Thị trường chứng khoán Trung Quốc đóng cửa vào thứ 2. Hôm thứ 6 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải đã kết thúc năm 2018 ở mức 2.493,9, giảm gần 25% và là năm tồi tệ nhất kể từ 2008. Chỉ số này đã đạt đỉnh 3.587 điểm vào tháng 1 nhưng lại giảm tới 31% vào tháng 10 giữa những quan ngại về suy thoái kinh tế, cuộc chiến thương mại với Mỹ và các vấn đề tài chính doanh nghiệp.
Ông Zhou Xuedong, quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ươngTrung Quốc cho biết: "Mức độ sụt giảm này là khá lớn. Tuy nhiên thị trường lại không rơi vào hoảng loạn hay phải chứng kiến (chứng khoán) bán phá giá và cảnh nhiều công ty niêm yết sắp phá sản. Đây là một quá trình tự nhiên của việc điều chỉnh thị trường. Những người tham gia thị trường đã phần nào trưởng thành hơn."
"Sau khi thị trường chứng khoán giảm từ 3.500 xuống 2.500, mức định giá thấp như vậy giúp chúng tôi thấy rất an toàn. Càng có ít bong bóng, chúng tôi càng an toàn. Khi chứng khoán ở mức an toàn, ngành ngân hàng nói chung sẽ ổn định hơn."
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt các thông báo trong vài tháng qua để hỗ trợ chứng khoán và nền kinh tế. Giao dịch đại lục bị kiểm soát bởi các nhà đầu tư bán lẻ thân thiết hơn là các tổ chức. Điều này làm cho hiệu suất thị trường gắn với tăng trưởng kinh tế ít hơn so với các chỉ số chứng khoán ở các quốc gia khác. Dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang rơi vào trạng thái lơ lửng khi chỉ số chứng khoán Shanghai Composite gần như không thể hồi phục sau khi rơi xuống mức thấp kỷ lục trong gần bốn năm vào tháng 10 vừa qua, và chỉ bằng một nửa so với mức kỷ lục năm 2015.
Tuy nhiên, khác với việc can thiệp thị trường một cách vội vàng và thiếu tinh tế như trong vụ sụp đổ thị trường mùa hè năm 2015, cách giải quyết sụt giảm thị trường chứng khoán mới nhất của chính phủ có phần mềm mỏng và hiệu quả hơn. Các nhà chức trách khuyến khích các quỹ tư nhân và chính quyền địa phương thành lập các quỹ đầu tư để hỗ trợ các công ty đang phải vật lộn với quy định thế chấp tài sản còn được gọi là "thế chấp cổ phiếu".
Tuần trước, trong một bài đăng trực tuyến, thành viên của Ủy ban ổn định và phát triển Tài chính thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng cho hay cần có sự thực hiện các nguyên tắc định hướng thị trường và giảm can thiệp hành chính trong giao dịch.
Hôm thứ 6, khi ông Zhou và các đại diện khác từ ngân hàng trung ương được yêu cầu phát biểu, ông Zou Lan, phó tổng giám đốc ngành thị trường tài chính lấy ví dụ về sự thành công của PBOC trong đẩy mạnh tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông không trả lời khi được yêu cầu đưa thông tin chi tiết và thời gian cho cải cách tài chính ở Trung Quốc.
Nhìn chung, ông Zhou nhấn mạnh rằng ông tin tưởng vào sự ổn định tài chính của Trung Quốc và nhận thấy các ngân hàng lớn đang hoạt động tốt.
Ông cũng nói thêm hệ thống tài chính có chu kỳ khoảng 10 năm một lần, do đó cũng đã đến lúc những rủi ro tích tụ bây lâu nên được phơi bày. "Trung Quốc là một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế có định hướng thị trường. Có nhiều hệ thống thị trường chưa được thông qua".