Cư dân mạng Trung Quốc kháo nhau cách làm móng nhà "lạ lẫm" ở Việt Nam: Có một không hai!

04/06/2022 10:25
Nhiều người dùng mạng Trung Quốc tỏ ra bất ngờ khi người Việt Nam ép cọc tre để gia cố móng nhà.

Người Việt Nam gia cố móng nhà bằng cọc tre

Có câu nói, để xây được một ngôi nhà vững chãi thì nền móng là quan trọng nhất. Người Trung Quốc vốn có truyền thống làm móng nhà bằng bê tông cốt thép nên nhiều cư dân mạng nước này tỏ ra bất ngờ khi thấy người Việt Nam làm móng bằng tre nứa.

"Trong suy nghĩ cố hữu của chúng ta, dù là nhà một tầng hay nhà cao tầng, quá trình xây dựng đều bắt đầu từ việc dựng móng nhà và vật liệu giúp móng nhà kiên cố vững chắc nhất định là thép và bê tông nhưng ở Việt Nam người dân địa phương không xây nhà đơn giản như vậy đâu.

Có 3 phương pháp làm móng truyền thống là đầm nén, thay đất và đóng cọc, phổ biến hơn ở các thành phố là phương pháp đóng cọc, tức là đặt các trụ trong đất nhằm mục đích tăng cường lớp đất .

Người Việt Nam không làm điều này, đầu tiên họ sẽ tìm về rất nhiều tre, chặt thành đoạn dài khoảng 2,5m rồi cắm xuống đất từng cây một, nói chung mỗi m2 móng nhà cần 25 cọc tre để gia cố.

Sau khi cắm cọc tre, bề mặt được phủ một lớp gạch đá, sau đó buộc các thanh thép, dựng khung xương gia cố, cuối cùng là mới đến bước làm mà [người Trung Quốc] thường thấy: đổ bê tông vào các cọc bê tông", một cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ một diễn đàn mạng xã hội nước này.

Cư dân mạng Trung Quốc kháo nhau cách làm móng nhà lạ lẫm ở Việt Nam: Có một không hai! - Ảnh 1.

Người Việt Nam thường ép cọc tre ở các vùng đất ẩm, không kiên cố để gia cố móng nhà.

Một người dùng mạng Trung Quốc khác bổ sung, việc ép cọc khi làm móng ở Việt Nam không được thực hiện trực tiếp bằng tay, vì đây là công đoạn rất tốn thời gian và công sức. Do đó, người Việt Nam nghĩ ra cách dùng máy xúc để ép cọc tre. Sau khi xử lý tre, người ta còn dùng cát lấp vào các khoảng trống giữa các cọc tre, rồi dùng gạch đá phủ bằng lên trên.

Người này nói, đây là phương pháp độc đáo, có một không hai.

Tại sao người Việt Nam cắm cọc tre gia cố móng nhà?

Trên thực tế, điều này chủ yếu liên quan trực tiếp đến loại hình khí hậu ở Việt Nam - khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, lượng mưa trung bình hàng năm có thể đạt khoảng 1.500 - 2.000 mm; khi 12 tháng trong năm thì mùa mưa có thể kéo dài trong 5 tháng và độ ẩm rất cao.

Do đó, nền đất ở nhiều vùng Việt Nam luôn trong tình trạng ẩm ướt. Với nhiều vùng đất trũng sâu, nếu sử dụng phương pháp đóng cọc bê tông luôn như ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thi công và cọc bê tông cốt thép cũng khó thể trụ vững.

Vì vậy, tre nứa đã lọt vào mắt của người Việt Nam và để thấm nước và ngăn nước tốt hơn, người ta đắp thêm một lớp gạch trên bề mặt cọc tre.

Thực ra, một số vùng ở Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây cũng thường sử dụng phương pháp làm móng tương tự. Bởi khí hậu khu vực này khá ẩm ướt nên người địa phương thường gia cố đất khi thi công móng nhà. Tuy nhiên, thay vì sử dụng tre nứa như người Việt Nam, người Trung Quốc dùng cọc bằng gỗ thông.

Theo cư dân mạng Trung Quốc, người dân nước này chọn gỗ thông vì gỗ thông cứng hơn, giá thành cũng thấp hơn tre rất nhiều, còn người Việt Nam chọn tre là do nguồn nguyên liệu tre trong nước rất phong phú. Hơn thế nữa, trong hơn 1.200 loại tre trên thế giới thì Việt Nam đã chiếm 1/3, cho thấy mức độ phổ biến của tre ở địa phương.

https://soha.vn/cu-dan-mang-trung-quoc-khao-nhau-cach-lam-mong-nha-la-lam-o-viet-nam-co-mot-khong-hai-20220601162836657.htm

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
8 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
31 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
7 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
55 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.