảm một cách chóng mặt trong tuần vừa qua, trong khi giá trái phiếu chính phủ vẫn giữ ở mức cao kỷ lục, điều này phản ánh kỳ vọng về sự tăng trưởng thấp và nhu cầu tìm kiếm các tài sản an toàn khác.
Điều này cũng gợi ý rằng các nhà đầu tư đã xác định rõ ràng vấn đề đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. David Riley, chiến lược gia trưởng của BlueBay Asset Management tại London cho rằng "Thị trường trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đang phản ánh rõ rệt yếu kém của nền kinh tế Hoa Kỳ. Sẽ có thêm nhiều gói kích thích nữa. Tuy nhiên, không sớm thì muộn dự trữ tiền tệ toàn cầu sẽ suy giảm và khi đó bạn sẽ nghĩ tới vàng ". Giá vàng vừa có một đợt tăng giá như vũ bão.
Đồng USD đã bị kéo xuống với mức giảm sâu trong giai đoạn Covid-19 lây nhiễm tại Hoa Kỳ, điều đã châm ngòi tâm lý lo sợ về một đợt phong tỏa nữa sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế. Stephen Roach, giáo sư tại đại học Yale và cựu chủ tịch của Morgan Stanley Asia cho rằng, "Chúng ta không thể kiểm soát được Covid ". Trong một cuộc họp gần đầy về vấn đề chính sách tiền tệ vào tuần này, Chủ tịch Fed, ông Jay Powell cảnh báo quỹ đạo của nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc rất lớn và diễn biễn của dịch bệnh. Kèm theo lời cam kết của ông ta về việc ủng hộ nền kinh tế, các nhà đầu tư dự đoán một gói kích thích sẽ được đưa ra vào các tháng tiếp theo.
Michael Swell, trưởng bộ phận quản lý danh mục tài sản cố định toàn cầu cảu Goldman Sachs Asset Management nhận định " Fed có lẽ là dễ dãi hơn rất nhiều so với các Ngân hàng trung ương khác ". Ông cũng cho rằng " thậm chí ngay cả khi có một sự cải thiên rõ rệt về tăng trưởng và việc làm thì lãi suất tiêu chuẩn có lẽ vẫn giữ nguyên tại mức gần zero trong nhiều năm tới "
Đồng Euro đang lên
Sự suy giảm của USD ngược lại với đồng Euro, đồng tiền đã tăng thêm 10% kể từ tháng 5. Vào tháng 7, các nhà lãnh đạo EU đã thống nhất một gói cứu trợ đối với dịch bệnh Covid-19 cho toàn khối mà trong đó xoay quanh việc lần đầu tiên gộp chung khoản nợ của các nước thành viên thành một chuỗi quy mô lớn các trái phiếu tập trung.
Bước đi mang tính đoàn kết này thật tương phản với tính trạng tê liệt về chính trị tại Hoa Kỳ và đồng thời mở ra một cơ hội mới kể từ thời điểm tám năm sau cao trào của cuộc khủng hoảng nợ của khối EU, liên minh này cũng như khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro có thể đưa ra một đồng tiền khỏe mạnh và có tính thanh khoản tốt đối với các nhà đầu tư dài hạn mà bảo thủ như các ngân hàng trung ương.
Nhưng điều này không diễn ra ngay lập tức. Jeffery Frankel, cựu chuyên gia tư vấn kinh tế của Nhà Trắng và giáo sự Đại học Havard cho rằng "Đồng Euro từ lâu đã đánh mất một thị trường trái phiếu ít rủi ro nhưng hiện nay điều này đang thay đổi. Nhưng kể cả như vậy, cũng sẽ phải mất một thời gian dài để thị trường đó trở nên chín muồi và có thanh khoản dồi dào như của trái phiếu chính phủ Mỹ".
Trong khi đó, Barry Eichengreen, giáo sự kinh tế thuộc trường Đại học California, Berkerley cho hay "Thật sự cũng không có sự thay thế đủ lớn để cho phép các nhà quản lý quỹ dự trự ồ ạt thoát khỏi đồng USD ", .
Trạng thái đồng tiền dự trữ mạng lại nhiều lợi ích lớn cho quốc gia sở hữu đồng tiền đó. Đối với chính phủ Mỹ, điều này không chỉ mang thêm thu nhập từ việc phát hành tiền mà còn nâng cao khả năng vay vốn khối lượng lớn với giá rẻ. Uy quyền của đồng USD được củng cố thêm bởi bởi nó còn đóng vai trò to lớn trong thương mại và tài chính toàn cầu, với gần 1/5 giao dịch thương mại nằm ngoài phạm vi đất nước này đều sử dụng USD.
Đồng đô la cũng giữ một vị thế vững chắc trong thị trường giao dịch tiền tệ toàn cầu với 88% các giao dịch hàng ngày với tổng trị giá lên tới 6,6 nghìn tỷ USD đều có liên quan tới đồng bạc xanh, theo số liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế.
Francesca Fornasari, trưởng bộ phận giải pháp tiền tệ của Insight Investment, cho rằng chính điều này cũng giới hạn khả năng của các ngân hàng trung ương trong việc đa dạng hóa các loại tiền tệ không chỉ có đồng USD. Khi phần lớn các loại tiền tệ, theo mặc định, được giao dịch để mua lại các đồng USD, đồng euro sẽ không có tác dụng giúp ngân hàng trung ương của một nền kinh tế mới nổi dừng đà tụt dốc của đồng nội tệ của mình.
Bà Fornasari cho rằng "Các ngân hàng trung ương dự trữ ngoại hối là một biện pháp đảm bảo an toàn khi mà thị trường trở nên bất thường. Nếu bạn là ngân hàng trung ương Indonesia và đồng tiền của bạn được định giá trên đồng USD, bạn thật sự cần USD để có thể can thiệp nếu cần".
Đây không phải là lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, vị thế thống trị của đồng USD bị đặt dấu hỏi. Vào năm 2008, một nghiên cứu học thuật của ông Frankel và Menzie Chinn, giáo sư của Trường đại học Wisconsin- Maddison, dự đoán rằng vào năm 2022 đồng euro sẽ vượt qua đồng USD và trở thành đồng tiền dữ trự hàng đầu thế giới.
Vào thời điểm 2008, đồng euro gia tăng sức mạnh của mình với mức tăng cao nhất trong lịch sử và đạt đỉnh tại mức gần 1,60 USD vào tháng tư với tỷ lệ tăng 82% so với đồng USD. Trong cùng giai đoạn này thì đồng USD mất 40% giá trị và đạt mức thấp kỷ lục vào tháng 3. Sự tấn công dữ dội của cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu xuất hiện chỉ trong vài tháng sau đó và tác động tới nhu cầu về những tài sản USD an toàn. Điều này đánh dấu chấm hết cho những đồn đoán về cuộc so găng mà trong đó đồng euro sẽ hất cẳng USD.
Những dữ liệu sẵn có mới nhất từ các nhà quản lý quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương chỉ ra rằng tỷ lệ dự trữ của đồng USD đã gia tăng trong quý đầu tiên của năm với tỷ lệ xấp xỉ 62% trong tổng số giá trị 11 nghìn tỷ USD được nắm giữ trong giao dịch ngoại hối gắn với đồng USD. Tỷ lệ này chỉ thấp hơn 2% so với năm 2008, theo dữ liệu của IMF. Tỷ lệ dự trữ của đồng euro đạt đỉnh vào năm 2009 ở mức 28%, trong quý đầu tiên của năm nay tỷ lệ này giữ ở mức 20%.
Các nhà theo dõi có lúc nhìn nhận Trung Quốc như là thách thức lớn nhất đối với vị thế thống trị của đồng USD. Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng, do hệ thống tài chính của quốc gia này vẫn duy trì những hạn chế với các dòng vốn đầu tư, đồng nhân dân tệ không thể đóng một vai trò trong dự trữ tiền tệ toàn cầu.
Tỷ lệ của đồng tiền này trong dự trữ của các ngân hàng trung ương toàn cầu đã gia tăng nhưng vẫn chỉ ở mức 2%. Tuy nhiên, chế độ có thể thay đổi và đồng tiền này vẫn mang một mối nguy hiểm dài hạn hơn là ngay lập tức tới đồng USD. Ông Frankel cho rằng "Mọi người cho rằng đồng USD không thể làm bất kỳ gì mà có thể đẩy nó tới nguy cơ mất đi tín nhiệm. Tuy nhiên điều này là không đúng và bạn chỉ cần nhớ lại bài học của nước Anh như là một lời cảnh tỉnh. Đồng bảng Anh có thời là đồng tiền dự trữ của thế giới nhưng hiện nó đã mất vị trí này, điều này chứng tỏ chúng ta cũng có thể mất đi cái đặc quyền quá cao kia ".
Tham khảo Financial Times