COVID-19 vừa ngớt, lũ lụt lại tấn công; người sống gần hồ Bà Dương (TQ) bức xúc vì con đê "đậu phụ"

20/07/2020 22:36
Khi nước lũ dâng cao vào đầu mùa mưa năm nay tại Trung Quốc, nhiều người đã nhớ về ký ức kinh hoàng trong trận mưa lũ lịch sử năm 1998, theo LA Times.

Mưa gió dữ dội, điện cũng chẳng còn. Nhưng người mẹ già vẫn nhất quyết không chịu đi sơ tán. Con trai bà liên tục gọi điện khi nghe bản tin thông báo mực nước sông tiếp tục tăng lên. Khi nước lũ trên sông Tây ( Trung Quốc ) tràn bờ đê, nuốt chửng những cánh đồng và tràn vào những ngôi làng, nhiều ngôi nhà cũng đã sụp đổ trong dòng nước.

Mưa lũ đã tấn công dồn dập những khu vực rộng lớn ở miền Nam và miền Trung Trung Quốc kể từ đầu tháng 6, và được ghi nhận là trận lũ lụt tồi tệ nhật trong nhiều thập kỷ qua, theo Los Angeles Times (LA Times). Hàng triệu người dân đã phải sơ tán, hơn 28.000 ngôi nhà bị phá hủy, ít nhất 141 người đã thiệt mạng hoặc mất tích do mưa lũ và sạt lở đất tại Trung Quốc.

Nước đã ngập quá tầng 1, nhưng bà Zhang Meifeng, 67 tuổi, không muốn rời khỏi ngôi nhà của mình. Đây không phải lần đầu tiên bà Zhang trải qua một trận lũ, nhưng đây là ngôi nhà mà chồng và con trai bà đã phải dành dụm suốt 20 năm mới xây được. Họ đều là lao động nhập cư, phần lớn thời gian đều làm việc ở xa nhà: chồng bà Zhang làm nghề mộc ở tỉnh Chiết Giang, và con trai bà làm thu ngân ở Hải Nam.

"Chúng tôi góp nhặt từng đồng, cố gắng chịu đủ đắng cay", bà Zhang nói. Công sức lao động của cả gia đình bà được quy thành một ngôi nhà hơn 3 tầng, có cầu thang xoắn, nội thất gỗ và đèn chùm. Gia đình bà Zhang đã chi số tiền tương đương 10.000 USD để xây được ngôi nhà này vào năm ngoái, và họ vẫn chưa trả hết nợ.

"Mẹ phải ở lại để trông nom ngôi nhà này", bà Zhang nói với người con trai đang làm việc ở Hải Nam trước khi chiếc điện thoại của bà cạn pin. Một mình bà đã tự bê TV và từng thứ đồ điện tử lên tầng cao hơn khi đôi mắt bà nhòe đi vì nước mắt.

 COVID-19 vừa ngớt, lũ lụt lại tấn công; người sống gần hồ Bà Dương (TQ) bức xúc vì con đê đậu phụ - Ảnh 1.

Bà Zhang Meifeng và con rể của bà, anh Gao trở về ngôi nhà trên thuyền cứu hộ. Ảnh: LA Times

Tới ngày thứ 3, con rể của bà Zhang đã nhờ thuyền cứu hộ chở tới để đưa bà đi sơ tán. Vài ngày sau đó, bà Zhang nằng nặc đòi quay lại, mang theo một túi bánh bao và nước uống để phân phát cho những người hàng xóm của mình. Con rể của bà, anh Gao, cũng đi cùng trên chiếc thuyền cứu hộ để giúp bà chuyển đồ đạc lên tầng cao hơn.

Khi những trận mưa tạm ngớt, các binh sĩ đã được điều động đến giúp đỡ địa phương gia cố đê, đập trước khi trận bão mới ập tới. Tuy nhiên, tại ngôi làng đang ngập trong nước của huyện Bà Dương này, các tổ chức phi chính phủ mới là lực lượng cứu hộ chính.

Bà Zhang ngồi cùng 2 tình nguyện viên vốn có công việc riêng là gia sư và bán hàng tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Họ đến Bà Dương cùng một đội tình nguyện viên nhỏ tự lập, những người này tự bỏ ra thời gian và tiền bạc, cùng hai chiếc thuyền phao để đến giúp đỡ những người gặp khó khăn do lũ lụt.

Khi chiếc thuyền đến nhà của bà Zhang, bà đã nhanh chóng lên tầng cao nhất để lấy một thứ gì đó. Con rể của bà nói nhỏ: "Mẹ tôi đi mà chưa kịp mang theo mấy ngàn Nhân dân tệ ở trong nhà. Mấy đêm nay mẹ tôi đều không ngủ được khi nghĩ về số tiền đó".

 COVID-19 vừa ngớt, lũ lụt lại tấn công; người sống gần hồ Bà Dương (TQ) bức xúc vì con đê đậu phụ - Ảnh 2.

Một tình nguyện viên giải cứu người mắc kẹt ở Bà Dương. Ảnh: LA Times

Hầu hết những người ở vùng nông thôn tỉnh Giang Tây - chủ yếu là người già và trẻ em - đã phải trải qua cơn "ác mộng" COVID-19 hồi đầu năm nay. Những ngôi nhà dù rộng lớn nhưng lại trống trải, khi những người ở lại là những người cao tuổi cùng cháu họ, bởi cha mẹ của những đứa trẻ này đã phải hy sinh tới các thành phố xa xôi khác lao động, kiếm tiền, và mỗi năm họ chỉ trở về nhà vỏn vẹn một lần.

Khi nước lũ dâng cao vào đầu mùa mưa năm nay tại Trung Quốc, nhiều người đã nhớ về ký ức kinh hoàng trong trận mưa lũ lịch sử năm 1998.

Hơn 3.000 người đã thiệt mạng vì trận mưa lũ năm 1998, khi mực nước trên sông Dương Tử (Trường Giang) dân cao. Hơn 14 triệu người ở các khu vực lân cận đã mất trắng nhà cửa. Tại Bà Dương, nhiều ngôi nhà - hầu hết đều làm bằng gỗ - đều sụp đổ trong dòng nước lũ, trong đó có nhà bà Zhang. Khi đó, chồng bà Zhang đang đi làm ở xa, và chỉ có 3 mẹ con bà chống chọi với trận lũ.

Sau trận mưa lũ lịch sử năm 1998, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào các biện pháp kiểm soát lũ, đặc biệt là tại những khu vực dọc hai bên bờ sông Dương Tử. Tuy nhiên, tại những khu vực nhỏ hơn như ngôi làng của bà Zhang, tọa lạc tại vùng trũng xung quanh Hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc - các biện pháp phòng chống lũ có thể không được thực hiện đầy đủ vì nhiều lý do như tham nhũng hay yếu kém trong quản lý của chính quyền địa phương.

 COVID-19 vừa ngớt, lũ lụt lại tấn công; người sống gần hồ Bà Dương (TQ) bức xúc vì con đê đậu phụ - Ảnh 3.

Những con đường biến thành sông do mưa lũ. Ảnh: LA Times

"Vấn đề do con người tạo ra"

Ở không xa so với ngôi làng của bà Zhang, một người nông dân họ Sheng đang vất vả xử lý số thóc bị ngập nước. 330 mẫu ruộng của ông Sheng đã bị ngập nước, trở thành một vũng bùn lầy lớn. Ông Sheng cho biết, một con đê tại đây lẽ ra phải được gia cố từ năm ngoái, nhưng việc này mới chỉ được hoàn thành một nửa.

"Đây là vấn đề do con người tạo ra. Lẽ ra con đê này không thể vỡ được. Con đê này chẳng khác gì miếng đậu phụ", ông Sheng vừa nói, vừa chỉ tay vào lớp đất vụn trên cùng của con đê, gợi ý rằng đây là một công trình chất lượng kém.

Năm nay, những người nông dân Trung Quốc đã phải canh tác từ sớm theo chỉ thị của chính phủ do đại dịch COVID-19. Thế nhưng, gần 1.650 mẫu đất canh tác đã bị ngập úng vì con đê vỡ ấy, tàn phá toàn bộ hoa màu trong vụ mùa đầu tiên của những người nông dân sinh sống ở khu vực này, ông Sheng nói. Hầu hết hoa màu của vụ thứ 2 và hạt giống cho vụ thứ 3 cũng bị thiệt hại nghiêm trọng.

 COVID-19 vừa ngớt, lũ lụt lại tấn công; người sống gần hồ Bà Dương (TQ) bức xúc vì con đê đậu phụ - Ảnh 4.

Ông Sheng vất vả xử lý số thóc bị ngập nước. Ảnh: LA Times

Tại một ngôi làng bị ngập khác, một số người dân nói rằng họ đã bị mắc kẹt trong 1 tuần nhưng không nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.

Ông Cheng Xuannan, 58 tuổi, là một trong những người đến từ ngôi làng này. Sau khi nước rút bớt, ngôi làng Chengjiacun của ông đã trở thành một hòn đảo cô lập giữa những cánh đồng trũng bị ngập nước.

 COVID-19 vừa ngớt, lũ lụt lại tấn công; người sống gần hồ Bà Dương (TQ) bức xúc vì con đê đậu phụ - Ảnh 5.

Làng Chengjiacun bị biến thành một hòn đảo cô lập. Ảnh: LA Times

Ông Cheng chỉ mới quay trở lại làng vài ngày trước khi ngôi làng này ngập trong nước. Không giống với các gia đình hàng xóm, gia đình ông Cheng không có nhiều thực phẩm dự trữ trong nhà. Ông Cheng đã phải tự chèo thuyền trong 3 tiếng đồng hồ mới có thể đến được nơi gần nhất để mua nước uống và đồ dùng cần thiết.

"Chúng tôi vẫn đang nghĩ cách mua rau", ông Cheng nói rằng ông và những người hàng xóm vẫn chưa nhận được hỗ trợ hay liên lạc từ các quan chức chính quyền. Những người này cũng không thể rời đi vì họ không còn nơi nào khác để đi.

Tại một số ngôi làng khác, chính quyền địa phương đã tiến hành sơ tán người dân và bố trí nơi ở tạm cho họ trong các trường trung học.

Những người từng trải qua trận lũ năm 1998 kể lại rằng khi đó nước lũ phải mất đến 90 ngày mới rút hẳn. Lần này, mưa lũ còn tồi tệ hơn, và đợt mưa bão mới được dự kiến sẽ sớm ập tới trong những ngày tới. Họ có thể phải xa nhà ít nhất 4 tháng nữa. Và nếu nơi ở tạm này cũng bị ngập lụt, thì họ sẽ đi đâu?

 COVID-19 vừa ngớt, lũ lụt lại tấn công; người sống gần hồ Bà Dương (TQ) bức xúc vì con đê đậu phụ - Ảnh 6.

Gia đình anh Hoàng được bố trí nơi ở tạm trong một ký túc xá lân cận. Ảnh: LA Times

Khi màn đêm buông xuống, một số người dân làng đã chèo thuyền về nhà, tranh thủ bắt cá, chở các nhu yếu phẩm cần thiết về nhà hoặc đơn giản là để canh trộm. Một số gia đình đã bị mất điều hòa sau khi đi sơ tán.

Huang Guoxin, 51 tuổi, là một trong những người như vậy.

 COVID-19 vừa ngớt, lũ lụt lại tấn công; người sống gần hồ Bà Dương (TQ) bức xúc vì con đê đậu phụ - Ảnh 7.

Ông Huang Guoxin. Ảnh: LA Times

Ông Huang đã sơ tán đến một trường học, nhưng ông vẫn quay lại, một phần để trông nhà, một phần là bởi ông không quen ngủ trên những chiếc giường tầng ở nơi sơ tán.

"Không phải vì nơi đó không thoải mái. Mà bởi vì bạn cảm thấy lồng ngực mình bị áp lực đè nén", ông Huang nói. Điều khiến ông trăn trở là khi những công sức của cả một đời bị dòng lũ cuốn trôi, để rồi khi xây dựng lại, ông lại phải chứng kiến nước lũ cuốn trôi công sức của mình một lần nữa.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
15 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
58 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
11 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
46 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
54 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.