Để ý một chút sẽ thấy, những nhà lãnh đạo nắm giữ cương vị chủ chốt trong các công ty công nghệ lớn bậc nhất thế giới hiện nay đều là những người không bao giờ nhút nhát hoặc khiêm tốn.
Elon Musk đang tìm mọi cách chinh phục không gian và hứa sẽ sử đụng hệ thống đường hầm khổng lồ để thay đổi tình hình giao thông hiện tại. Jeff Bezos thì không hề che dấu về tham vọng muốn thống trị cả thị trường bán lẻ. Mark Zuckerberg thường xuyên đi vòng quanh nước Mỹ để diễn thuyết khiến báo chí đồn đại anh này sắp ra tranh cử tổng thống.
Tuy nhiên, thế giới dường như đã bỏ quên một vĩ nhân nữa mang tên Logan Green - đồng sáng lập và hiện đang là CEO ứng dụng gọi xe Lyft – đơn vị được định giá tới 11,5 tỉ USD. Một trong những nguyên nhân khiến Logan ít được chú ý tới mặc dù là sáng lập của đế chế hàng tỷ USD có lẽ là bởi hàng ngày anh vẫn lặng lẽ đi chung xe đi làm trên chiếc Nissan.
Cùng trang lứa với lớp những CEO nổi tiếng bậc nhất thế giới như Elon Musk, Mark Zuckerberg, thành công của Logan hoàn toàn có thể biến anh được nhiều người biết tới nhưng Logan không muốn như vậy. Trong mọi công việc, Logan luôn để người đồng sáng lập với mình xuất hiện trước truyền thông.
Trong các cuộc họp, luôn có 1 nhân viên mới được đồng nghiệp nhắc nhở rằng hãy để Logan phát biểu, bởi vì anh ít khi muốn cắt lời người khác. "Bất kỳ ai lần đầu gặp Logan họ đều nói rằng: Tôi không thể hiểu hoàn toàn về anh ta. Tôi không biết anh ấy đang nghĩ gì". Người đồng sáng lập với Logan – John Zimmer nói. "Logan là người hướng nội vì vậy cậu ấy sẽ cố đưa ra câu trả lời ngắn gọn nhất, tốt nhất có thể".
Đó cũng chính là cách mà Logan muốn thay đổi hiện trạng giao thông ngay từ khi còn học cấp 3.
"Tôi thường nhìn dòng xe qua lại trên đường đến trường hoặc lúc đi làm, và nhìn thấy chỉ có 1 người lái 1 chiếc xe to đùng, và đâu cũng vậy. Tôi bị khó chịu bởi những điều này", Logan trả lời phỏng vấn tờ CNN. "Los Angeles là ví dụ điển hình về một thành phố được xây dựng cho xe cộ thay vì dành cho con người. Điều này tạo ra một vòng quay luẩn quẩn: Bạn muốn di chuyển quanh thành phố, bạn phải có xe. Chính vì vậy, ai ai cũng mua xe, mà nhiều xe lại gây ra nhiều vấn đề ách tắc trong thành phố".
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Logan theo học tại đại học California Santa Barbara cùng với người yêu (sau là vợ của anh) Eva. Thời điểm này Logan bỏ hẳn xe ô tô ở nhà và sử dụng các phương tiện công cộng. Sau đó Eva chuyển trường và Logan vẫn sử dụng phương tiện công cộng để đi lại thăm nơi ở của người yêu ở Los Angeles (cách trường cũ 3 tiếng đi xe) suốt 3 năm trời.
"Mục đích của tôi là chịu khổ. Khi xe bus gặp trục trặc giữa đường ở nút giao Oxnard, California, tôi phải ngồi chờ hàng tiếng đồng hồ, và những giờ phút khổ cực đó làm tôi suy nghĩ ‘làm sao để thay đổi được tình trạng này?".
Bên trong vẻ ngoài nhã nhặn của con người Logan là sự mãnh liệt không tưởng và ám ảnh vể vấn đề giao thông - động lực chính hướng ông đến sự nghiệp như hiện nay. Hiện tại, Logan đang điều hành Lyft - đối thủ trực tiếp của Uber đang đạt tỉ lệ sở hữu xe lên đến đỉnh điểm, và câu hỏi đặt ra lúc này là Logan sẽ phát triển được Lyft tới đâu. Có một điều chắc chắn là trên hành trình đó, Logan sẽ thực hiện cùng với Zimmer - đồng sáng lập cũng là người mà ông đi chung xe mỗi sáng và ngồi cạnh ông ở tổng hành dinh của Lyft ở San Francisco.
"Đó là tình bạn 100%" Amy Fox – nhân viên đầu tiên ở Zimride, công ty khởi nghiệp đã sáp nhập với Lyft nói. Hiện cô đang đứng đầu phòng phát triển kinh doanh ở Lyft. Tôi từng nói đùa rằng "vợ các anh có biết về chuyện hai người không?".
Bản thân Logan cũng chia sẻ, chỉ vài lời nói và hành động, anh và Zimmer đã hiểu ý nhau, chính điều đó đã tạo sự đồng nhất trong hoạt động của công ty.
"Tôi từng giữ vị trí trong rất nhiều ban điều hành" trích lời Valerie Jarret, cựu cố vấn của tổng thống Obama, đã tham gia Lyft vào năm 2017. "Nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy mức gắn kết của một CEO với đồng sáng lập như vậy giữa Logan và John."
Nhưng, mọi sự không phải lúc nào cũng dễ dàng. Logan hồi tưởng lại những tranh cãi nảy lửa giữa họ trong những năm đầu tiên làm việc cùng nhau.
"Theo John, tôi là người hay tranh cãi nhưng chưa quyết đoán. John thích trao đổi, anh ta thường nói nhiều hơn "được, cái này khó, cần trao đổi thêm". "Nhưng giờ, chúng tôi có sự tin tưởng và nhờ vậy việc trao đổi trở nên dễ dàng hơn".
Những năm vừa qua, giới truyền thông gắn mác cho các nhà sáng lập Lyft danh hiệu "người tử tế" trong lĩnh vực dịch vụ xe chia sẻ. Tuy vậy, Logan không đồng tình với điều đó, anh cho rằng "chúng tôi như những kẻ giết người. Tôi nghĩ mọi người thường nhìn vào mục đích của công ty, hoặc những gì chúng tôi quan tâm như vấn đề về nhân văn, và từ đó cho rằng Lyft là công ty mềm yếu trong tính cạnh tranh".
Trong lĩnh vực xe chia sẻ, đám đông nghĩ rằng đây là thị trường mà kẻ thắng có tất cả, và vẽ ra hình ảnh Uber và Lyft đánh nhau một mất một còn. "Họ huyễn hoặc vào câu chuyện tự mình thêu lên, và đưa ra một kết luận sai hoàn toàn", Logan khẳng định. "Chính nhờ điều đó mà Uber mất đi lợi thế kinh nghiệm của họ trong những ngày đầu tiên".
Logan còn nhớ lại những lần đấu tranh sinh tồn với Uber để sống sót. "Trong nhiều năm tôi sống một cuộc sống mà vực thẳm sự nghiệp luôn luôn chờ đón trong 3 tháng tới. Tôi sống với nỗi lo sợ cùng với hiểm nguy cho tới mức quen với nó. Đỉnh điểm có lúc Uber sở hữu lượng tiền mặt nhiều gấp 30 lần Lyft và tôi cho điều đó cũng chỉ là một phần của cuộc sống. Nhưng hiện tại, chúng tôi đã làm tốt hơn rất nhiều lần so với vị trí trước đây và gấp 1.000 lần vị thế chúng tôi đã có vài năm trước".
Đến nay, cả 2 công ty đều phát triển nhưng Uber lớn hơn rất nhiều so với Lyft, với tổng số chuyến trên toàn thế giới lên đến 10 triệu 1 ngày. Lyft ngược lại, chỉ hoạt động ở Mỹ và Toronto, có tổng số chuyến xe đạt hơn 1 triệu mỗi ngày. Uber thậm chí còn huy động được lượng vốn từ nhà đầu tư nhiều hơn bất kỳ startup nào ở Mỹ.
Năm vừa qua Uber đã gặp vô số khó khăn và đây rõ ràng là lợi thế tuyệt vời để Lyft vươn lên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểm tỏ ra nghi ngờ: "Uber đã có một năm truyền thông vất vả, vậy mà Lyft chỉ phát triển một phần nhỏ. Nếu họ không thể vượt mặt Uber trong năm trước, tôi không biết họ có thể cạnh tranh được không nữa".
Melissa A. Schilling - một giáo sư trường kinh doanh New York tin rằng thách thức hiện tại của Logan là tìm ra những cải tiến tiếp theo. "Những nhà cải cách vĩ đại đều theo thuyết duy tâm. Logan cũng vậy. Tuy nhiên, hiện tại anh ấy có đang có phát kiến nào mới mẻ hay không? Tôi không biết nữa bởi nó vẫn chưa xuất hiện".
Nhưng Logan dường như đã có câu trả lời: "Mỗi khi chúng tôi lên kế hoạch làm gì quý tiếp theo, năm tiếp theo, kế hoạch đó đơn giản là biến Lyft thành một công ty hoàn toàn khác. Số lượng các nhân tố thay đổi mỗi quý, mỗi năm thể hiện xem công ty đang phát triển nhanh tới đâu".
Thứ mới mẻ tiếp theo có lẽ là xe tự lái. Khoảng đầu năm 2012, anh cũng đã thuyết trình trước các nhà đầu tư về xe tự lái như một phần tương lai của Lyft.
"Chúng tôi nhận lại những phản hồi tồi tệ. Đừng có mà nhảy vào thứ đó, các anh điên rồi. Anh sẽ mất đi niềm tin của khách hàng".
Tuy nhiên, Logan vẫn kiên định với ý tưởng của mình. Anh cho biết tương lai muốn tạo ra những mạng lưới xe tự lái do Lyft điều hành.