Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư kí Hiệp hội BĐS Việt Nam, về lực cung, tổng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường cả nước đạt 165,742 sản phẩm. Trong đó: Chung cư: 106,804 sản phẩm chiếm 64% tổng sản phẩm; Thấp tầng (bao gồm cả đất nền): 58,938 sản phẩm chiếm 36% tổng sản phẩm.
Dòng sản phẩm cũ: Cả nước: 118,227 sản phẩm. Trong đó: Hà Nội: 23,339 sản phẩm; Tp.HCM: 7,677 sản phẩm.
Dòng sản phẩm mới, cả nước co 47,515 sản phẩm. Trong đó, Hà Nội là 3,163 sản phẩm; Tp.HCM là 5,006 sản phẩm và chỉ chiếm 1/3 tổng sản phẩm.
Về lực cầu, tổng lượng giao dịch cả nước: 61,766 sản phẩm, cụ thể: Chung cư: 30,190 sản phẩm; thấp tầng (bao gồm cả đất nền): 31,576 sản phẩm. Phản ánh thực trạng về dự án chung cư ở Hà Nội và Tp.HCM hiện nay đang dần ít đi. Trong đó, Hà Nội là 8.965 sản phẩm; Tp.HCM là 6.213 sản phẩm.
"Như vậy, tương quan cung cầu đang có sự chênh lệch. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, trong 4 năm trở lại đây các chỉ số về sản phẩm đang có sự tăng trưởng khá mạnh mặc dù 2 năm gần đây ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thị trường vẫn rất khả quan và tốt", ông Đính nhấn mạnh.
Về thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng, vị chuyên gia này cho rằng, mặc dù hoạt động du lịch – nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 nhưng vẫn duy trì trạng thái sôi động, thu hút hoạt động đầu tư. Bởi các nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng phát triển của kinh tế du lịch ở Việt Nam. Thống kê 10 địa phương có hoạt động giao dịch thị trường mạnh: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc.
Những dự án được các nhà đầu tư quan tâm, chủ yếu phải là dự án có quy mô lớn, cung cấp đa chức năng (đô thị du lịch); Dự án có pháp lý và cung cấp pháp lý đầy đủ cho nhà đầu tư; được tạo lập bởi chủ đầu tư có uy tín, thương hiệu.
Condotel vẫn là dòng sản phẩm bán chậm, bởi chưa cải thiện được pháp lý.
Về thị trường bất động sản công nghiệp, bất chấp Covid-19, hầu hết các khu công nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất. Giá thuê mặt bằng không biến động nhiều so với năm trước, không chịu nhiều tác động từ thị trường bất động sản bên ngoài, quanh các khu công nghiệp.
Nhà cho công nhân thuê bị trả lại nhiều ước đạt khoảng 30%. Chủ cho thuê phải hỗ trợ giá trung bình 20 - 30% cho các đối tượng còn thuê. Bất động sản cung cấp dịch vụ không thiết yếu phục vụ xung quanh khu công nghiệp không thể hoạt động.
Về thị trường bất động sản văn phòng, bán lẻ, nhà phố thương mại.Với bất động sản văn phòng (Tại Hà Nội, Tp.HCM): Ảnh hưởng do Covid-19, có mức độ khác nhau với từng loại phân khúc. Phân khúc hạng A gần như không bị ảnh hưởng, không có biến động nhiều. Phân khúc hạng B, C bị ảnh hưởng mạnh. Trả lại mặt bằng khoảng 30%. Giá cho thuê văn phòng không giảm. Nhưng phần lớn chủ mặt bằng phải hỗ trợ đơn vị thuê từ 10 - 30% giá thuê, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ và chính sách hỗ trợ đơn vị thuê mới từ 2 - 3 tháng tiền thuê.
Trên 50% cửa hàng bán lẻ ngoài phố phải dừng hoạt động. Các trung tâm thương mại duy trì được hoạt động nhưng đều bị ảnh hưởng bởi chỉ hoạt động loại hàng hóa thiết yếu.