Cúi đầu xin lỗi công khai, thề không truyền ngôi cho con: Những điều chưa từng làm của thái từ Lee nhằm nỗ lực kiến tạo 'Samsung mới'

04/06/2020 16:46
Trước thời điểm diễn ra phiên tòa thứ 2, thái tử Lee đang tìm mọi cách để đánh bóng tên tuổi của chính mình và Samsung.

Ai cũng có thể thấy rõ, các tỷ phú công nghệ là những "nhà vô địch" trong trận chiến chống Covid-19 nhưng có lẽ không ai có thể sánh bằng Jay Y. Lee – người thừa kế sáng giá tập đoàn Samsung.

Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và vị Phó chủ tịch của họ là những nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên một trong những chiến dịch kiểm soát Covid-19 thành công nhất ở châu Á. Kể từ tháng 3, Samsung đã gửi những bác sỹ của công ty đến các điểm nóng virus, đưa nhiều kỹ sư Hàn Quốc ra nước ngoài bằng máy bay riêng, đóng góp gần 39 triệu USD để viện trợ chống dịch trên toàn cầu và đóng vai trò chính trong việc tăng tốc sản xuất các bộ kit xét nghiệm với sự giúp đỡ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe vào thời điểm quyết định trận chiến của Hàn Quốc chống lại Covid-19.

Samsung – nhà sản xuất chip nhớ, thiết bị di động và màn hình điện tử lớn nhất thế giới đã cùng với các tập đoàn lớn khác giúp là phẳng đường cong virus. Tuy nhiên với thái tử Lee, thành công này đến vào thời điểm cực kỳ quan trọng. Những nỗ lực đánh bóng tên tuổi trước công chúng được thực hiện ngay trước khi diễn ra đoạn kết - tức là phiên toàn xét xử tội hối lộ của Phó chủ tịch Lee. Ông bị cáo buộc hối lộ 2 con bạch mã và những món quà khác để nhận được sự giúp đỡ của cựu tổng thống bị phế truất Park Geun Hye. Lee có thể đối mặt với nhiều năm tù giam.

Đây là phiên tòa rất được mong chờ bởi nó sẽ là thước đo xem liệu tòa án Hàn Quốc có thực sự xóa bỏ được thành kiến nhiều năm về việc quá phụ thuộc vào lợi ích của doanh nghiệp hay không. Nó cũng sẽ làm rõ mối quan hệ vốn rất nhạy cảm giữa các doanh nghiệp lớn trong nước (thường được gọi là chaebol) với chính phủ nước này.

Kiến tạo "Samsung mới"

Tháng 5, người thừa kế 51 tuổi của Samsung đã triệu tập một cuộc họp báo hiếm có để xin lỗi về những bước đi sai lầm của công ty về việc thừa kế. Ông thề rằng các con của mình sẽ không bao giờ điều hành công ty, ông cam kết sẽ làm từ thiện cho xã hội và ca ngợi những nỗ lực phòng chống dịch bệnh. "Nó cho tôi cơ hội để nhìn lại quá khứ. Là một thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, tôi cảm thấy có trách nhiệm to lớn hơn. Tôi cam kết tạo ra một Samsung mới xứng tầm với phẩm chất quốc gia của Hàn Quốc".

Tuyên bố bất ngờ đó đã lôi kéo được sự ủng hộ của các bên, và của cả Chủ tịch Hội đồng thương mại công bằng. Tuy nhiên một số chuyên gia phân tích cho rằng những bình luận kể trên làm "mất chất" của thái tử Lee bởi nó diễn ra là có mục đích.

"Samsung chưa bao giờ làm nhiều như thế trong quá khứ. Là một chaebol lớn nhất Hàn Quốc, cách họ đóng góp cho quốc gia trong dịch Covid-19 và xin lỗi về những sai lầm trong quá khứ đang giúp làm xoa dịu công chúng và cải thiện hình ảnh của cả công ty và người thừa kế của họ", Kyungmook Lee, giáo sư tại Đại học quốc gia Seoul nói.

Điều đó là cực kỳ quan trọng bởi sự ngờ vực sâu sắc của dân chúng về nền tư pháp của nước này. Dù Thổng thống Moon Jae-in đã tuyên bố sẽ phá bỏ những quyền lực quá lớn của chaebol nhưng sau phiên tòa xét xử đầu tiên, ông Lee đã được thả tự do chỉ sau 1 năm trong tù.

Đại diện Samsung thì nhấn mạnh rằng mục tiêu chính cho những đóng góp của công ty là chiến đấu với dịch bệnh, giữ an toàn và bảo vệ nhân viên.

Đánh bóng hình ảnh

Không thể phủ nhận vai trò cực kỳ quan trọng của Samsung trong nền kinh tế Hàn Quốc. "Phép màu kinh tế" mà Hàn Quốc có được là nhờ rất nhiều vào các tên tuổi lớn như LG, Hyundai hay SK.

Lớn nhất trong đó là Samsung. Tập đoàn 82 năm tuổi này vừa là biểu tượng của công nghiệp Hàn Quốc. "Samsung đang nỗ lực lấy lại danh tiếng để có được một kết quả tốt ở phiên tòa xét xử thái tử Lee sắp tới", một chuyên gia phân tích nhận định.

Cúi đầu xin lỗi công khai, thề không truyền ngôi cho con: Những điều chưa từng làm của thái từ Lee nhằm nỗ lực kiến tạo Samsung mới - Ảnh 1.

Lần này, thái tử Lee đang giành chiến thắng. Tỷ lệ chấp thuận ông trong một khảo sát độc lập đang tăng lên.

Một vài doanh nghiệp nhỏ cũng hết lời ca ngợi Phó chủ tịch Lee sau khi nhận được sự hỗ trợ từ Samsung.

Một nhà sản xuất khẩu trang địa phương E&W nói rằng sản lượng đầu ra của họ đã tăng 50% sau khi áp dụng giải pháp của Samsung trong phân phối và thiết lập. Samsung cũng cử 10 chuyên gia tới 4 nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm để hướng dẫn kỹ sư của họ.

Tỷ lệ chấp thuận Lee trong khảo sát được thực hiện bởi Global Bigdata đã tăng trong năm 2020 kể từ khi dịch bệnh. Nhưng nó đã giảm 9,77% trong 2 ngày sau khi thái tử Lee xin lỗi công khai, giảm từ mức 16,37% trước đó. Tuy nhiên những quan điểm tiêu cực đã giảm xuống 20,6% từ mức 44,2%.

"Sự tín nhiệm rất quan trọng. Rõ ràng hình ảnh về Samsung và Hàn Quốc đang được cải thiện".

Thử thách khó khăn nhất ngay lúc này cho Samsung là trao quyền và giữ cho người thừa kế của họ được tự do. Dù kết quả phiên tòa là gì, sự nhận thức trong dài hạn của công chúng về các chaebol từ nay sẽ dựa trên lời hứa của Phó chủ tịch Lee với việc tạo ra một Samsung mới.

Theo Bloomberg

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
30 phút trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
21 phút trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
42 phút trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
9 phút trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
44 phút trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
20 giờ trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
21 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
23 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.