Cục Dự trữ liên bang Mỹ: Lạm phát cố kết là mối nguy lớn

08/07/2022 09:57
Fed vừa công bố biên bản cuộc họp trong tháng 6, qua đó thể hiện quyết tâm lớn trong việc ngăn chặn lạm phát trở nên cố kết.

Quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thể hiện quyết tâm cao đối với kế hoạch tiếp tục tăng lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát trở nên cố kết trong kỳ họp tháng 6, dù điều đó có thể kéo giảm tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới.

Trong tháng trước, các nhà hoạch định chính sách tại Fed thống nhất tăng lãi suất thêm 0,75% và ủng hộ phương án tiếp tục nâng lãi suất điều hành thêm 0,5% hoặc 0,75% trong kỳ họp cuối tháng 7, theo biên bản quốc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) vào ngày 14-15/6 vừa qua. Duy trì uy tín của ngân hàng trung ương Mỹ trong cuộc chiến chống lạm phát là mục tiêu tối quan trọng, theo nội dung biên bản cuộc họp.

“Các thành viên cuộc họp nhận định rủi ro lớn mà họ phải đối mặt là lạm phát sẽ trở nên cố kết nếu như người dân nghi ngờ quyết tâm của FOMC. Họ cũng cho rằng quan điểm siết chặt hơn chính sách là phù hợp nếu áp lực lạm phát cao kéo dài”, theo biên bản cuộc họp.

Các quan chức “thừa nhận rằng quá trình siết chính sách có thể kéo giảm tăng trưởng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian, tuy nhiên, đưa lạm phát về ngưỡng 2% là nhiệm vụ tối quan trọng nhằm đạt được tỷ lệ người dân có việc làm cao một cách bền vững”.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ: Lạm phát cố kết là mối nguy lớn - Ảnh 1.

Chủ tịch Jerome Powell cho biết Fed có thể tăng lãi suất thêm 0,5% hoặc 0,75% trong kỳ họp tháng 7. Ảnh: Bloomberg.

Mức tăng lãi suất 0,75% trong tháng 6 gây bất ngờ lớn cho nhà đầu tư và giới chuyên gia dù các quan chức của Fed trước đó liên tục phát đi tín hiệu cơ quan này sẽ nâng lãi suất thêm 0,5%. Tuy nhiên, sau khi lạm phát tháng 5 chạm đỉnh 40 năm và kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng Mỹ tiếp tục đi lên, Fed buộc phải hành động quyết liệt hơn so với dự định trước đó.

Các tiếp cận quyết liệt của Fed nhằm sớm hạ nhiệt lạm phát cao nhất từ năm 1982 làm chao đảo các thị trường tài chính khi nhà đầu tư lo sợ môi trường chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái. Tuy nhiên, từ “suy thoái” không được nhắc tới trong biên bản cuộc họp lần này trong khi đó “lạm phát” được lặp lại tới 90 lần.

“Họ có thể thất thế trước mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưng họ không thể để thua trước lạm phát”, theo Mark Spindel, Giám đốc đầu tư của MBB Capital Partners LLC.

Chủ tịch Fed Kansas City Esther George là thành viên duy nhất trong số 18 quan chức phản đối phương án tăng lãi suất thêm 0,75% trong tháng 6, theo nội dung biên bản cuộc họp.

Nỗi lo suy thoái

Quan ngại suy thoái liên tục tăng cao sau khi cuộc họp của Fed khép lại, đặc biệt trong bối cảnh một số quan chức ngân hàng trung ương Mỹ, từ sau cuộc họp tháng 6, liên tục lên tiếng ủng hộ quan điểm của ông Powell trong cuộc họp báo về triển vọng lãi suất trong tháng 7 (lãi suất tăng 0,5% hoặc 0,75%).

Cục Dự trữ liên bang Mỹ: Lạm phát cố kết là mối nguy lớn - Ảnh 2.

Dự báo lãi suất của các thành viên Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ. Ảnh: Bloomberg.


Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân, phương pháp đo lường lạm phát yêu thích của Fed, tăng 6,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn 3 lần so với ngưỡng mục tiêu 2% của cơ quan này.

Ông Powell trước đó cho biết Fed “có cách” để có thể kéo giảm lạm phát và không gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường lao động, tuy nhiên ông thừa nhận đó là một thử thách khó.

Nhiều chuyên gia kinh tế và định chế tài chính đã dạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ trong bối cảnh các điều kiện tài chính tiếp tục được thắt chặt, hoạt động sản xuất và chi tiêu tiêu dùng có dấu hiệu giảm.

Xác suất Mỹ rơi vào suy thoái trong năm tới hiện tại ở ngưỡng 38%, theo Bloomberg Economics. Quan điểm bi quan cũng được thể hiện trên thị trường lãi suất tương lai: nhà đầu tư dự báo Fed sẽ phải sớm dừng tăng lãi suất trong năm 2023 và bắt đầu giảm lãi suất từ giữa năm 2023.

“Ủy ban thị trường mở liên bang hiện chậm chân trong cuộc chiến lạm phát, nhưng họ hiện toàn tâm, toàn ý trong trận chiến này”, theo Stephen Stanley​, Kinh tế trưởng tại Amherst Pierpont Securities LLC. “Câu hỏi ở thời điểm hiện tại là Fed cần siết chặt chính sách tiền tệ tới mức độ nào?”.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
10 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
10 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
10 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
8 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
7 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
5 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
14 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
16 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
18 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.