Cú hích 200 tỉ USD từ xuất khẩu (*): Để không còn "xuất khẩu giùm"

04/02/2018 08:15
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục gia tăng trong những năm qua và vượt mốc 200 tỉ USD nhưng giá trị gia tăng đem lại cho nền kinh tế chưa như kỳ vọng.

Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chủ yếu đến từ các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho thấy bức tranh xuất khẩu dù sáng nhưng theo chuyên gia kinh tế TS Bùi Trinh, chúng ta đang xuất khẩu "giùm" cho nước khác bởi xuất siêu khu vực FDI lên tới 31,8 tỉ USD, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu tới 26,1 tỉ USD.

Chẳng hạn trong năm 2017, Samsung Việt Nam (tập đoàn đến từ Hàn Quốc) xuất khẩu hơn 54 tỉ USD, vượt kế hoạch đề ra và đóng góp hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước thì đổi lại, Hàn Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất. 

Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu lên tới 31,8 tỉ USD từ Hàn Quốc, tăng 53,4% so với năm trước, chủ yếu do Tập đoàn Samsung mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và linh kiện phục vụ gia công, lắp ráp tăng cao. Vì chủ yếu gia công, lắp ráp ở Việt Nam nên giá trị gia tăng đem lại chưa cao. Ở góc độ khác, dù Samsung liên tục mở rộng đầu tư, sản xuất ở Việt Nam nhưng các DN trong nước lại chưa tham gia được nhiều vào chuỗi cung ứng của tập đoàn này. Hiện mới chỉ có 29 nhà cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào cấp 1 cho Samsung là DN Việt và mục tiêu trong năm 2018 sẽ nâng lên 35 nhà cung cấp. Con số này khá ít so với hàng trăm nhà cung cấp của Samsung là các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam.

Cú hích 200 tỉ USD từ xuất khẩu (*): Để không còn xuất khẩu giùm - Ảnh 1.

Nâng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế là bài toán khó nhưng không thể không thực hiện Ảnh: TẤN THẠNH


Với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực khác như dệt may, da giày, đồ gỗ…, DN trong nước cũng chủ yếu làm gia công, chưa tham gia được vào công đoạn cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế, cải thiện điều này là bài toán không dễ nhưng vẫn phải làm để nâng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế. Cùng với nỗ lực của DN, nhà nước cũng cần hỗ trợ bằng các chính sách để DN cạnh tranh công bằng với DN FDI ngay trên sân nhà.

"Dù đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến giờ, các chính sách thuế gián thu đang giúp DN FDI được ưu đãi hơn so với DN nội địa. Bởi hầu hết các DN FDI chủ yếu làm gia công rồi xuất khẩu, do xuất khẩu trực tiếp nên đầu vào nhập khẩu của họ được ưu đãi thuế. Bản chất người tiêu dùng trong nước phải trả thuế này khi sử dụng sản phẩm của DN FDI, trong khi DN Việt cũng bán hàng trong nước nhưng không được ưu đãi thuế nên càng khó cạnh tranh hơn. Cần thay đổi, hướng chính sách thuế đến việc nâng cao hàng nội địa để hỗ trợ DN sản xuất trong nước, nâng cao sức cạnh tranh" - TS Bùi Trinh nói.

Muốn giảm việc "xuất khẩu giùm" các nước, bên cạnh nỗ lực của DN để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có sự ràng buộc, cam kết chặt chẽ từ các DN FDI khi họ chuẩn bị đầu tư ở Việt Nam. Cụ thể là hỗ trợ DN nội địa về quản lý, công nghệ, làm sao để khu vực FDI lan tỏa tới khu vực nội địa, chứ không phải con số xuất siêu đẹp.

Ý KIẾN

Ông LÊ QUANG HÙNG, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Garmex Sài Gòn:

Áp lực giảm giá từ khách hàng là rất lớn

Câu chuyện của nhiều DN dệt may xuất khẩu, trong đó có Garmex Sài Gòn, thời điểm này không phải là tìm kiếm đơn hàng mà làm sao giữ được lợi nhuận. Bởi đơn hàng dồi dào nhưng áp lực giảm giá từ khách hàng là rất lớn, cạnh tranh gay gắt. Muốn duy trì lợi nhuận, DN phải tăng năng suất lao động, chuyển đổi sang công đoạn phức tạp hơn như từ gia công sang FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm). Thực tế, trong khoảng gần 30 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước năm 2017, có đến khoảng 70% từ khu vực DN FDI và chỉ 30% kim ngạch thuộc về DN trong nước.

Với khu vực DN trong nước, lại có đến 80% số DN dệt may xuất khẩu làm gia công nên doanh thu thực tế rất thấp. Muốn tăng doanh thu, lợi nhuận, DN phải chuyển sang làm FOB, ai cũng biết điều này nhưng việc chuyển đổi là không dễ từ nguồn nhân lực tốt, giỏi ngoại ngữ, chủ động về nguyên phụ liệu và nhiều yếu tố khác. Ngược lại, các DN FDI lại chủ yếu làm theo chuỗi từ phát triển nguyên liệu, thiết kế, bán sản phẩm… Do đó, quan trọng nhất với các DN là làm sao đột phá, cải tiến để nâng cao năng suất, giảm giá thành để cạnh tranh.

Ông DIỆP THÀNH KIỆT, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam:

Sản xuất những mặt hàng phức tạp hơn

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày thứ 2 thế giới và ít nhất trong 10 năm tới, các nước xếp ở vị trí tiếp theo sẽ khó cạnh tranh lại. Đây là lợi thế của ngành sản xuất giày dép xuất khẩu. Theo khảo sát, tỉ lệ nội địa hóa của ngành da giày khoảng 50% và con số này đã hơn nhiều ngành. Đây là tiến bộ rất lớn và xu hướng này sẽ giúp cho các DN chuyển từ phương thức gia công sang mua bán tốt hơn. Bình quân giá xuất khẩu toàn thế giới khoảng 8,8 USD/đôi giày, trong khi Việt Nam giá bình quân xuất khẩu khoảng 15,4 USD/đôi giày, cao gần bằng khu vực Bắc Mỹ. Đó là nhờ chúng ta sản xuất được những mặt hàng có nhiều công lao động, mặt hàng phức tạp hơn hoặc sử dụng nguyên liệu tốt hơn.

Ông NGUYỄN LÂM VIÊN, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit:

Nên chú trọng đầu tư vào thị trường

Chính phủ cần xem lại các xúc tiến thương mại và hành trang cho DN bước ra thị trường quốc tế. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu chưa hợp lý, từ con người đến cách thức hỗ trợ. Có thể thấy các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia làm xúc tiến rất khác Việt Nam. Chính phủ họ cấp ngân sách cho DN (chẳng hạn Thái cấp cho DN 30.000 USD/năm) để làm thị trường xuất khẩu, DN tự liên kết với nhau tổ chức các chương trình xúc tiến rất hiệu quả chứ không phải cơ quan của Bộ Công Thương đứng ra tổ chức chương trình và kêu gọi, lựa chọn DN tham gia như chúng ta. Cạnh tranh xuất khẩu ngày càng khó với nhiều rào cản mới được dựng lên nhằm bảo hộ sản xuất nội địa, chúng ta phải cho DN ra đấu trường quốc tế cọ xát để được nuôi dưỡng bằng các giải pháp thị trường quốc tế.

Ngoài ra, lâu nay Việt Nam làm xuất khẩu là đầu tư phần gốc mà quên phần ngọn. Các nước đầu tư thị trường rồi mới tổ chức canh tác. Việt Nam đi ngược lại là đổ tiền vào khuyến nông, canh tác rồi mới tìm thị trường tiêu thụ. DN Việt muốn bán hàng vào thị trường quốc tế thì không có đủ hệ thống dữ liệu về yêu cầu, quy tắc của DN, thị trường nhập khẩu phân phối. Trong khi Chính phủ chưa chuẩn bị tốt hệ thống dữ liệu này để cung cấp cho DN thì những DN có thông tin lại âm thầm làm chứ ít khi chia sẻ.

Rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được dựng lên ngày càng nhiều trong tương lai vì Việt Nam trong con mắt của thế giới vẫn là nơi có nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào. Việt Nam vẫn là cánh đồng cung cấp lương thực cho thế giới. Vì vậy, nhiều DN nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., đang đầu tư canh tác, sản xuất, chế biến nông sản ở Việt Nam để xuất khẩu. DN trong nước muốn cạnh tranh được phải làm sao tự nâng giá trị gia tăng. Tôi tin rằng DN nào càng đầu tư nhiều vào thị trường thì càng dễ phát triển và những DN làm ăn đàng hoàng thì không khó để tạo dựng hoặc huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư.

Ông LÊ VĂN THIỆT, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật:

Cần thêm nhân sự và kinh phí

Hiện nay, các thị trường có yêu cầu về kiểm dịch thực vật khắt khe nhất thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand) đều đã mở cửa cho quả tươi của Việt Nam góp nâng cao uy tín, giá trị cho xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên, công tác mở cửa thị trường thời gian qua thực hiện chưa đạt hiệu quả cao do thiếu sự chủ động, chuyên nghiệp. Nguyên nhân là chưa có nguồn kinh phí phục vụ cho việc nghiên cứu, khẳng định năng lực kỹ thuật trong việc đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu, đặc biệt trong việc thực hiện các biện pháp xử lý mới với công nghệ hiện đại. Chưa có kinh phí bố trí cho đón tiếp đoàn chuyên gia các nước nhập khẩu vào kiểm tra thực tế cơ sở trồng trọt, sơ chế, đóng gói và xử lý kiểm dịch thực vật.

Vì vậy, để thực hiện tốt công tác mở cửa thị trường thời gian tới, cần đầu tư bổ sung nhân lực và bố trí nguồn kinh phí tương xứng. Với tiềm năng ngành nông sản, nội dung mở cửa thị trường cần được đưa vào các cuộc hội đàm cấp cao với các nước.

TH.PHƯƠNG - TH.NHÂN - NG.ÁNH

Tin mới

Người dùng iPhone cũ tại Việt Nam bất ngờ nhận tin vui
16 phút trước
Những mẫu iPhone cũ nhất hỗ trợ iOS 18 như iPhone Xs sẽ được hỗ trợ tính năng "hot hit" của iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max.
Mẫu iPhone được khách Việt tìm mua nhiều nhất đầu tháng 9: Giá đang giảm mạnh, rẻ hơn tới 8 triệu đồng
32 phút trước
Mức giá giảm mạnh được coi là yếu tố khiến doanh số dòng iPhone này tăng mạnh trong tháng 9.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
33 phút trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Hà Nội: Xót xa hàng chục ngàn gốc đào Nhật Tân, Phú Thượng bị "xóa sổ" sau trận lũ, người dân lâm vào cảnh trắng tay
36 phút trước
Nước sông Hồng dâng cao khiến vùng trồng đào tại phường Phú Thượng, Nhật Tân (Hà Nội) ngập trắng trong thời gian dài. Đến khi nước rút, hàng chục ngàn cây đào nơi đây bị thối rễ, chết rũ.
Bất ngờ nguyên nhân gây ngập hàng trăm hecta thanh long tại Bình Thuận
2 giờ trước
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, mưa to nhiều ngày cùng khả năng tiêu thoát nước dọc tuyến sông Cát kém là nguyên nhân chính khiến hơn 420 ha thanh long tại Hàm Thuận Nam bị ngập hồi cuối tháng 8-2024

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

75.833.865 VNĐ / lượng

2,553.30 USD / toz

-0.23 %

- -5.90

Bạc

SILVER

889.703 VNĐ / lượng

29.96 USD / toz

-0.74 %

- -0.23

Đồng

COPPER

230.477.886 VNĐ / tấn

424.38 UScents / lb

-0.63 %

- -2.67

Bạch kim

PLATINUM

28.745.469 VNĐ / lượng

967.85 USD / toz

-0.57 %

- -5.55

Nickel

NICKEL

399.765.299 VNĐ / tấn

16,228.00 USD / mt

0.25 %

+ 40.00

Chì

LEAD

50.143.102 VNĐ / tấn

2,035.50 USD / mt

-0.03 %

- -0.50

Nhôm

ALUMINUM

61.856.708 VNĐ / tấn

2,511.00 USD / mt

-0.52 %

- -13.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Một mẫu xe máy điện 'made in Vietnam' vừa ra mắt, có gì đặc biệt mà giá bán hơn 200 triệu đồng?
6 giờ trước
Nuen N1-S là mẫu xe máy điện mới nhất được ra mắt thị trường Việt Nam. Xe hiện có giá hơn 200 triệu đồng.
Nissan Almera giảm giá mạnh tại đại lý trước khi ra mắt bản mới: Giảm sâu nhất 130 triệu, bản 'full' còn 465 triệu đồng, tiệm cận giá i10
1 ngày trước
Theo tư vấn viên của đại lý, số lượng Nissan Almera sản xuất 2023 còn tồn kho chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Kim chi 'made in China' ùn ùn nhập khẩu vào Hàn Quốc, đắt hàng nhờ rẻ hơn 6 lần sản phẩm nội địa
1 ngày trước
Người Hàn Quốc đang chuộng ăn kim chi "made in China" vì rẻ hơn hàng nội địa.
Thị trường ngày 17/9: Giá vàng lập kỷ lục mới, dầu cũng tăng, cà phê giảm
2 ngày trước
Giá dầu và các nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng trong phiên thứ Hai (16/9), trong đó vàng lập kỷ lục cao mới, 2.589,59 USD/ounce.