Các quốc gia dầu lửa lớn ở vùng Vịnh ví như Iran, Saudi Arabia hay các tiểu vuong quốc Arab thống nhất (UAE), nơi được biết đến như "giếng dầu" của thế giới, đều phải vận chuyển dầu qua eo biển hẹp này.
Tóm lại, Hormuz chính là con đường chiến lược trên biển kết nối các quốc gia sản xuất dầu lớn của Trung Đông với các thị trường chủ chốt khắp châu lục.
Eo biển Hormuz chỉ có chiều dài 167km và ở điểm hẹp nhất chỉ rộng 33km nhưng lại là tuyến đường biển đông đúc nhất thế giới bởi nếu không vận chuyển dầu qua eo biển này, các nước hiện có vô cùng ít lựa chọn khác tốt hơn.
Lãnh đạo tối cao của Iran, ông Ayatollah Ali Khamenei, đã tuyên bố để tang tướng Soleimani 3 ngày và rằng sự trả thù cứng rắn đang chờ đợi những kẻ tội phạm đứng đằng sau vụ tấn công này. Lầu Năm góc vào cuối chiều ngày thứ Sáu cũng khẳng định sẽ triển khai thêm 3 nghìn binh lính đến Trung Đông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng nước Mỹ sẵn sàng hành động nếu người Mỹ bị đe dọa sau vụ thiệt mạng của tướng Soleimani. Đầu ngày thứ Sáu ông có ghi một số dòng trạng thái và tuyên bố rằng vị tướng quân đội hàng đầu Iran này lẽ ra nên bị lật đổ từ nhiều năm trước.
Các động thái từ phía Iran sẽ trở thành tâm điểm chú ý của thị trường trong những ngày và tuần sắp tới. Và một lần nữa, người ta lại chờ xem Iran sẽ làm gì với eo Hormuz.
Các tàu chở dầu lấy dầu từ cảng trong khu vực vịnh Ba Tư sẽ cần phải đi qua eo biển này. Ước tính trong năm 2018, mỗi ngày có khoảng 21 triệu thùng dầu được vận chuyển qua đây, tức tương đương khoảng đến gần 1/3 lượng dầu được sản xuất từ các vùng biển của thế giới, ngoài ra nếu tính lượng xăng, lượng vận chuyển qua đây ước tính khoảng 21% tổng lượng xăng tiêu thụ của toàn cầu, theo tính toán của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Không ít người đặt câu hỏi liệu người ta có thể không cần đến eo Hormuz này để vận chuyển dầu hay không?
Không hề dễ dàng. Saudi Arabia và UAE vận hành đường ống duy nhất có khả năng vận chuyển dầu thô ra khỏi khu vực vịnh Ba Tư cũng như đường ống bổ sung tránh eo biển này.
Ở thời điểm cuối năm 2018, tổng lượng dầu thô sản xuất ra của hai nước ước tính khoảng 6,5 triệu thùng dầu/ngày. Với 2,7 triệu thùng dầu/ngày vận chuyển qua hệ thống đường ống, khoảng 3,8 triệu thùng dầu còn lại sẽ cần phải đi qua eo biển Hormuz để đến các khu vực khác của thế giới.
Căng thẳng đang leo thang, cũng không ít người đang băn khoăn về khả năng Iran sẽ có thể đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz để gây sức ép lên giá dầu thế giới. Tuy nhiên khả năng này khó có thể xảy ra khi mà tàu chiến hạm đội 5 của Mỹ đang hiện diện tại Bahrain.
Ngoài ra vào tháng 5/2019, Mỹ từng tuyên bố sẽ có thể gửi đến khu vực thêm máy bay chiến đấu và tàu chiến để ứng phó với cái mà chính quyền Tổng thống Trump nói rằng Iran và các nước đồng minh của họ đang chuẩn bị tấn công vào các lực lượng Mỹ đóng quân tại khu vực.