Tần suất đi ăn uống của người Việt
Mới đây, iPos đã công bố báo cáo thị trường F&B Việt Nam năm 2022. Khi khảo sát ngẫu nhiên 3.940 đáp viên tại hơn 30 tỉnh thành, chủ yếu tại các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,… số lượng người có tần suất sử dụng dịch vụ ăn uống bên ngoài từ 1-2 lần mỗi tháng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất tại cả quán đồ ăn với tỷ 42,8%. Ngoài ra, có khoảng 20,4% người cho biết sử dụng dịch vụ ăn ngoài hằng ngày.
Xét theo giới tính, tần suất ăn ngoài từ 1-2 lần mỗi tháng đều chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với tất cả các giới. Nam giới có xu hướng ăn ở bên ngoài nhiều hơn phụ nữ, với 28,1% đáp viên nam có tần suất hàng ngày (so với 17,3% đáp viên nữ).
Báo cáo cũng cho thấy xu hướng, hành vi tiêu dùng đối với nhóm ngành cà phê trên thị trường F&B. Hơn 50% người tham gia khảo sát cho biết thỉnh thoảng đi cà phê mỗi tháng. 22,6% cho biết đi cà phê 1-2 ngày mỗi tuần. Số người đi cà phê hằng ngày chiếm gần 9%.
Xét theo cơ cấu độ tuổi, tần suất từ 1-2 lần mỗi tháng đều chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên, mức tần suất này có xu hướng giảm dần đối với các đáp viên trong khoảng từ dưới 18 tuổi cho tới 26-30 tuổi và bắt đầu tăng trở lại từ mốc 31 tuổi trở lên tại cả nhóm đồ ăn và đồ uống. Có thể thấy đối với độ tuổi vị thành niên, tần suất sử dụng dịch vụ ăn uống của nhóm này chiếm tỉ trọng lớn mặc dù hầu hết chưa có thu nhập .
Nguồn: iPos
iPos cho biết, tệp khách hàng lớn nhất trong thị trường F&B là sự giao thoa giữa cuối thế hệ Gen Y và đầu thế hệ Gen Z. Đây là nhóm độ tuổi leader (người dẫn dắt) của thị trường trong tương lai, là những cá thể chuẩn bị và mới bắt đầu tham gia vào thị trường lao động, có tư duy mở.
Xét theo thu nhập, tần suất đi cà phê từ 1-2 lần mỗi tháng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với tất cả các nhóm thu nhập. Tuy nhiên, mức tần suất này có xu hướng giảm đều theo mức thu nhập đối với cả hàng đồ ăn và đồ uống. Trái lại, nhóm tần suất ăn uống ít nhất một lần mỗi ngày lại có xu hướng tăng dần đều khi mức thu nhập tăng lên. Thực khách có thu nhập 11 triệu đồng/tháng trở lên có xu hướng trải nghiệm ăn uống ngoài đa dạng nhất.
Nguồn: iPos
Người Việt chi bao nhiêu cho một cốc cà phê, ăn trưa?
Kết quả khảo sát chỉ ra, 58% thực khách sẵn sàng chi từ 40.000 VND cho mỗi lần đi cà phê, sử dụng đồ uống. Trong đó, 44% sẵn sàng chi tiêu từ 41.000 – 70.000 VND (mức chi ở các thương hiệu đồ uống tầm trung như Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House,…) và 14% sẵn sàng chi tiêu từ 70.000 VND (mức chi ở các thương hiệu đồ uống cao cấp như Starbucks, Runam Bistro,…).
Nguồn: iPos
Xét theo giới tính, mức chi tiêu từ 41.000-70.000 VND/lần chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với nữ và những người thuộc giới tính khác với tỷ lệ lần lượt là 48% và 45%. Tuy nhiên, con số này có xu hướng giảm đi đối với nam giới khi đây chỉ là mức chi tiêu phổ biến đứng thứ hai với tỷ lệ 35% đối với nhóm giới tính này. Đối với giới tính nam, mức giá 20.000-40.000 VND là phổ biến nhất.
Trong khi đó, với bữa trưa, chi tiêu trung bình cho mỗi bữa ăn trưa bên ngoài đang chiếm tỷ trọng lớn ở mức từ 31.000-50.000 VND/bữa với tỷ lệ là 42,7%. Theo sau là mức chi tiêu từ 20.000-30.000 VND/bữa đối với mức tỷ lệ 35,9%.
Người Việt mạnh tay chi tiêu cho bữa tối nhiều hơn khi 23,3 đáp viên cho biết sẵn sàng chi từ 51.000 cho bữa tối (so với
13,3% đối với bữa trưa).
Nguồn: iPos
Vào mỗi dịp đặc biệt, 53% đáp viên chi tiêu trung bình 101.000-300.000 VND/lần. Theo sau là mức chi tiêu từ 301.000-500.000 VND/lần đối với mức tỷ lệ là 22%.