“CPTPP là chất kích thích với nền kinh tế Việt Nam”

12/03/2018 11:05
“Hiệp định CPTPP chính là chất kích thích đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng”...

Ông Trương Văn Phước, quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, Hiệp định CPTPP chính là chất kích thích đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Sức ép từ cải cách thể chế là thách thức hàng đầu

Rạng sáng ngày 9/3 theo giờ Việt Nam, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết tại Chile, mở ra những cơ hội và thách thức cho 11 nền kinh tế thành viên, trong đó có Việt Nam.

Nhận định về sự kiện này, trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh, đây là nỗ lực lớn của 11 quốc gia để đi đến ký kết một Hiệp định không có Mỹ, gọi là CPTPP.

"Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn đối với chúng ta nhưng Mỹ không tham gia, song tôi cho rằng, các thị trường khác như Nhật Bản, Úc, Chile, Singapore… đều là thị trường tiềm năng, là lợi thế cho chúng ta xuất khẩu. Còn riêng với một số ngành như dệt may, da giày... thì đây chính là cơ hội để tận dụng nhiều lợi ích từ CPTPP. Đó là những thuận lợi mà Việt Nam có được", ông Phước nói.

Với các lĩnh vực khác như thị trường chứng khoán, ông Trương Văn Phước ví von CPTPP sẽ tạo "chất kích thích" khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn, kỳ vọng nhiều hơn…

"Những đổi mới về thể chế, những quyết tâm của Chính phủ trong vòng 2-3 năm nay đã tạo ra động lực lớn cho nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng rằng Việt Nam đã có những bước đi rất mạnh mẽ, rất quyết liệt. Từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tạo lập những điều kiện cho doanh nghiệp trong nước làm ăn, bỏ giấy phép để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút vốn đầu tư bên ngoài…

Trong xu thế chung, CPTPP sẽ tạo thêm các chất kích thích, làm cho nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn, kỳ vọng nhiều hơn", ông Phước nhấn mạnh.

Những thuận lợi khi Việt Nam tham gia CPTPP đã được chỉ ra khá nhiều, tuy nhiên một vấn đề đặc biệt, vừa là cơ hội nhưng cũng chính là thách thức lớn nhất đối với Việt Nam ở góc độ quốc gia, đó là cải cách thể chế.

Theo đó, ông Phước cho rằng, Việt Nam đang hướng đến một nền kinh tế mở cửa, nhưng mở cửa sẽ có những áp lực. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hay CPTPP chính là động lực quan trọng để Việt Nam thay đổi thể chế, tăng sự ứng phó và tăng sức cạnh tranh.

Cải tiến thể chế để làm sao sát với thị trường là một trong những điều kiện bắt buộc để thích ứng với các yêu cầu mà CPTPP đã đặt ra.

Thoát phụ thuộc vào một thị trường

Đồng quan điểm, trao đổi với Vneconomy, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực lưu ý thêm, nếu như Nhà nước, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương chậm trễ cải cách thể chế thì sẽ rất khó khăn trong việc đáp ứng được cam kết hội nhập.

Tiếp tục phân tích tác động của CPTPP đến doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ông Cấn Văn Lực cho rằng, Hiệp định này sẽ mở ra khoảng 4 cơ hội cho doanh nghiệp Việt.

Thứ nhất là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. Bởi hiện nay các nước CPTPP đang chiếm tỷ trọng khoảng 15,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và chiếm khoảng 16% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (số liệu cuối năm 2017), nên sẽ tạo ra thị trường lớn về thương mại cho Việt Nam.

Thứ hai, về đầu tư, 10 nước trong CPTPP đang đầu tư vào Việt Nam khoảng 112 tỷ USD, tương đương 15% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam (tính cộng dồn đến thời điểm hiện nay).

"Khi ký kết CPTPP, sẽ tạo điều kiện cho các dòng vốn FDI cũng như đầu tư gián tiếp, hoạt động mua cổ phần, mua bán sáp nhập… nhiều cơ hội hơn", ông Lực nói.

Thứ ba, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện trao đổi về kinh nghiệm quản trị điều hành, chuyển giao công nghệ.

Thứ tư, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia chuỗi giá trị ở khu vực và trong khối. "Qua đó, cũng giúp Việt Nam sẽ hạn chế được sự phụ thuộc vào một khu vực hay một thị trường như trước đây", chuyên gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Song song với 4 cơ hội là những thách thức được đặt ra với doanh nghiệp Việt khi gia nhập CPTPP. Những thách thức được ông Lực đề cập đến liên quan đến năng lực cạnh tranh, quản trị điều hành, liên quan đến minh bạch, công nghệ thông tin, sở hữu trí tuệ và nguồn nhân lực.

Chuyên gia Cấn Văn Lực đặc biệt lưu ý đến vấn đề nguồn nhân lực, ở khía cạnh chảy máy chất xám.

"Nếu chúng ta không biết cách thu hút, quản lý, khai thác nhân tài, thì những nguồn nhân lực tốt có thể sẽ làm việc trong khối nhiều hơn. CPTPP là cuộc chơi yêu cầu phải bình đẳng hơn, minh bạch hơn. Nếu như chậm cải cách, chậm đổi mới, không quyết tâm vươn lên thì không thể tận dụng được lợi thế mà ngược lại còn trở thành thách thức", vị chuyên gia này nói.

Lời khuyên được chuyên gia Cấn Văn Lực đưa ra với doanh nghiệp Việt là cần phải tiếp cận và tìm hiểu kỹ hơn những điều khoản của CPTPP, để đánh giá được cơ hội và thách thức với chính ngành nghề của mình, doanh nghiệp của mình, từ đó có những chiến lược, giải pháp phù hợp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt phải hoạt động minh bạch hơn, bài bản hơn và phải có chiến lược cụ thể để tận dụng được cơ hội, vượt qua được thách thức.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
8 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
49 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
2 giờ trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
3 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
8 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.