​Covid-19 thúc đẩy thói quen chi tiêu qua thẻ

29/10/2021 13:30
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) ghi nhận ngoài gửi tiết kiệm online tăng trưởng 3 chữ số, chi tiêu ăn uống, đi chợ, trả tiền điện, nước qua thẻ tín dụng tăng 50% so với trước.

Chia sẻ trong talkshow Nguy - Cơ về chủ đề Covid-19 thay đổi thói quen trong chi tiêu thẻ tín dụng, bà Trần Thu Hương - Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc khối Ngân hàng Bán lẻ VIB cho biết, ngân hàng từ ba năm trước đã chuẩn bị các giải pháp liên quan đến công nghệ, tăng cường trải nghiệm khách hàng qua sản phẩm dịch vụ số hóa, do đó đã có thể biến nguy thành cơ trong đại dịch 2 năm vừa qua.

Thời cơ chuyển đổi số

"Hai năm Covid-19, VIB đã kịp xây dựng hệ thống số hóa và tự động hóa tốt cho hầu hết các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng. Đó là một trong những hệ thống tiên phong trên thị trường giúp cho nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng không bị ngắt quãng trong thời gian giãn cách vừa qua", bà Hương chia sẻ.

Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới của ngành tài chính, ngân hàng đã nhanh chóng ra đời nhờ công nghệ số. Các hoạt động cơ bản như mở tài khoản ngân hàng trước đây được thực hiện tại các chi nhánh với các yêu cầu về giấy tờ chứng minh, tuy nhiên hiện nay đã được làm hoàn toàn trực tuyến.

Tương tự, khách hàng cũng nhanh chóng chuyển thói quen gửi tiền qua chi nhánh sang gửi tiền online qua website và ứng dụng di động. Trong thời gian đại dịch vừa qua, hoạt động gửi tiền tiết kiệm qua các kênh online của VIB đã tăng trưởng 3 chữ số.

Với thẻ tín dụng, các nhu cầu chi tiêu nhỏ như ăn uống, đi siêu thị hoặc trả tiền điện, tiền nước vốn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trước đại dịch, nhưng qua đợt dịch đã tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm đến 50% tổng số chi tiêu qua thẻ VIB. Tập khách hàng sử dụng các dịch vụ online này không chỉ phổ biến ở nhóm người trẻ từ 18-25 tuổi mà còn mở rộng lên 65-70 tuổi. Điều này thể hiện thẻ tín dụng đã nhanh chóng trở nên phổ biến tại Việt Nam và thay thế tiền mặt ở nhiều mục đích sử dụng hàng ngày. Con số này được thể hiện rõ nét với các dòng thẻ tín dụng của VIB.

Về vấn đề này, bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào nêu thống kê, người Việt Nam trước đây mỗi ngày dành khoảng 3,1 giờ trên các mạng trực tuyến. Còn trong Covid-19, con số này tăng đến 4,2 giờ, thậm chí hơn. 85% người tiêu dùng nói rằng ít nhất một tuần một lần, họ giao dịch trên các trang thương mại điện tử, trên ứng dụng di động và 44% người nói lần đầu tiên họ bắt đầu tham gia vào các giao dịch trên môi trường online là trong đại dịch.

Theo bà Dung, ở mô hình truyền thống, sản phẩm của các ngân hàng chưa có sự khác biệt nhiều. Nhưng từ khi chuyển đổi số, các doanh nghiệp có phân tích dữ liệu sâu để hiểu hành vi người tiêu dùng, từ đó thiết kế ra những sản phẩm với các giá trị phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Và điều này được trải nghiệm rất ưu việt với các sản phẩm dịch vụ số của VIB, đặc biệt là thẻ tín dụng.

Thấu hiểu thói quen chi tiêu của khách hàng

Theo bà Trần Thu Hương, khi hết phong tỏa, thói quen giao dịch online và sử dụng thẻ tín dụng vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi mọi người đã quen và yêu thích với các tiện ích và giá trị vượt trội của giải pháp số.

Hiện tại người dùng có thể ngồi ở bất cứ đâu để làm mọi thao tác như: mở thẻ VIB, mở tài khoản, gửi tiết kiệm, hay vay những khoản vay nhanh tại VIB. Riêng với thẻ tín dụng. VIB là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam mang tới trải nghiệm không đứt quãng: chỉ cần vài phút thao tác trên điện thoại, khách hàng đã có ngay thẻ ảo để sử dụng trong vòng 15 phút. Song song đó, các giao dịch thẻ VIB sau này như đóng thẻ, khóa thẻ, hoặc đổi điểm thưởng qua tiền mặt, đổi điểm qua quà... đều được thực hiện 100% qua ứng dụng ngân hàng MyVIB với chưa đầy 1 phút thao tác.

Talkshow Nguy-Cơ về chủ đề Covid-19 thay đổi thói quen trong chi tiêu thẻ tín dụng với hai khách mời bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào và bà Trần Thu Hương - Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc khối Ngân hàng Bán lẻ VIB.

Video chi tiết về talkshow xem tại đây.

"Những sản phẩm của chúng tôi là một phương tiện để VIB chia sẻ các giá trị cuộc sống bền vững và mang thông điệp trân trọng đến khách hàng", đại diện VIB cho biết. "Sau hơn hai năm ra mắt các dòng thẻ mới, mức chi tiêu trên thẻ của VIB liên tục đứng top 2 thị trường. Tốc độ tăng trưởng và tốc độ chi tiêu online của khách hàng thẻ VIB gấp đôi trung bình thị trường và luôn trong top đầu của ngành".

Đồng quan điểm, bà Đặng Tuyết Dung cũng cho rằng xu hướng giao dịch online và sử dụng thẻ tín dụng sẽ còn phát triển mạnh hơn. Theo nghiên cứu mới đây của Visa, hơn 85% khách hàng đánh giá cao các dịch vụ thanh toán, như thanh toán hóa đơn, thanh toán các dịch vụ công trên ứng dụng của các ngân hàng; 67% người thấy thuận tiện với các dịch vụ chuyển tiền qua ứng dụng của ngân hàng.

"Một điểm quan trọng khi mở rộng chiến lược hệ sinh thái là mang lại lợi ích cho người dùng. Họ có cơ hội tiết kiệm tiền do đồng hành cùng chiến lược kết nối và hợp tác là các chính sách giảm giá, chiết khấu - giá trị gia tăng khác mà ngân hàng đưa vào", đại diện Visa cho biết.

VIB Family Link - Dòng sản phẩm dành riêng cho gia đình

Family Link là sản phẩm hợp tác đầu tiên của VIB và Visa đã được ra đời dựa trên hệ sinh thái các giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm kết hợp đồng thời: chi tiêu thẻ, tiết kiệm và bảo hiểm. Đây là dòng thẻ cho gia đình, đặc biệt là phân khúc gia đình trẻ với mong muốn quản lý chi tiêu tốt hơn, có nhu cầu tiết kiệm và có thể vừa chi tiêu, vừa tích lũy.

Tên "Family Link" biểu trưng cho sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình, và giữa các gia đình nhỏ với một gia đình lớn hơn – xã hội. Qua thời gian đại dịch, dường như sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình nhỏ, và giữa các gia đình nhỏ với xã hội trở nên bền chặt hơn. "Thẻ VIB Family Link ra đời dựa trên cảm nhận trân trọng từ trái tim của người làm sản phẩm với gia đình nhỏ và gia đình lớn – xã hội. Chúng tôi muốn mang thông điệp trân trọng đó tới tất cả mọi người", bà Hương nói.

Với VIB Family Link, các chi tiêu liên quan đến gia đình như chi tiêu cho con đi học, mua sắm thường xuyên của gia đình hoặc là chi tiêu vào những ngày đặc biệt như sinh nhật vợ chồng, con cái, bố mẹ, ngày kỷ niệm cưới... đều được nhân điểm lên đến 16 lần. Mức điểm tích lũy là không giới hạn: chi tiêu bao nhiêu được tích điểm bấy nhiêu. Khoản điểm thưởng này được tự động nạp vào tài khoản tiết kiệm của khách hàng và được cộng thêm 3% lãi suất so với lãi suất thông thường trong 3 tháng đầu tiên. Khách hàng cũng có thể lựa chọn đổi điểm thành tiền mặt, e-voucher hay thậm chí phí thường niên trong suốt vòng đời sử dụng thẻ.

Bên cạnh đó, VIB cũng kết hợp sản phẩm thẻ với sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm kết hợp đầu tư dành cho con. Khách hàng dùng thẻ chi tiêu cho bảo hiểm sẽ tích điểm cao gấp 4 lần và toàn bộ điểm tích đó tiếp tục được gửi vào tài khoản tiết kiệm ưu đãi nêu trên. VIB cũng trao 1.000 suất học bổng cho 1.000 chủ thẻ tín dụng là những người có chi tiêu thường xuyên qua thẻ.

"Với những thành viên nhỏ trong gia đình, thông qua tài khoản tiết kiệm này với VIB, các bạn nhỏ sẽ được học về sự trân trọng với tài chính, cảm nhận được sự dồi dào của gia đình mình đến từ công sức của cha mẹ và mối liên kết của gia đình mình với xã hội. Đây cũng là thông điệp mà chúng tôi muốn chia sẻ với tất cả khách hàng" - bà Hương nhấn mạnh. Cùng quan điểm, bà Đặng Tuyết Dung cho biết sản phẩm mới này không chỉ mang tính lợi ích kinh tế thiết thực, mà còn chuyển tải thông điệp nhân văn đầy ý nghĩa tới người dùng.

Bên cạnh nhu cầu chăm sóc gia đình, VIB đã cho ra đời nhiều dòng thẻ chăm sóc tới nhu cầu chi tiêu cá nhân trong nhiều năm qua. Thẻ VIB được cá nhân hóa dựa trên những nhu cầu mới của xã hội với ứng dụng công nghệ hàng đầu, giúp VIB hiện thực hoá chiến lược trở thành ngân hàng dẫn đầu xu thế thẻ tại Việt Nam.

Chi tiết các ưu đãi cho thẻ Family Link và link mở thẻ trực tuyến xem tại www.vib.com.vn.

Tin mới

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn
37 phút trước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bản Tư vấn chính sách với tiêu đề "Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam". Trong đó, WHO đề xuất tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai vững mạnh hơn vào năm 2030.
Honda Air Blade 2025 mới ra mắt đang cực rẻ, giá giảm mạnh cả triệu đồng, còn có quà tặng kèm theo
25 phút trước
Giá Honda Air Blade 2025 tháng 11/2024 đã hạ nhiệt so với thời điểm trước.
Xuất hiện điều 'lạ chưa từng thấy' trên thị trường vàng
59 phút trước
Trước nay, giá vàng thường tăng nhanh và giảm nhanh hơn so với thế giới, nhưng hiện giá vàng trong nước giảm chậm hơn. Trong khi đó, nhà đầu tư tích cực mua vào khiến thị trường khó đoán định.
Chốt áp thuế VAT 5% đối với phân bón
44 phút trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tham gia tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Loại quả bán đầy ở Việt Nam, sang châu Phi được thương lái tranh mua như đặc sản, khiến cả chợ một phen náo loạn
2 giờ trước
Người dân châu Phi rất thích những mặt hàng nông sản do người Việt trồng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
23/11/2024 07:18
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.