Cú “lấn sân” bất động sản của Tập đoàn Tân Á Đại Thành

05/10/2020 14:20
Vẫn được biết đến là một ông lớn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị ngành nước, nhựa và thái dương năng. Sau những thành công vượt bậc, Tập đoàn Tân Á Đại Thành bắt đầu “chuyển mình” bước đầu lần sân sang bất động sản. Tuy vậy, bước “chuyển mình” của tập đoàn này liệu có khả thi?

Khác với nhiều đại gia BĐS khác tham gia vào thị trường Phú Quốc với tham vọng phát triển các khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp thì Tân Á Đại Thành lại triển khai một khu đô thị mới tại Phú Quốc với tên gọi Meyhomes Capital Phú Quốc, cùng thương hiệu MeyLand khi thành lập Công ty cổ phần bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành vào năm 2019.

Chân dung Tập đoàn Tân Á Đại Thành –đại gia thái dương năng

Với nhiều gia đình Việt Nam, những sản phẩm như bồn nước, chậu rửa, bồn tắm, máy nước nóng năng lượng mặt trời mang thương hiệu Tân Á Đại Thành đã trở nên quen thuộc. Trải qua 27 năm hình thành và phát triển, tập đoàn này đã xây dựng được hình ảnh khá tốt trong mắt người tiêu dùng ở lĩnh vực thiết bị ngành nước.

Được thành lập từ năm 1993 và được điều hành bởi đại gia đình có 3 thế hệ là doanh nhân, Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã trở thành doanh nghiệp lớn sản xuất và cung cấp bộ giải pháp tổng thể về nguồn nước hàng đầu Việt Nam.

Đến năm 2007, với việc mở rộng kinh doanh Tân Á Đại Thành sáp nhập với Công ty Tân Á Đông ở phía Nam và Công ty Tân Á tại Hà Nội thành Tập đoàn Tân Á Đại Thành có vốn điều lệ 760 tỉ đồng. Lúc này, công ty có 5 nhà máy hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Đắk Nông và Hưng Yên.

Cú “lấn sân” bất động sản của Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Ảnh 1.

Chân dung bà Nguyễn Thị Mai Phương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Á Đại Thành

Cũng như nhiều doanh nghiệp lớn khác, bất động sản là lĩnh vực tiềm năng mà mọi "ông lớn" đều muốn tham gia. Với quỹ đất đang sở hữu khoảng 1.000ha tại TP.HCM, Hà Nội, Nghệ An, Bình Thuận, Long An và Phú Quốc, Tân Á Đại Thành đang dần dần bước chân vào ngành kinh doanh bất động sản.

Dấu hỏi về năng lực của Tân Á Đại Thành khi bước chân vào kinh doanh địa ốc

Tuy nhiên, khi bước chân vào ngành nghề được xem là "tay trái", giới địa ốc không khỏi hoài nghi về năng lực phát triển các dự án. Mặc dù Tân Á Đại Thành là một thương hiệu nổi tiếng, tuy nhiên trong làng bất động sản thì đây là một cái tên hoàn toàn mới mẻ.

Ngoài Công ty cổ phần bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành mới được thành lập, thì Tân Á Đại Thành còn có một số công ty thành viên khác trong "hệ sinh thái" của Tập đoàn này có thể kể đến như: Công ty TNHH Sản Xuất và Thương mại Tân Á Hưng Yên (Tân Á Hưng Yên), CTCP Nhựa Stroman (Nhựa Stroman),…

Cú “lấn sân” bất động sản của Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Ảnh 2.

Meyhomes Capital Phú Quốc – dự án đầu tay của Tập đoàn Tân Á Đại Thành kể từ khi bước chân vào Bất động sản

Mặc dù là hai công ty đi đầu trong "hệ sinh thái" của Tân Á Đại Thành, tuy nhiên trong 4 năm trở lại đây, mặc dù doanh thu của Tân Á Hưng Yên mỗi năm đem lại hàng nghìn tỷ đồng nhưng hiệu quả về lợi nhuận lại chỉ vỏn vẹn vài tỷ đồng.

Theo số liệu từ tờ Viettimes, năm 2016 và 2017 doanh thu thuần của Tân Á Hưng Yên lần lượt đạt 1.604 tỷ đồng và 2.184 tỷ đồng; trong khi lãi thuần chỉ lần lượt là 4,43 tỷ đồng và 5,23 tỷ đồng. Năm 2019, doanh thu thuần của Tân Á Hưng Yên đạt 2.975 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước; lãi thuần cũng tăng nhẹ từ 6,94 tỷ đồng lên mức 8,39 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Tân Á Hưng Yên đạt 1.337 tỷ đồng, tăng khoảng 45 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu giảm nhẹ từ 210,7 tỷ đồng xuống mức 204,9 tỷ đồng.

Cũng theo Viettimes, kể từ khi thành lập vào tháng 7/2017 đến nay, Công ty CP Nhựa Stroman mới chỉ báo lãi vào năm 2019. Cụ thể, năm 2019, doanh thu thuần của Nhựa Stroman đạt 101,38 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước; lãi thuần ở mức 0,2 tỷ đồng, trong khi năm 2018 lỗ thuần 0,58 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Nhựa Stroman đạt 379 tỷ đồng, giảm 5,6% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng nhẹ lên mức 197,2 tỷ đồng. Theo số liệu thông kê vào năm 2019, Tập đoàn này thua lỗ khoảng 1,4 tỷ đồng đồng thời vẫn chưa phát sinh doanh thu trong quá trình đầu tư phát triển dự án.

Ngoài ra, mới đây CTCP Đầu tư Tập đoàn Tân Á Đại Thành cũng đã được thành lập hồi đầu năm 2019 và đều thuộc sở hữu của các cổ đông cá nhân. Vốn điều lệ công ty này là 510 tỷ đồng, trong đó chủ tịch Tân Á Đại Thành bà Nguyễn Thị Mai Phương nắm giữ nhiều nhất 50%, tiếp đến là ông Nguyễn Minh Ngọc sở hữu 30% và ông Nguyễn Anh Tuấn sở hữu 20%. Cũng theo Viettimes, đầu năm 2020 công ty này đã tăng vốn lên hơn 1657 tỷ đồng do con trai chủ tịch Tân Á Đại Thành là ông Nguyễn Duy Chính làm Tổng giám đốc. 

Với lĩnh vực BĐS, do dự án đang trong giai đoạn đầu tư nên Công ty BĐS Tân Á Đại thành chưa phát sinh doanh thu nên công ty ghi nhận khoản lõ 1,4 tỷ đồng trong năm 2019 (theo Viettimes). 

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
6 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
11 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
12 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
13 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
14 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.