Cố đồng sáng lập Akio Morita của Sony là một người có nhiều suy nghĩ không thực tế. Trong số những tầm nhìn đầy hoài bão của mình, có một điều rất ám ảnh ông là tạo ra một công ty tài chính. Cuối cùng, ông cũng được chứng kiến thứ mà ông gọi là "giấc mơ 30 năm" khi Sony thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ liên doanh với một công ty Mỹ vào những năm 1970.
Doanh nghiệp này trở thành mảng kinh doanh cốt lõi trong hoạt động tài chính của Sony – đóng góp rất lớn cho lợi nhuận cả tập đoàn. Tuy nhiên, sau đó, liên doanh này đã được tách ra thành mảng kinh doanh không cốt lõi và là một công ty niêm yết độc lập. Gần đây, tình thế lại thay đổi. Sony đã quyết định mua lại công ty tài chính kể trên khi dịch Covid-19 đã thay đổi môi trường kinh doanh của công ty.
Các lãnh đạo Sony tham gia ký kết liên doanh với Prudential Nhật Bản.
"Tôi vốn đã có một ý tưởng về chi nhánh tài chính khi tên của công ty đã thanh đổi thành Sony vào năm 1958. Nếu có chi nhánh tài chính thì điều đó rất quan trọng cho chúng tôi không chỉ về phương diện huy động vốn mà còn ở việc duy trì tình trạng nợ và cân đối tài chính. Tôi muốn tạo ra một tập đoàn mới có chi nhánh tài chính", ông Morita từng nói như vậy.
Bởi vậy, Morita đã thề rằng sẽ tạo ra chi nhánh tài chính tại Nhật Bản. Nhận thấy sự phất lên của tòa nhà One Prudential Plaza ở Chicago. Sony đã hợp tác với Prudential để cho ra đời liên doanh bảo hiểm nhân thọ tại Nhật Bản vào năm 1979. Lúc đó có rất nhiều chỉ trích nhưng Morita vẫn tin tưởng: "10 năm đầu tiên của chi nhánh bảo hiểm nhân thọ sẽ là giai đoạn đầu tư sớm của nó. 20 năm sau nó sẽ cho trái ngọt".
Đồng sáng lập Masaru Ibuka cũng đã tin tưởng vào việc Sony tham gia lĩnh vực mới, nói rằng công ty có thể để lại di sản cho thế hệ sau.
Dự đoán của Morita đã đúng. Chi nhánh tài chính của Sony gồm Sony Life Insurance đã trở nên có lợi nhuận ổn định, đóng góp lớn cho lợi nhuận của tập đoàn. Tuy nhiên, chiến lược của Sony hướng tới mảng kinh doanh này bắt đầu thay đổi sau khi báo cáo mảng kinh doanh điện tử kém đi vào những năm 2000.
Khi Howard Stringer trở thành CEO, Sony đã định vị lại mảng kinh doanh tài chính là không cốt lõi và đã rao bán mảng Sony Financial Holdings vào năm 2007. Sony kiếm được 300 tỷ yên (2,8 tỷ USD) bằng việc bán 30% cổ phần công ty này.
Sau khi Kazuo Hirai trở thành CEO vào năm 2012, công ty nỗ lực biến Sony Financial Holdings thành chi nhánh thuộc sở hữu hoàn toàn của tập đoàn trong nỗ lực có lợi nhuận trở lại. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành hiện thực khi công ty quyết định tập trung vào vực dậy mảng điện tử.
Kenichiro Yoshida – người trở thành CEO công ty vào năm 2018 đã quyết định đi trước và biến Sony Financial Holdings thành chi nhánh thuộc sở hữu hoàn toàn. "Doanh số bán của các đối tác tại Sony Life Insurance xuất phát từ dịch vụ DTC (bán hàng trực tiếp) của Sony", ông nhấn mạnh trong buổi báo cáo ngắn về chiến lược tập đoàn tháng 5/2018.
Yoshida đã định hình mảng tài chính như một nhân tố chính khi công ty nỗ lực chuyển từ đơn giản bán sản phẩm và dịch vụ sang kinh doanh liên tục, kiếm lợi nhuận từ khách hàng dựa trên cơ sở liên tục.
Ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình tài chính trực tiếp tới khách hàng kể từ khi quay lại hội đồng quản trị Sony vào năm 2013. Shigeru Ishii – người thành lập Sony Bank cùng Hiroki Totoki đã trở thành Chủ tịch Sony Financial vào năm 2016. Totoki trở thành CFO dưới thời Yoshida.
Nỗ lực của Sony biến Sony Financial Holdings thành công ty sở hữu hoàn toàn dường như khá dễ dàng sau khi công ty mua thêm một lượng cổ phiếu vào năm 2016 và 2018 sở hữu của Sony tăng từ 60 – 65,06%.
Tuy nhiên quá trình này tiếp tục gặp rắc rối với quỹ đầu tư Mỹ Third Point. Năm ngoái, công ty có trụ sở tại New York này đã buộc Sony bán chi nhánh tài chính.
Sau đó, dịch virus ập đến đã mang tới cho Sony 2 cơ hội trời cho. Đầu tiên, giá cổ phiếu của Sony Financial Holdings giảm, nghĩa là chi phí thương vụ sẽ giảm đi khá nhiều. Thứ 2, tỷ lệ để có thể sở hữu hoàn toàn đã trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
CEO Yoshida.
Yoshida trích dẫn rằng yếu tố địa lý là lý do quyết định của Sony để biến Sony Financial thành công ty sở hữu hoàn toàn của mình. "Mảng kinh doanh tài chính của chúng tôi có hoạt động ổn định tại Nhật Bản. Giữa rủi ro về địa lý, nó giúp ổn định quản lý tại một công ty toàn cầu".
Khi hoạt động của con người và hàng hóa chậm lại trên khắp thế giới vì dịch bệnh, những lo ngại bắt đầu tăng lên khi có làn bảo hộ trong nước. Yoshida tin rằng có một "lợi thế tập đoàn" trong việc điều hành doanh nghiệp tài chính vì nó giúp giảm những rủi ro toàn cầu như vậy.
Hơn nữa, ngay lập tức sau khi quyết định biến mảng tài chính thành sở hữu hoàn toàn, Yoshida đã thay đổi tổ chức tập đoàn. Ông nhấn mạnh tới việc minh bạch hóa giữa trụ sở và những hoạt động khác cũng như theo đuổi sự ổn định quản lý khi tập đoàn khi đang tìm năng lượng trong những mảng kinh doanh khác nhau.
"Thời gian sẽ thay đổi vì áp lực của virus corona và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung", theo Hideki Wakabayashi – Giáo sư ở Đại học Tokyo nói.
"Các công ty phải theo đuổi nhiều sự quản lý hiệu quả. Kỷ nguyên chọn lọc và tập trung sẽ kết thúc và một kỷ nguyên mới sẽ bắt đầu khi doanh nghiệp theo đuổi sự ổn định thay vì hiệu quả. Họ cần xây dựng lại danh mục của công ty với tập trung lớn hơn vào sự ổn định thay vì hiệu quả".
Trong khi nhiều nhà lãnh đạo tỏ ra thận trọng với những sự không chắc chắn mà dịch Covid-19 gây ra thì Yoshida lại trình bày về tầm nhìn dài hạn và những cách giải quyết với các vấn đề đã tồn tại từ lâu.
Yoshida từng nói về thái độ đạo đức của những nhà lãnh đạo: "Các nhà quản lý hàng đầu chỉ có 3 việc: Thiết lập phương hướng, chịu trách nhiệm và tiến hành những thay đổi cá nhân. Mọi thứ còn lại nên để cho người khác làm".
Hiện tại, Yoshida đang thực hành triết lý này. Liệu Sony có thể biến dịch Covid-19 thành một cơ hội may mắn cho mình hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào liệu công ty có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn sau khi giành lại được mảng kinh doanh tài chính vốn do chính mình tạo ra hay không.
Theo Nikkei