Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh

17/11/2018 09:24
Năm nay, trong một tâm thế khác hẳn, người nông dân vui vẻ, rạng ngời trên từng ruộng cúc hoạ mi nhà mình. Mấy ngày nữa thôi, cúc hoạ mi sẽ bung nở khoe sắc, ngập tràn trong sắc nắng còn sót lại của mùa trước. Nắng không còn gắt và trời sẽ dịu hơn, khi ấy, họa mi xuống phố càng thêm tình, thêm yêu.

Người ta bảo mùa đông Hà Nội trở nên dịu dàng hơn nhiều nhờ có cúc hoạ mi với vẻ đẹp giản dị vốn có của nó. Dù mùa họa mi ngắn ngủi, dễ nở rồi cũng dễ tàn nhưng người Hà Nội vương vấn, quyến luyến lắm. Đông tới, trời se lạnh, niềm hạnh phúc âu cũng chỉ là ôm bó họa mi đầy tinh khiết, mỏng manh dạo phố.

Họ vẫn luôn chờ, luôn đợi mùa cúc hoạ mi vào mỗi độ cuối thu đầu đông, như một thói quen của hàng chục năm qua. Những nụ hoa vốn bé tạo, trắng muốt, lại mỏng manh, nhưng khiến lòng người trong những tháng gần cuối năm bồi hồi, xao động. 

Cúc họa mi được trồng chủ yếu tại vừa hoa Nhật Tân, Tây Tựu, sau chợ hoa Quảng Bá hay ven bãi đá sông Hồng. Những người bán hàng rong chủ yếu đến vườn Nhật Tân để lấy hoa, sau đó chở đi khắp các phố phường Hà Nội.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 1.

Những vườn cúc hoạ mi ngút tầm mắt. Chỉ mấy ngày nữa thôi, cả vùng Nhật Tân sẽ ngập trong sắc trắng tinh khôi.

Từng cánh hoa nở sớm trắng muốt, mong manh.


Một tuần nữa thôi, cả vườn Nhật Tân ngập chìm trong sắc trắng cúc hoạ mi

Trước kia, cúc hoạ mi chỉ là một loài cây dại. Người nông dân thường trông xen canh cúc với đào cho vụ mùa Tết. Loài hoa chóng nở, chóng tàn, nhưng dễ sống. Trung bình, vòng đời của cúc hoạ mi sau khi được thu hoạch chỉ vỏn vẹn khoảng 10 ngày. Loài hoa này thường mọc vươn về phía mặt trời, được ươm mầm từ tháng 5 - tháng 6 (Âm lịch).

Cúc họa mi tại Nhật Tân được trồng theo 2 phương thức là trồng xen canh với đào và trồng luống riêng. Những ruộng cúc chạy dài đến sát bờ sông Hồng cả trăm mét hút tầm nhìn bởi màu trắng ngút ngàn. Theo người dân, khoảng một tuần nữa thôi, khi đã chính thức vào chính vụ, Nhật Tân sẽ ngập chìm trong sắc trắng của cúc họa mi.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 3.

Vườn cúc hoạ mi được trồng đan xen giữa các luống hoa xuân.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 4.

Người nông dân chuẩn bị tất bật cho một vụ mùa sắp tới.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều ruộng cúc đã bắt đầu trổ bông. Những cánh hoa nhỏ vươn mình khoe sắc, trông mát mắt một vùng trời. Ban ngày, nông dân phun thuốc sâu cho từng vườn cúc. Sáng sớm và chiều tối, họ đi hái cúc hoạ mi. Cúc bắt đầu nở lác đác nên họ phải biết chọn cành nào có hoa nở nhiều để tỉa.

Chú Hưng (45 tuổi) - một nông dân Nhật Tân "chính hiệu" cho biết, dù thời tiết thuận lợi không còn cảnh lạnh buốt như năm ngoái, nhưng mặt bằng chung, cúc hoạ mi vẫn vào mùa chậm hơn một tuần. Hiện, có nhiều ruộng người dân biết cách cho cây ra hoa sớm tùy theo ý mình nên thu nhập khá cao. Còn riêng vùng Nhật Tân phải một tuần nữa mới nở rộ.

Vườn cúc của nhà chú Hưng chạy dài hàng trăm mét. Khi chúng tôi đến thăm, chúng vẫn đang tất bật gia cố từng luống hoa. "Từ giờ đến cuối tuần hoa sẽ nở rất đẹp. Nhà chú có mấy luống vẫn còn xanh, chưa chịu ra bông. Rất may năm nay thời tiết khá thuận lợi nên cúc nở đẹp và cho giá tốt".

Để trồng được những ruộng cúc hoạ mi ngút ngàn phải mất gần nửa năm trời cùng bao công sức chăm bón. Ngoài việc huy động cả gia đình ngày đêm túc trực tại vườn, nhiều nông dân thậm chí còn phải thuê thêm nhân công, từ công đoạn trồng, bón phân, làm cỏ, đến phun thuốc trừ sâu, dựng luống, thu hoạch.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 5.

Sáng sớm, họ bắt đầu phun thuốc cho hoa.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 6.

Đến chiều thì đi cắt hoa thuê cho nhiều hộ gia đình khác.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 7.
Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 8.
Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 9.

Sau cùng là phân loại và gói từng bó hoa.

Mùa họa mi đến, cả vùng đất Nhật Tân như nhộn nhịp hẳn lên. Đi từ trục đường lớn vào tận trong từng vườn hoa thứ người ta luôn luôn nhìn thấy là họa mi. Khoảng thời gian này, những ai yêu và muốn chụp ảnh cùng họa mi đều đổ xô tìm về các vườn hoa.

"Các cô các chú đều phải dựng và cố định từng luống cúc bằng thanh tre, dây cước để tránh hoa đổ, gãy. Bây giờ hầu như vườn nào ở Nhật Tân cũng đều mở thêm dịch vụ cho du khách đến tham quan, chụp ảnh. Thành thử nếu không làm vườn chắc chắn, sẽ xảy ra tình trạng cành hoa bị gãy, bông bị ngắt vô ý thức" - cô Lan (50 tuổi) cho hay.

Nông dân kiếm trăm triệu nhờ cúc hoạ mi

Năm ngoái, mùa cúc họa mi nở cũng là lúc nước sông Hồng dâng lên gây ngập lụt, nhiều nhà dân trồng hoa chạy dọc bờ sông chấp nhận "ôm" lỗ vào mình. Cả vườn hoa rộng nằm sát ngay sông Hồng chịu 5 trận nước lụt, ngủm hết cả ngọn. Có nhiều hộ gia đình bỏ ra trăm triệu tiền vay ngân hàng để đầu tư, nhưng rốt cuộc thu lại chẳng được là bao. Nước dâng chìm cả luống khiến hoa xấu, người ta không mua nên lỗ vốn nặng.

Năm nay, trong một tâm thế khác hẳn, người nông dân vui vẻ, rạng ngời trên từng ruộng cúc nhà mình. Giá hoa đầu vụ đang cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái. Một bó lớn bên trong có 3 bó nhỏ giá chừng 160.000 - 200.000 đồng. Đặc biệt, giá bán lẻ trên phố cũng khoảng 80.000 - 100.000 đồng/bó nhỏ. Ước tính, với mỗi vườn cúc hoạ mi, chủ vườn dễ dàng thu nhập 60 - 100 triệu đồng.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 10.

Nông dân làm việc hết công suất trên từng luống hoa.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 11.
Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 12.
Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 13.
Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 14.

Một vụ mùa rộn ràng, nhiều lợi nhuận báo trước trên nụ cười của người nông dân.

Nắm bắt tâm lý của chị em, nhiều hộ gia đình nhanh chóng mở dịch vụ chụp ảnh. Những lời mời chào thường dao động với mức giá trung bình 20.000 - 30.000 đồng/người thu hút nhiều bạn trẻ cùng những tay máy tìm đến. Tuy không nói cụ thể thu nhập nhưng cứ nhân với giá vé, doanh thu mỗi ngày cũng "nhỉnh" hơn nhiều so với những mùa hoa khác tại đây.

"Thời điểm này còn chưa đông lắm đâu, phải đến cuối tuần nhiều vườn trong làng đón hơn 1.000 lượt khách với mức thu 30.000 đồng/người/lượt. Chưa kể sau khi chụp ảnh xong, họ sẽ thêm nhiều bó cúc mang về. Thậm chí, ngày trước có người đã mua một thùng cúc để chuyển vào Sài Gòn" - chú Hùng (35 tuổi) chia sẻ.

Hiện tại, cúc họa mi vẫn đang là loài hoa được nhiều người Hà Nội "săn đón" và mong chờ nhất. Trên các tuyến phố, nhiều gánh hoa rong ruổi chở họa mi len lỏi mọi con đường. Cứ tầm trưa chiều, dọc đường Lê Duẩn, Thanh Niên, Thuỵ Khuê, Nguyễn Chí Thanh... một hàng dài những chiếc xe đạp đầy ắp họa mi trắng muốt thực sự thu hút sự chú ý của người qua đường.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 15.
Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 16.

Cúc hoạ mi - loài hoa chóng nở, chóng tàn nhưng cũng đủ khiến lòng người xao xuyến.


"Giá cúc đầu mua đang khá cao nên chị bán không được nhiều lắm. Tuy nhiên những người yêu hoa, họ vẫn mong muốn có một lọ cúc hoạ mi đặt trong nhà nên thường mua 2 bó nhỏ. Cúc họa mi mùa này nở đẹp nên không chỉ mua về nhà, nhiều người còn mua tặng bạn bè" - chị Linh vừa đẩy xe hoa ngập tràn màu sắc của mình, vừa tâm sự.

Hà Nội 12 mùa hoa. Loài hoa biểu trưng cho tháng 11 của đất kinh kỳ không gì khác chính là cúc họa mi. Những cánh hoa mỏng manh, trắng muốt khiến bất cứ ai đi qua cũng động lòng xao xuyến trong tiết trời se lạnh. Mấy ngày nữa thôi, cúc hoạ mi sẽ bung nở khoe sắc, ngập tràn trong sắc nắng còn sót lại của mùa trước. Nắng không còn gắt và trời sẽ dịu hơn, khi ấy, họa mi xuống phố càng thêm tình, thêm yêu.

Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 17.

Từng gánh cúc hoạ mi xuống phố.


Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 18.
Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 19.
Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 20.

Cúc hoạ mi theo chân các chị, các cô len lỏi từng cung đường, ngõ phố.


Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 21.
Cúc hoạ mi vào vụ mùa, nông dân Hà Nội hớn hở chào mừng khách đến mua hoa và chụp ảnh - Ảnh 22.

Hà Nội 12 mùa hoa. Loài hoa biểu trưng cho tháng 11 của đất kinh kỳ không gì khác chính là cúc họa mi.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.955.588 VNĐ / tấn

21.34 UScents / lb

0.19 %

- 0.04

Cacao

COCOA

230.298.063 VNĐ / tấn

9,062.50 USD / mt

4.95 %

+ 427.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

167.350.219 VNĐ / tấn

298.71 UScents / lb

1.27 %

+ 3.74

Gạo

RICE

17.456 VNĐ / tấn

15.10 USD / CWT

0.48 %

- 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.174.819 VNĐ / tấn

982.59 UScents / bu

0.49 %

+ 4.84

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.157.140 VNĐ / tấn

291.20 USD / ust

0.62 %

+ 1.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
13 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
13 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
15 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
16 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.