Cùng lúc phải chịu cả cú sốc cầu và cú sốc cung, hạ lãi suất được cho là không hiệu quả, kinh tế thế giới khốn đốn vì virus corona

05/03/2020 12:41
Virus corona đang giáng một lúc "hai cú đấm" vào kinh tế thế giới, với những hậu quả sẽ kéo dài ít nhất là vài tháng nữa, buộc các nhà đầu tư phải định giá lại các tài sản như cổ phiếu và trái phiếu cho phù hợp với triển vọng lợi nhuận ảm đạm của các doanh nghiệp.

Dịch bệnh đang tạo ra 2 cú sốc hiếm khi đi đôi với nhau, khi thế giới phải chịu cả cú sốc cung và cú sốc cầu. Một mặt, năng lực sản xuất của toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề vì hàng loạt nhà máy ở Trung Quốc vẫn đang đóng cửa và công nhân không thể quay trở lại làm việc. Các công ty phải gấp rút tìm kiếm ở nơi khác những nguyên liệu cần thiết để sản xuất.

Ban đầu cú sốc cung được đánh giá chỉ là sự gián đoạn trong ngắn hạn và chúng ta có thể dễ dàng đảo ngược tình thế sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, dự báo ban đầu rằng kinh tế thế giới sẽ nhanh chóng phục hồi theo hình chữ V, tức sụt giảm trong quý I nhưng sẽ hồi phục hoàn toàn chỉ trong vài tuần, giờ đã khó có thể trở thành hiện thực.

Trong khi đó, lực cầu cũng suy giảm mạnh. Với tình hình hiện nay, khi mà virus đã lây lan ra hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ tại khắp các châu lục, người tiêu dùng trên toàn thế giới không còn muốn đi mua sắm, du lịch hay thậm chí là ăn hàng. Các công ty không chỉ cho nhân viên làm việc tại nhà mà còn ngừng tuyển mới (thậm chí phải sa thải vì quá khó khăn) và đầu tư, càng khiến tiêu dùng yếu đi.

Hiện tại trong giới chuyên gia kinh tế đang xuất hiện những cuộc tranh luận về tác động của hai cú sốc nói trên. Giáo sư Harvard Kenneth Rogoff mới đây bình luận rằng thế giới sẽ không thể tránh khỏi hiện tượng lạm phát sinh ra từ tình trạng thiếu hụt cung giống như thời kỳ những năm 1970. Khi đó các NHTW sẽ đứng trước áp lực rất lớn.

David Wilcox, cựu quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ hiện đang làm việc tại Viện kinh tế quốc tế Peterson, thì cho rằng đó là 1 cuộc suy thoái cơ bản xuất phát từ  việc cầu nhỏ hơn cung. "Trong trường hợp đó các nhà hoạch định chính sách sẽ biết cách làm thế nào để bù đắp lượng cầu, nhưng đây là trường hợp phức tạp hơn vì cả cung và cầu đều chịu những cú sốc lớn".

Chính cú sốc kép này lý giải tại sao kinh tế thế giới đang trượt về mức tăng trưởng thấp nhất kể từ suy thoái 2009, với các mục tiêu lạm phát trở nên ngày càng xa vời hơn. Một loạt công ty bao gồm chuỗi khách sạn Hyatt Hotels và hãng hàng không United Airlines đã hạ triển vọng lợi nhuận, trong khi các nhà sản xuất từ Samsung đến Toyota phải vật lộn để đưa dây chuyền sản xuất hoạt động trở lại mức bình thường.

Hiệu quả hạn chế

Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao ban đầu động thái hạ lãi suất mạnh nhất kể từ 2008 của Fed hôm thứ ba vừa qua không thể chặn đứng đà bán tháo trên TTCK. Các chỉ số về trên thị trường trái phiếu cho thấy nhà đầu tư hiện đang kỳ vọng lạm phát trong 10 năm tới chỉ ở mức 1,48%, giảm mạnh so với con số 1,8% ở thời điểm đầu năm 2020.

Đối với các NHTW, nỗi lo ngại lớn nhất là các đợt hạ lãi suất không thể khiến các nhà máy mở cửa trở lại hoặc khiến các công nhân quay lại. Kể cả khi dịch bệnh đã qua đi, để hỗ trợ lực cầu các NHTW cần làm nhiều hơn thế: phải kết hợp chính sách lãi suất với những chương trình có mục tiêu cụ thể để cải thiện niềm tin và khơi thông dòng chảy tín dụng. Tồi tệ hơn, sau những đợt hạ lãi suất gần đây, hầu hết các NHTW không còn nhiều "đạn dược" để đối phó.

Sau "phát súng" khai mào không mấy hiệu quả của Fed, áp lực lên các chính phủ càng lớn hơn. Ở Mỹ, Hạ viện vừa thông qua dự luật chi tiêu khẩn cấp 7,8 tỷ USD để đối phó với dịch bệnh.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cảnh báo "chúng ta mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng".

Đối với các nhà hoạch định chính sách, cú sốc cung sẽ khó đối phó hơn bởi vì rất khó để nhanh chóng khôi phục năng lực sản xuất, mạng lưới vận tải hay các nguyên liệu đầu vào bị ảnh hưởng nặng nề bởi yếu tố bất ngờ như dịch bệnh.

Phần lớn các chính phủ sẽ phải sử dụng các công cụ tài khóa – thứ đang lùi lại phía sau nhường chỗ cho các NHTW. Ở thời điểm hiện tại Mỹ, Nhật Bản, Italy và Hàn Quốc là những quốc gia đã triển khai các gói chi tiêu để chống chọi với virus, mặc dù phần lớn liên quan đến ngành y tế và các biện pháp điều trị và ngăn ngừa dịch bệnh, chứ không phải là áp dụng trên diện rộng.

Về phía cầu, nơi các NHTW là những người phản ứng đầu tiên, bản chất của cú sốc lần này khiến chính sách tiền tệ chung chung ít hiệu quả hơn. Đúng là chi phí đi vay giảm xuống sẽ giúp các hộ gia đình tăng sức chi tiêu, nhưng dịch bệnh khiến hàng triệu người phải ở im trong nhà vì các biện pháp cách ly hoặc đơn giản là họ sợ sẽ bị lây bệnh và không dám ra ngoài.

Có lẽ chính vì nguyên nhân này mà NHTW Trung Quốc thích sử dụng các gói tín dụng có mục tiêu cụ thể hơn là hạ lãi suất kể từ khi dịch bệnh bùng nổ. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng cho phép các ngân hàng tăng nợ xấu và nới lỏng các điều kiện bán trái phiếu.

Cùng lúc phải chịu cả cú sốc cầu và cú sốc cung, hạ lãi suất được cho là không hiệu quả, kinh tế thế giới khốn đốn vì virus corona - Ảnh 3.

Tin mới

Honda đưa siêu phẩm côn tay mạnh bậc nhất phân khúc về thị trường 'hàng xóm' Việt Nam: Thiết kế hầm hố, nâng cấp loạt trang bị xịn xò
10 giờ trước
Tân binh côn tay của Honda sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, động cơ mạnh mẽ.
'Tân binh côn tay' giá 23 triệu gây sốt khi vừa ra mắt: Thiết kế chất chơi, bình xăng lớn hơn Honda Lead
10 giờ trước
Mẫu xe máy mini này đang "làm mưa làm gió" trên thị trường nhờ thiết kế retro và kiểu dáng nhỏ gọn, đặc biệt được lòng giới trẻ.
[Trên Ghế 44] Lên số nào xuống số đó, nhớ taluy dương và những điều cần biết khi đổ đèo
9 giờ trước
Khi đi đường đèo núi, người lái cần nhớ những quy tắc căn bản như lên số nào xuống số đó, không rà phanh liên tục, xác định phía taluy dương… đặc biệt tuân thủ đúng luật giao thông khi cần đi đúng làn đường của mình.
Hãng pin xe điện lớn nhất Châu Âu phá sản vì Trung Quốc: Giấc mơ hồi sinh vị thế ngành ô tô của Phương Tây liệu có sụp đổ?
9 giờ trước
Đầu năm nay, Northvolt đã nhận được 5 tỷ USD tài trợ từ Châu Âu, khoản vay lớn nhất cho ngành công nghiệp công nghệ xanh, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
7 giờ trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
8 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.