Cúng Rằm tháng 7 thời Covid-19, sắm đồ mã cho ông bà qua onlineicon

Thay vì trực tiếp ra chợ để mua vàng mã cúng Rằm tháng 7 Âm lịch, nhiều gia đình ngay từ thời điểm này đã đi "chợ mạng" đặt mua vàng mã nhang nến rao tận nhà.

Thay vì trực tiếp ra chợ để mua vàng mã cúng Rằm tháng 7 Âm lịch, nhiều gia đình ngay từ thời điểm này đã đi "chợ mạng" đặt mua vàng mã nhang nến rao tận nhà.

 

Để chuẩn bị cúng Rằm tháng 7 Âm lịch, tháng Vu lan, nhiều gia đình chuyển từ việc mua đồ cúng, vàng mã trực tiếp tại các chợ truyền thống sang hình thức đặt mua online. 

Tranh thủ ngày cuối tuần, chị Nguyễn Minh Hằng (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) thay vì ra chợ mua vàng mã để cúng Rằm tháng 7, chị vào các group chợ mạng bán đồ vàng mã online để chọn mua.

Chị Hằng cho biết, từ ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp, gia đình chị thường ở yên trong nhà. Tuần một lần, chị mới cầm phiếu đi chợ mua thực phẩm. Còn lại, việc mua sắm đồ cúng ngày Rằm tháng 7 như quần áo, giày dép,...bằng vàng mã chị đặt hoàn toàn trên chợ mạng hay sàn thương mại điện tử.

Cúng Rằm tháng 7 thời Covid-19, sắm đồ mã cho ông bà qua online
Các tiểu thương bán vàng mã online phục vụ Vu Lan rằm tháng 7

“Cuối tuần, chỉ cần vào xem sau đó đặt hàng là người ta sẽ ship tận nhà. Việc mua bán này khá tiện lợi bởi tiết kiệm thời gian, công sức người mua. Các mặt hàng vàng mã cũng khá đa đạng để lựa chọn đủ đầy cho lễ cúng Rằm tháng 7”, chị Hằng nói.

Bà nội trợ này nói thêm, chỉ cần từ 150.000-300.000 đồng là có thể đặt được những sản phẩm vàng mã thiết yếu như bộ quần áo, tiền vàng, hương nến,... để chuẩn bị cúng Rằm, tùy chất liệu giấy mã đẹp hay xấu. 

Chị Thủy (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, do Hà Nội giãn cách xã hội nên việc đặt hàng trên mạng mất thời gian hơn. Vì thế, chị đặt trước 5 ngày cho chắc ăn. 

“Hạn chế tiếp xúc mùa dịch nên khi đặt mua vàng mã online, tôi chuyển khoản trả người bán hoặc khi giao hàng thì trả tiền. Do các nhà bán hàng online đều cần giữ uy tín, nhất là mặt hàng có tính chất tâm linh này, nên cũng khá yên tâm”, chị Thủy nhận xét. 

Ngoài mua vàng mã online, chị Thủy còn đặt mua phật thủ, hoa quả tươi và bánh trái cúng Rằm tháng 7 cũng qua hình thức này. Bởi không chỉ vàng mã, các mặt hàng khác cũng đều được mua bán nhộn nhịp trên mạng.

Cúng Rằm tháng 7 thời Covid-19, sắm đồ mã cho ông bà qua online
Các gia đình mua sắm vàng mã online để cúng Rằm tháng 7

Suốt nửa tháng nay, gia đình bác Hòa, 65 tuổi ở La Khê, Hà Đông (Hà Nội) dù dịch bệnh không ra chợ bán được vàng mã như bình thường nhưng bù lại, có rất nhiều người gọi điện đặt mua vàng mã. 

“Làm vàng mã bao năm nay, đây là năm đầu tiên Rằm tháng 7 âm lịch nhà tôi không ra chợ bán mà nhận đặt đơn online của khách trong và ngoài làng. Sau đó, cả nhà sắp xếp từng đơn vàng mã của khách và chia nhau đi giao hàng.

Nếu người trong cùng thôn, cách 1-3 km thì nhà tôi không lấy phí vận chuyển, còn nếu quá 3km lấy thêm 10.000-15.000 đồng. Do mùa dịch, hạn chế đi lại nên chúng tôi cũng chỉ bán vàng mã cho người trong làng và làng bên”, bác Hòa nói.

Theo bác Hòa, khách muốn đặt vàng mã về cúng rằm thì cứ nhắn tin hoặc gọi điện Zalo hay Facebook đặt đồ lễ trước khoảng 2 ngày. Sau đó, bác sẽ ghi đơn lại, đóng vàng mã và giao cho khách đúng ngày hẹn.

Cúng Rằm tháng 7 thời Covid-19, sắm đồ mã cho ông bà qua online
Nhiều nhà vẫn cầu kỳ mua vàng mã là nhà lầu, siêu xe để cúng 

“Sắp vàng mã cũng phải sắp đủ và đưa đúng ngày khách hẹn để họ có đồ cúng lễ. Riêng những nhà ở gần, hoặc một số nhà kỹ tính, họ vẫn đến tận nhà mua. Bởi họ cho rằng mua vàng mã online là không thành tâm hoặc bị mất lộc. Song thực tế ngày dịch, mọi mua bán cũng phải thay đổi để phư hợp với tình hình hiện nay”. 

Những ngày này, nhà bác Hòa luôn có 2-3 người sắp đơn cho khách và một người giao hàng mà không kịp trả đơn. 

“Năm nay dịch bệnh nên khách mua vàng mã giảm hẳn so với năm trước. Họ thường cúng hoa quả và mâm cơm chay, cơm mặn thành tâm là được. Dịch bệnh nên nhiều người cũng hạn chế mua sắm vàng mã, tránh lãng phí, gây hại đến sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, thờ cúng là ở lòng thành và cái tâm của gia chủ. Nhiều gia đình vẫn rất cẩn thận chọn mua đồ lễ, vì họ cho rằng cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng và Rằm tháng 7”, bác Hòa cho hay.

Thảo Nguyên 

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
4 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
2 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
56 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.062.988.636 VNĐ / tấn

257.30 BRL / kg

0.10 %

+ 0.25

Thịt gà

CHICKEN

30.984.900 VNĐ / tấn

7.50 BRL / kg

-0.27 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng Việt Nam được hơn 140 quốc gia ưa chuộng vừa đón nhận tin vui nhất trong vòng 20 năm qua
22 giờ trước
8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội: Bánh trung thu đại hạ giá vẫn ế
1 ngày trước
Tết Trung thu năm nay sức mua không cao, hàng ế ẩm. Sau rằm, nhiều quầy bánh trung tại Hà Nội phải giảm giá mạnh tay để kích cầu, giảm tồn kho.
Hậu bão Yagi, hàng hóa thiết yếu giá ‘loạn cào cào’, bà nội trợ xót xa
1 ngày trước
Các loại rau xanh liên tục tăng giá trong nhiều ngày, mỗi khu chợ có nhiều giá khác nhau và đều cao ngất khiến nhiều bà nội trợ xót xa.
Bánh Trung hạ giá “sập sàn” vẫn ế ẩm
1 ngày trước
Tết Trung thu năm nay, nhiều gian hàng bánh Trung thu các loại vắng khách qua lại so với mọi năm. Dù được bày bán sớm và tung ra nhiều ưu đãi nhưng càng gần Tết Trung thu, số lượng bánh tồn kho khiến nhiều người kinh doanh buồn rầu.