Cú bắt tay của các "ông trùm" gốc Hoa tại Việt Nam

09/07/2021 08:41
Đã đến thời điểm các "ông trùm' cho thế hệ kế thừa ra tiếp quản công việc kinh doanh. Cú "bắt tay" của Kido, Thiên Long, Minh Long, Bitis... được kỳ vọng đem đến những sản phẩm có ích cho người tiêu dùng Việt.

Tại Việt Nam, có lẽ không ai không biết đến bút bi Thiên Long và bánh kẹo Kinh Đô . Doanh nghiệp sản xuất bút bi ngày xưa, dưới bàn tay của Chủ tịch HĐQT Cô Gia Thọ, nay trở thành tập đoàn văn phòng phẩm lớn nhất Việt Nam. Còn thương hiệu Kinh Đô được xây dựng nên bởi 2 anh em Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên - dù đã bị bán cho nước ngoài, đổi tên doanh nghiệp thành Kido nhưng cũng đã quay trở lại với ngành bánh kẹo.

Mới đây thông tin từ Đại hội cổ đông thường niên 2021 của Tập đoàn Thiên Long cho hay, họ sẽ bắt tay với Kido để đầu tư một số dự án phát triển sản phẩm mới đáng chú ý, trong đó có việc hợp tác với CTCP Tập đoàn Kido để cung cấp hàng hóa cho chuỗi cà phê & trà Chuk Chuk .

CÔ GIA THỌ - ÔNG VUA NGÀNH BÚT BI VIỆT NAM

Ông Cô Gia Thọ - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long nguyên quán Quảng Đông (Trung Quốc) sinh năm 1958 tại TP.HCM. Người gây dựng nên Thiên Long ngày hôm nay vốn là con đầu trong một gia đình gốc Hoa có hơn 10 người con.

Khi đang học cấp 3, ông Thọ dừng việc học hành để phụ giúp cha mẹ bằng cách bán vé số, thuốc lá… sau này lớn hơn thì làm công nhân điện cơ tại Quận 6. Năm 1981, ông Thọ bén duyên với bút bi với việc bán bút bi dạo.

Do khan hiếm, thị trường Việt Nam và Campuchia chỉ có bút bi Thái Lan. Bút sau khi sử dụng tiếp tục được bơm mực vào tái sử dụng. Thấy tiềm năng, ông Thọ mua các bộ phận của bút bi về lắp ráp và bán lại.

Sau 4 năm, gia đình ông tích cóp được 2 chỉ vàng và mua được một chiếc máy ép nhựa bằng tay để sản xuất chiếc bút bi đầu tiên có tên Vũ Trụ, sau đó được đổi thành Thăng Long và cuối cùng là Thiên Long như hiện nay.

 Cú bắt tay của các ông trùm gốc Hoa tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông chủ tập đoàn Thiên Long - Cô Gia Thọ.

Theo một công bố nghiên cứu thị trường do Nielsen Việt Nam công bố cách đây vài năm, hơn 90% người Việt được khảo sát nhận diện được thương hiệu Thiên Long. Đây là điều hiếm có thương hiệu nào làm được.

Đáng chú ý, đầu năm 2021, doanh nghiệp này còn thu lãi tới gần 1 tỷ đồng mỗi ngày nhờ việc tiêu thụ bút bi.

Ông Cô Gia Thọ có mối quan hệ khá thân thiết với anh em ông chủ Kido Trần Kim Thành - Trần Lệ Nguyên , trong đó ông Trần Lệ Nguyên là thành viên HĐQT của Thiên Long từ năm 2018 đến nay.

GIA ĐÌNH KIDO BÁN TRÀ SỮA, CÀ PHÊ

Tập đoàn Kido được sáng lập bởi nhóm cổ đông là 2 cặp vợ chồng gồm: Ông Trần Kim Thành và vợ là Vương Bửu Linh; ông Trần Lệ Nguyên và vợ là Vương Ngọc Xiểm, cả 4 người đều là doanh nhân gốc Hoa, sinh ra tại Trung Quốc, và một thành viên khác là ông Wang Ching Hua.

Trong đó, ông Trần Kim Thành giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của công ty còn em trai là ông Trần Lệ Nguyên giữ vị trí Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.

 Cú bắt tay của các ông trùm gốc Hoa tại Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Trần Lệ Nguyên (SN 1968)

5 năm sau thương vụ bán mảng bánh kẹo cho Mondelez, vào năm ngoái, Kido quay lại lĩnh vực này và đặt tham vọng to lớn trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam.

Mới đây nhất, Kido công bố chính thức tham gia thị trường F&B dưới thương hiệu Chuk Chuk chuyên bán kem, cà phê, trà,… với mục tiêu phát triển 1.000 cửa hàng vào năm 2025 và vươn ra khu vực sau 5 năm.

Trần Tuyết Vân - con gái đầu của ông Trần Lệ Nguyên – đảm nhận vị trí CEO TTV, công ty vận hành chuỗi cà phê, trà sữa mới mang tên Chuk Chuk nói trên. Tuyết Vân là một tiểu thư kín tiếng của giới kinh doanh Việt và đã có nhiều năm học tập ở nước ngoài.

Tuyết Vân tỏ ra khá kiệm lời trong lần đầu xuất hiện trước truyền thông. Cô chia sẻ ngắn gọn muốn xây dựng một chuỗi cà phê, trà sữa thuần Việt với tinh thần sáng tạo nhưng vẫn dựa trên các giá trị truyền thống, cạnh tranh sòng phẳng với những thương hiệu ngoại.

 Cú bắt tay của các ông trùm gốc Hoa tại Việt Nam - Ảnh 3.

Trần Tuyết Vân - Tổng Giám đốc công ty TTV - phụ trách chuỗi Chuk Chuk.

Dự kiến, trong năm 2021, doanh thu của Chuk Chuk khoảng 141 tỷ đồng, năm 2023 khoảng 1.200 tỷ đồng và năm 2025 đạt 7.800 tỷ đồng. Theo đó, đến năm 2025, 75% cửa hàng của Chuk Chuk sẽ nằm ở TP. HCM và Hà Nội; 20% nằm ở thành phố cấp 1 và cấp 2; 5% ở thành phố cấp 3.

Chuk Chuk là dự án đã được ấp ủ từ rất lâu của KIDO. Tên Chuk Chuk được lấy ý tưởng từ phương tiện Tuk Tuk khá phổ biến ở Thái Lan, thể hiện sự tiện lợi di chuyển nhanh.

CÚ BẮT TAY CỦA CÁC "ÔNG TRÙM" GỐC HOA

Trước khi Thiên Long chia sẻ về sự bắt tay với Kido để cung cấp hàng hóa cho chuỗi cà phê & trà Chuk Chuk thì trong buổi họp báo ra mắt Chuk Chuk, phía Kido cũng cho biết, bên cạnh việc phát triển các cửa hàng truyền thống sẽ triển khai thêm các cửa hàng đồ uống với thương hiệu MOBI drinks, kinh doanh các sản phẩm do Kido nghiên cứu.

Mục tiêu là biến các điểm bán này trở thành một hub kinh doanh các sản phẩm trào lưu dành cho giới trẻ, tích hợp bởi các ông trùm gốc Hoa bao gồm Thiên Long của ông Cô Gia Thọ, gốm sứ Minh Long của ông Lý Ngọc Minh và Bitis của gia đình ông Vưu Khải Thành.

 Cú bắt tay của các ông trùm gốc Hoa tại Việt Nam - Ảnh 4.

Ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch của gốm sứ Minh Long

Các doanh nhân gốc Hoa nói trên đóng góp lớn vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt và vốn dĩ cộng đồng doanh nhân gốc Hoa nổi tiếng bởi sự đoàn kết dù ở bất kỳ quốc gia nào. Đã đến thời điểm các "ông trùm' cho thế hệ kế thừa ra tiếp quản công việc kinh doanh. Cú "bắt tay" của họ cũng không phải là chuyện lạ và thị trường Việt Nam kỳ vọng sẽ "thu hoạch" những mô hình kinh doanh, sản phẩm đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.