COVID-19: WHO đề nghị Trung Quốc làm 1 điều sau tuyên bố bất ngờ của trưởng đoàn chuyên gia từng đến Vũ Hán

13/08/2021 18:11
WHO khẳng định rằng tổ chức này không hề chơi trò chơi chính trị, mà mục đích của họ là tìm kiếm các dữ liệu cần thiết và tuân thủ khoa học.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ 5 (12/8) vừa có phản hồi trước lo ngại của Trung Quốc về cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 , trong bối cảnh vấn đề này tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi giữa Trung Quốc và phương Tây.

Cụ thể, trong thông cáo được đăng tải trên website chính thức, WHO khẳng định rằng tổ chức này không hề chơi trò chơi chính trị, mà mục đích của họ là tìm kiếm các dữ liệu cần thiết và tuân thủ khoa học.

WHO KÊU GỌI TRUNG QUỐC CUNG CẤP DỮ LIỆU CẦN THIẾT ĐỂ PHỤC VỤ ĐIỀU TRA

WHO đã kêu gọi chính phủ tất cả các nước "phi chính trị hóa tình hình và cùng hợp tác để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch, và quan trọng hơn là các nước cần hợp tác cùng nhau để phát triển một khuôn khổ chung cho các mầm bệnh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành đại dịch trong tương lai."

Theo WHO, việc truy tìm nguồn gốc của bất kỳ mầm bệnh mới nào "là một quá trình khó khăn, cần dựa trên cơ sở khoa học và cần sự phối hợp, cống hiến và thời gian của các nước". Đồng thời, tổ chức này cũng khẳng định rằng việc truy tìm nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 "không phải và cũng không nên trở thành cái cớ để quy trách nhiệm hay đổ lỗi trong chính trị."

Điều quan trọng là chúng ta cần tìm ra cách thức đại dịch bùng phát để rút kinh nghiệm cho những tình huống virus lây truyền từ động vật sang người trong tương lai, WHO cho biết.

"Việc tiếp cận dữ liệu là điều cực kỳ quan trọng để nâng cao hiểu biết của chúng ta về khoa học và không nên bị chính trị hóa theo bất kỳ cách nào" - WHO nhấn mạnh sau khi có thông tin Trung Quốc từ chối cung cấp các dữ liệu thô liên quan đến những ca bệnh đầu tiên ở Vũ Hán.

WHO Statement on advancing the next series of studies to find the origins of the #COVID19 virus: https://t.co/fvBUw8ed5A

— World Health Organization (WHO) (@WHO) August 12, 2021 ">

Hồi tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh đã từ chối đề xuất của WHO về việc tiến hành giai đoạn 2 của cuộc điều tra về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 tại Trung Quốc.

Ông Yuan Zhiming, giám đốc phòng thí nghiệm an toàn sinh học tại Viện Virus học Vũ Hán, nói rằng đè xuất của WHO là "đi ngược lại khoa học", và khẳng định WIV "chưa từng chế tạo hoặc làm rò rỉ loại virus corona chủng mới".

Trước những lo ngại của Trung Quốc, WHO nói rằng nghiên cứu ban đầu được tiến hành hồi tháng 3 vừa qua cho thấy "không có đủ bằng chứng khoa học để loại bỏ bất kỳ giả thuyết nào", do đó muốn hoàn toàn loại trừ giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, điều quan trọng là các điều tra viên cần được "cấp quyền truy cập vào tất cả dữ liệu, sử dụng khoa học và các cơ chế hiện hành của WHO."

WHO lưu ý rằng Italy đã chia sẻ dữ liệu thô và cấp quyền kiểm tra các mẫu bệnh phẩm của họ ở nước ngoài, và khen ngợi đây là "sự đoàn kết khoa học mẫu mực". Điều này "không khác so với những gì mà chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, hỗ trợ để chúng tôi có thể thúc đẩy các nghiên cứu về nguồn gốc của đại dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả", WHO nói thêm.

Nga và Mỹ lưu giữ các mẫu bệnh phẩm đậu mùa - loại virus duy nhất ở người chưa từng bị diệt trừ - trong các phòng thí nghiệm an toàn, được kiểm tra hai năm một lần, theo WHO. Tổ chức này cũng nói thêm rằng "việc [phân tích] và cải thiện quy trình và mức độ an toàn trong tất cả các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Trung Quốc, là điều quan trọng đối với an ninh và an toàn sinh học trên toàn cầu."

. @WHO is committed to following the science, and calls on all governments to put differences aside and work together to provide all data and access required so that the next series of studies can be commenced as soon as possible. #COVID19

— Tedros Adhanom Ghebreyesus (@DrTedros) August 12, 2021 ">

Trong khi đó, theo lời Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhenom Ghebreyesus, tổ chức này "cam kết tuân thủ khoa học và kêu gọi các nước gạt bỏ bất đồng, hợp tác cùng nhau để cung cấp tất cả dữ liệu và quyền truy cập cần thiết để các nghiên cứu tiếp theo được triển khai sớm nhất có thể".

TUYÊN BỐ BẤT NGỜ CỦA CHUYÊN GIA WHO VỀ GIẢ THUYẾT "BỆNH NHÂN SỐ 0"

Tuyên bố trên của WHO được đưa ra sau khi Tiến sĩ Peter Ben Embarek, trưởng phái đoàn điều tra của WHO từng đến Vũ Hán hồi tháng 3, gần đây đã xác nhận trên đài truyền hình Đan Mạch rằng "có khả năng" bệnh nhân số 0 là nhân viên phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Cụ thể, bình luận về giả thiết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể lây từ dơi sang người, Tiến sĩ Peter Ben Embarek cho biết bệnh nhân số 0 có thể là nhà khoa học hoặc nhân viên nghiên cứu về dơi tại phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.

"Một nhân viên bị nhiễm bệnh ngoài thực địa trong quá trình lấy mẫu là một trong các khả năng. Đó là khi virus nhảy từ dơi sang người. Trong trường hợp đó, khả năng có thể rơi vào một nhân viên phòng thí nghiệm hơn là một người dân làng ngẫu nhiên, hay một người thường xuyên tiếp xúc với dơi nào đó", ông Embarek nói.

Tuy nhiên, vị tiến sĩ này cũng bổ sung thêm rằng các chuyên gia của WHO đã không tìm thấy bằng chứng trực tiếp nào chứng minh cho giả thuyết này.

Tuyên bố mới nhất của ông Embarek có nhiều khác biệt so với kết luận trước đó của đoàn chuyên gia WHO được cử tới Vũ Hán, trong đó nói rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra"./.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
30 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
42 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
4 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.