Cú lừa trăm triệu USD của 'Starbucks Trung Quốc': 3 nhà băng lớn bậc nhất thế giới bị qua mặt, kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính như GIC hay quỹ đầu tư nhà nước Singapore cũng bị lừa

30/04/2020 09:07
3 nhà băng Credit Suisse, Morgan Stanley và Barclay cùng loạt kỳ cựu trong lĩnh vực đầu tư tài chính đều bị "Starbucks Trung Quốc" lừa, tổn thất nặng nề.

Trước khi xảy ra bê bối kế toán khiến giá cổ phiếu cắm đầu lao dốc rồi vỡ nợ, nhà sáng lập tỷ phú của Luckin Coffee - chuỗi cà phê được mệnh danh là Starbucks của Trung Quốc Lu Zhengyao vốn là khách hàng lý tưởng của nhà băng Credit Suisse.

"Tôi không nhớ đã ăn tối với ông ấy bao nhiêu lần ở Bắc Kinh nữa. Đây là một khách hàng sộp của ngân hàng chúng tôi", Tidajane Thiam - cựu lãnh đạo Credit Suisse từng chia sẻ về Lu Zhengyao. Ông ca ngợi mối quan hệ của Lu với ngân hàng: "Ông ấy là khách hàng trong mơ của chúng tôi".

Tuy nhiên, sự sụp đổ của Luckin vào tháng này là cú giáng đòn mạnh lên nhiều "lão làng" trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Hóa ra tất cả họ đều bị lừa và thiệt hại nặng nhất chính là Credit Suisse. Nhà băng này đã mất một vụ IPO lớn ở Hong Kong khi bê bối của Luckin nổi lên và báo cáo một sự gia tăng gấp 5 lần các khoản dự phòng rủi ro cho vay ở chi nhánh châu Á Thái Bình Dương - chủ yếu liên quan tới các vụ vỡ nợ của Lu. Ngân hàng cũng đang tiến hành một cuộc điều tra nội bộ và xem xét kỹ lưỡng hơn những khoản vay với các công ty Trung Quốc vốn đang tăng lên ngày một nhiều.

 Cú lừa trăm triệu USD của Starbucks Trung Quốc: 3 nhà băng lớn bậc nhất thế giới bị qua mặt, kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính như GIC hay quỹ đầu tư nhà nước Singapore cũng bị lừa - Ảnh 1.

Nhà sáng lập Luckin Lu Zhengyao.

Trong khi Lu vẫn chưa bị cáo buộc bất kỳ tội danh gì nhưng một báo cáo điều tra đã tiết lộ các lãnh đạo cấp cao của Luckin đã khai khống doanh thu của công ty lên tới 310 triệu USD vào năm 2019. Đây thực sự là một thông tin gây sốc với giới kinh doanh toàn cầu và nó cho thấy rủi ro cao với các ngân hàng đầu tư khi thực hiện các thỏa thuận tại Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vốn là thị trường quan trọng trong chiến lược của Credit Suisse để giành lấy những khách hàng "sộp" là những doanh nhân giàu có trên khắp châu Á.

"Luckin là một mô hình thu nhỏ của những gì có thể xảy ra khi các tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành lỏng lẻo được áp dụng nhằm cho phép các công ty theo đuổi sự tăng trưởng nhanh chóng. Luckin có nhiều dấu hiệu cho thấy là một doanh nghiệp phát triển nhanh, rủi ro lớn", Mark Williams, giáo sư tại Đại học Boston và là cựu thanh tra ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cho biết.

CEO Thomas Gottstein - người đảm nhận vị trí của Thiam vào tháng 2 từ chối đưa ra bình luận về trường hợp của Luckin. Nhà băng này vẫn đang bước đầu điều tra các đơn vị kiểm toán và luật sư liên quan. Ông nói: "Có quá nhiều bên liên quan để đưa ra được kết luận sớm".

Dẫu vậy, Gottstein đã chỉ ra tín hiệu cho thấy sự sụp đổ cổ phiếu của Luckin sẽ không làm thay đổi chiến lược của ngân hàng là tiếp tục nhắm tới những doanh nhân giàu có ở Trung Quốc.

"Đó là một chiến lược mà chúng tôi tin rằng có hiệu quả bởi nó kết hợp sức mạnh trong mảng ngân hàng tư nhân và ngân hàng đầu tư. Chúng tôi đã thành công rất nhiều trên khắp thế giới".

Đáng nói là, Credit Suisse không phải nhà băng duy nhất vướng vào bê bối của Luckin. Những nhà đầu tư ban đầu vào chuỗi cà phê này gồm cả gã khổng lồ đầu tư toàn cầu GIC, quỹ đầu tư nhà nước Singapore. Morgan Stanley cũng là một phần trong nhóm bảo lãnh IPO và cũng cho Lu vay một vài khoản tiền lớn. Ngoài ra còn có Barclay. Tất cả những nhà băng này có nguy cơ đối mặt với vụ kiện từ các nhà đầu tư sau khi giá cổ phiếu Luckin sụt tới 91% so với mức cao nhất hồi tháng 1.

Credit Suisse ảnh hưởng nhiều nhất bởi họ chính là nhà băng dẫn đầu trong nhóm bảo lãnh cho vụ IPO của Luckin vào năm ngoái ở New York. Đây cũng là đơn vị nhận tới 60% trong tổng chi phí mà Luckin phải trả cho các ngân hàng.

 Cú lừa trăm triệu USD của Starbucks Trung Quốc: 3 nhà băng lớn bậc nhất thế giới bị qua mặt, kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính như GIC hay quỹ đầu tư nhà nước Singapore cũng bị lừa - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu của Luckin chạm đáy thời gian gần đây.

Trước đó Helman Sitohang - người đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương của Credit Suisse từng ca ngợi Lu là một trong những câu chuyện thành công của nhà băng này. Lu khởi nghiệp Car Inc vào năm 2007 và biến nó thành công ty cho thuê lớn nhất Trung Quốc. Credit Suisse cũng là đơn vị bảo lãnh cho công ty này IPO vào năm 2014 cùng với việc trở thành tư vấn cho 3 vụ bán trái phiếu ở Mỹ tổng cộng tới 1,2 tỷ USD.

Lu sau đó đặt ra mục tiêu hạ gục Starbucks ở Trung Quốc và mở rộng Luckin thành đối thủ đáng gờm, có hơn 4.500 cửa hàng chỉ trong 2 năm. Trong một khoảng thời gian, Luckin trở nên đặc biệt thu hút với các nhà đầu tư khi cổ phiếu tăng gấp 3 chỉ sau 8 tháng bắt đầu giao dịch.

Trong khi hội đồng quản trị Luckin nói rằng họ đang tập trung vào điều tra COO Jian Liu, Lu thừa nhận công ty "đi quá xa và quá nhanh", IPO sau 18 tháng kinh doanh.

"Tôi đang đổ lỗi cho chính bản thân. Việc tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã tạo ra nhiều vấn đề cho công ty".

Cổ phiếu Luckin hiện vẫn bị ngưng giao dịch để chờ kiểm tra. Ngày 6/4, cổ phiếu công ty ở mức 4,39 USD/1 cổ phiếu, giảm từ mức cao nhất tháng 1 là 51,38 USD/1 cổ phiếu. Trái phiếu chuyển đổi công ty giao dịch ở mức chỉ 24 cent, thấp kỷ lục.

Khi mọi chuyện rõ ràng, Credit Suisse sẽ vẫn tiếp tục kinh doanh dù sẽ phải chịu thiệt hại trong ngắn hạn vì Luckin. Tuy nhiên, nhà băng này sẽ xem đây như "cái giá khá đắt của việc làm ăn kinh doanh".

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
37 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
49 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.