Sau một thập kỷ tăng trưởng vượt bậc, đỉnh điểm vào 2021 với doanh thu đạt hơn 111 tỷ Bath (tương đương khoảng 3,6 tỷ USD), CP Việt Nam đã chính thức được công ty mẹ CP Foods chấp thuận cho đăng ký thủ tục trở thành công ty đại chúng thông qua phát hành cổ phiếu phổ thông cho cổ đông thiểu số.
Trong 10 năm gần đây, CP Foods liên tục tăng trưởng và chiếm vị thế cao tại thị trường Việt Nam trong cả ba lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (Feed), trang trại (Farm) và chế biến thực phẩm (Food). Trong năm vừa qua, qua thương vụ trị giá 800 tỷ đồng, doanh nghiệp Thái Lan cũng trở thành cổ đông lớn của Thực phẩm Sao Ta (Fimex) – một doanh nghiệp tôm lớn tại Việt Nam với 25% cổ phần. Điều này không khỏi khiến nhiều người đặt câu hỏi: CP Foods thực sự là ai, và quy mô đến nhường nào?
Thành lập từ năm 1978, CP Foods là công ty nông nghiệp và thực phẩm lớn nhất Thái Lan, thuộc tập đoàn Charoen Pokphand Group của gia tộc người Thái gốc Hoa Chearavanont - một gia đình có lịch sử kinh doanh 100 năm. Tại Việt Nam, CP Foods cũng là một trong những doanh nghiệp lớn của nước ngoài đầu tiên đầu tư vào đất nước ta giai đoạn hậu Đổi mới. Gia nhập thị trường Việt Nam từ 1993, doanh nghiệp đã mang đến nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô lớn đầu tiên của cả nước tại Đồng Nai. Công ty hiện có định giá trên 6 tỷ USD trên sàn giao dịch Thái Lan.
CP Group đứng đầu thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi Nguồn: Watt Poultry
Với mạng lưới đầu tư và hoạt động trải khắp 17 quốc gia và xuất khẩu sang 40 quốc gia thuộc 5 châu lục, CP Foods trong những năm gần đây luôn đứng top đầu thế giới về thức ăn chăn nuôi. Theo xếp hạng của WATTPoutry, một tạp chí ngành chăn nuôi Canada, sản lượng hàng năm công ty lên đến 27,6 tỷ tấn, vượt xa những tên tuổi như De Heus (9 tỷ tấn), Nutreco (9 tỷ tấn) hay thậm chí Cargill (19,6 tỷ tấn).
Ngay cả khi công ty bị giảm mạnh doanh thu tại thị trường chủ chốt là Trung Quốc trong 2021, CP Foods vẫn có doanh số lên đến 15.9 tỷ USD. Mặc dù công ty đứng đầu về sản lượng thức ăn chăn nuôi, doanh thu từ lĩnh vực này cũng chỉ chiếm ¼ tổng doanh thu toàn doanh nghiệp, đứng sau lĩnh vực chiếm tỉ trọng lớn nhất của công ty vẫn là chăn nuôi, chiếm 54% doanh thu. 21% còn lại thuộc về mảng chế biến thực phẩm. Bên cạnh nguồn thu chính từ mảng chăn nuôi chiếm 85% doanh thu, 15% doanh thu của CP Food đến từ mảng thuỷ sản.
Cơ cấu doanh thu của công ty theo lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm và thị trường Nguồn: BCTC công ty
Về thị trường, Thái Lan là quốc gia chiếm tỉ trọng doanh thu cao nhất ớ mức 31%. Bên cạnh đó, 64% đến từ các nhánh hoạt động tại thị trường quốc tế và 6% từ xuất khẩu. Đáng chú ý, trong 2021, Việt Nam (chiếm 22% tổng doanh thu) cũng thế chỗ Trung Quốc (6%) trở thành thị trường nước ngoài mang lại nhiều doanh thu nhất cho CP Foods. Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp nước ngoài được CP Foods mua lại gần đây còn bao gồm Bellisio Foods, một trong những bên cung ứng thực phẩm đông lạnh lớn nhất hoa Kỳ qua thương vụ 1 tỷ USD và Westbridge Foods, một nhà sản xuất gia cầm tại Anh với với doanh số hơn 300 triệu bảng.
Cơ cấu công ty Nguồn: BCTC
Công ty hiện cũng nắm cổ phần tại 4 công ty niêm yết trên ba sàn chứng khoán tại Sở giao dịch Hong Kong (Chia Tai Enterprises International Ltd), Sàn chứng khoán Đài Loan (Charoen Pokphand EnterpriseTaiwan Co Ltd), Thái Lan (CP All PCL và MAKRO). Một công ty con niêm yết của CP Foods là CP Pokphand (CPP), phụ trách hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và Trung Quốc, đã huỷ niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong (HKEX) qua quyết định mua lại 25.26% lượng cổ phiếu phát hành, chuyển công ty thành công ty tư nhân với số 75% thuộc về CP Foods. Quyết định này được đưa ra nhằm “cho phép CPP đưa ra các quyết định chiến lược tập trung vào tăng trưởng và lợi ích dài hạn, không bị áp lực bởi kỳ vọng thị trường và giá cổ phiếu phát sinh từ việc là một công ty đại chúng" - công ty cho hay.
Giá cổ phiếu CP Foods Nguồn: Google