Cửa hàng không thiết yếu tại Anh xoay sở tồn tại giữa dịch Covid-19

04/05/2020 08:48
Nhiều cửa hàng không thiết yếu tại Anh đã phải tìm mọi cách để có thể tồn tại khi đại dịch Covid-19 đã thay đổi căn bản cuộc sống của người dân.

Các con phố sầm uất tại Anh giờ yên ắng đến đáng sợ, nhiều cửa hàng không thiết yếu đã buộc phải đóng cửa và hàng nghìn lao động phải tạm nghỉ việc.

Trong số này, có những cửa hàng sẽ không bao giờ mở cửa trở lại trong khi vẫn có nhiều cửa hàng tìm cách thích nghi với cuộc sống trong đại dịch khi vừa phải tuân thủ giãn cách xã hội vừa tìm cách lôi kéo những khách hàng còn ngần ngại vì lo sợ mắc Covid-19 đến với cửa hàng của mình.

Tờ Observer đã có cuộc trao đổi với 3 chủ cửa hàng trên các con phố chính ở Anh để xem họ đã phải trải qua những khó khăn gì trong thời gian qua và những kỳ vọng của họ trong tương lai khi dịch Covid-19 bị đẩy lùi.

Cửa hàng không thiết yếu tại Anh xoay sở tồn tại giữa dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Thợ cắt tóc Anne Murray và cửa hàng trên phố của cô. Ảnh: Observer

Thợ cắt tóc

Thợ cắt tóc Anne Murray cho biết, cô rất nhớ thời điểm bận rộn phục vụ khách hàng trước đây trên cửa hàng Mint ở High Street và những câu chuyện phiếm mà họ chia sẻ với cô trong khi cắt tóc: “Khách hàng của tôi rất cởi mở. Chúng tôi như là những “cố vấn thứ 2” cho mọi vấn đề mà họ gặp phải”.

Cửa hàng cắt tóc Mint của cô đã phải đóng cửa kể từ khi lệnh phong toả được Chính phủ Anh công bố hồi cuối tháng 3. Cô đã phải cho nghỉ việc một thợ cắt tóc khác mà cô đã thuê và dự định dùng số tiền 10.000 bảng mà mình dành dụm được để trang trải mọi chi phí trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Anne Murray lo ngại, cô có thể là một trong những người còn mở cửa hàng cuối cùng còn đủ khả năng mở cửa trở lại cửa hàng khi thời hạn giãn cách xã hội kết thúc dự kiến vào cuối năm nay.

“Khi cắt tóc cho khách, rất ít khi chúng tôi nhìn thẳng vào nhau, nhưng việc tiếp xúc quá gần giữa thợ cắt tóc và khách khiến chúng tôi không thể duy trì được khoảng cách giãn cách tối thiểu 2m”, cô Anne Murray chia sẻ.

Anne Murray cho biết, cô đang cân nhắc mặc đồ bảo hộ y tế nếu những bộ đồ này được bán cho người lao động: “Tôi chắc chắn sẽ làm như vậy để bảo vệ khách hàng cũng như chính bản thân mình. Tuy nhiên, nghề cắt tóc là công việc khá riêng tư và mặc như vậy nhìn khá kỳ quặc”.

Dù vậy, việc phải đóng cửa quá lâu cũng khiến cửa hàng của cô đối mặt với rất nhiều rủi ro: “Tôi không nghĩ có cửa hàng nào có thể tồn tại lâu như vậy. Tôi rất buồn và lo lắng. Cửa hàng là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình”, cô Anne Murray chia sẻ.

Thỉnh thoảng Anne Murray vẫn dạo qua khu vực có cửa hàng của mình và tự hỏi, mọi chuyện sẽ như thế nào khi đại dịch Covid-19 qua đi: “Không khí yên ắng đến đáng sợ, tôi đi qua một dãy cửa hàng đóng cửa và không thể không nghĩ về việc cửa hàng nào có thể tồn tại tiếp”.

Cửa hàng không thiết yếu tại Anh xoay sở tồn tại giữa dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Brett Cahill-Moreno (trái) và Al Bramley tại nhà hàng Mexico của hai người. Ảnh: Observer

Nhân viên nhà hàng

Al Bramley luôn sẵn sàng trực nghe điện thoại đặt hàng đồ ăn mang đi tại cửa hàng đồ ăn Mexico mà ông mở cùng đồng nghiệp Brett Cahill-Moreno hồi tháng 9/2019.

“Mọi người thường tự nấu ăn đầu tuần và sau đó gọi món ăn từ nhà hàng vào dịp cuối tuần. Có rất nhiều các buổi tiệc online qua ứng dụng Zoom và mọi người thường mua đồ về ăn trong dịp đó”, ông Al Bramley chia sẻ nhanh khi chờ 2 đầu bếp chuẩn bị đồ ăn cho khách.

Trước khi có lệnh phong toả, cửa hàng của ông chật kín khách vào buổi trưa. Giờ thì bàn ghế chất đống trong góc tường. Bramley và Cahill-Moreno đã đóng cửa hàng được 2 tuần và cho cả 10 nhân viên nghỉ việc cho đến cuối tháng trước, họ lại thuê trở lại 2 đầu bếp và 2 nhân viên lễ tân phục vụ khách đặt đồ ăn mang đi. “Chúng tôi phải thích nghi với mọi sự thay đổi”, ông Bramley nói.

Cuối tuần trước, họ nhận được 140 đơn đặt hàng và dự định sẽ mở rộng việc kinh doanh. Họ thậm chí đã khai trương một ứng dụng nhằm giúp khách hàng dễ dàng đặt đồ hơn. “Chúng tôi đưa ứng dụng lên mạng khoảng 1 tuần trước và đã có 650 lượt tải ứng dụng này”, ông Bramley nói.

Dù đã rất nỗ lực, doanh thu của họ vẫn bị giảm một nửa so với trước đây và họ chỉ có thể duy trì nhà hàng nếu tiền thuê mặt bằng giảm trong dài hạn. “Chúng tôi sẽ phải đàm phán với bên cho thuê mặt bằng về việc này. Chúng tôi chưa nói gì với họ nhưng việc này chắc chắn sẽ phải xảy ra”, ông Bramley nói.

Cũng theo ông Bramley, ông cũng đã nghĩ rất nhiều cách để bố trí các bàn cách nhau ít nhất 2m để đảm bảo giãn cách xã hội: “Chúng tôi có thể kê khoảng 25 bàn trong nhà và nếu trời nắng, chúng tôi có thể kê 30 bàn bên ngoài. Nếu tiền thuê mặt bằng được giảm, chúng tôi sẽ tồn tại được”.

Cửa hàng không thiết yếu tại Anh xoay sở tồn tại giữa dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Nhân viên môi giới nhà đất Jake Shropshire. Ảnh: Observer

Nhân viên môi giới nhà đất

Lần cuối cùng nhân viên môi giới nhà đất Jake Shropshire có mặt tại văn phòng Jonathan Hunt là vào tháng 3. “Tôi vẫn kịp đến lấy điện thoại và máy tính”, ông Shropshire chia sẻ.

Kể từ thời điểm đó, việc mua bán nhà đất dường như đình lại hoàn toàn. “Không ai còn màng đến việc xem đất đai nữa. Mọi thứ dừng lại hết”, ông Shropshire cho biết và nói thêm ông đang tìm mọi cách để duy trì doanh số bán nhà.

“Chúng tôi cố gắng hết sức có thể, nhưng hơn 60% số luật sư chúng tôi từng thương thảo công việc giờ đã phải nghỉ làm. Thách thức giờ là rất lớn”. Trong khi đó, nhiều người mua nhà giờ cũng bị kẹt vì không thể bán nhà và điều này khiến cho công việc của ông Shropshire càng thêm khó khăn.

Dù vậy, vẫn có một vài người tìm cách mua nhà trong thời gian này. Ông Shropshire chuẩn bị bàn giao chìa khoá cho một số người tìm mua nhà vào cuối tuần qua. “Chúng tôi không hề gặp nhau, sẽ không có chuyện lây nhiễm bệnh. Tôi đến đó đặt chìa khoá ngoài cửa, bấm chuông gọi họ ra và rời đi ngay”, ông Shropshire nói.

Dù có thể tồn tại đến khi lệnh phong toả được dỡ bỏ, ông Shropshire vẫn không khỏi lo lắng về việc mở cửa trở lại văn phòng của mình. Các nhân viên vẫn sẽ nhận lương nhưng phải mất khá nhiều thời gian thị trường bất động sản mới sôi động trở lại. “Bất động sản sẽ không thể sôi động ngay lập tức, phải mất ít nhất 23 tháng để tiền lại đổ vào thị trường này. Khoảng thời gian trước đó sẽ rất cam go”, ông Shropshire nhận định./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
1 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
44 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
57 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.