Cuộc chiến năng lượng bất ngờ xoay trục: châu Âu đang giành phần thắng?

01/11/2022 16:18
Sau nhiều tháng lo sợ về việc thiếu hụt nguồn cung khí đốt trong mùa đông, các thương nhân đang thận trọng hơn trong việc đánh giá khả năng chịu đựng của châu Âu.

Giá khí gas đã giảm gần 65% kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 8. Các kho dự trữ khí đốt trên khắp lục địa đã được lấp đầy và sẵn sàng cung cấp cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp trong mùa đông năm nay. Ngay cả các tàu chở khí đốt tự nhiên hoá lỏng đường biển cũng đang đối diện với tình trạng ùn tắc tại các cảng Châu Á để chờ được dỡ hàng.

Sau nhiều tháng lo sợ về việc thiếu hụt nguồn cung khí đốt trong mùa đông, hầu hết các thương nhân sẽ thận trọng hơn trong việc nhận định về vận may của Châu Âu đã được cải thiện hay chưa.

Thời tiết ấm hơn bình thường trong vài tuần trở lại đây đã làm chậm thời điểm bắt đầu sử dụng lò sưởi. Trong khi đó, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc cắt giảm tiêu thụ khí đốt. Như vậy, lượng khí đốt cho cao điểm mùa đông năm nay sẽ dồi dào hơn.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng khí đốt đã được giải quyết chưa hoàn toàn được khẳng định.

Giá khí đốt giao sau vẫn cao ngất ngưởng, đặc biệt là vào đầu năm tới khi thời tiết lạnh hơn, vẫn còn lo ngại Châu Âu có thể nhanh chóng tiêu thụ hết lượng khí đốt dự trữ, kéo theo nguồn cung sẽ bị thắt chặt sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.

Giá gas tại Châu Âu được giao dịch quanh mức 115 euro/MWh, tương đương 180 USD/thùng nếu tính theo giá dầu. Các hợp đồng khí đốt giao trong tháng 12 và tháng 1 ở mức trên 230 USD/thùng.

Alex Tuckett, Trưởng bộ phận Kinh tế tại CRU Group cho biết: “Tình hình chung ở Châu Âu là mọi người dường như đang khá tự tin - giá giao ngay hiện đã giảm, kho chứa đã đầy nhưng còn quá sớm để nói rằng mọi thứ sẽ ổn”.

Cuộc chiến năng lượng bất ngờ xoay trục: châu Âu đang giành phần thắng? - Ảnh 1.

Giá gas châu Âu lao dốc từ đỉnh hồi tháng 8.

Henning Gloystein, Giám đốc phụ trách bộ phận năng lượng, khí hậu và tài nguyên của Công ty tư vấn địa chính trị của Eurasia Group cho rằng Châu Âu đủ khả năng lấp đầy các kho dự trữ của mình dù phải mua với giá cao ngất ngưởng.

“Kho dự trữ đầy khiến việc phân bổ năng lượng trong mùa đông trở nên dễ dàng hơn và thậm chí ít khả năng cắt điện hơn. Đồng thời, rủi ro kinh tế suy thoái kinh tế dù không thể ngăn chặn được nhưng cũng được giảm bớt phần nào” ông Gloystein cho biết.

Tuy nhiên, vị này không chắc chắn rằng điều tồi tệ nhất đã qua vì yếu tố thời tiết chi phối nhiều đến thị trường khí đốt. Nếu mùa đông năm nay không quá lạnh thì Đức, nền kinh tế lớn nhất Châu Âu có thể chỉ dùng hết khoảng một nửa kho dự trữ.

Nếu thời tiết chỉ lạnh hơn bình thường một chút thì dự trữ khí đốt của Đức sẽ gần như cạn kiệt vào cuối mùa đông và họ phải tập trung cắt giảm nguồn cung.

Điều đó dẫn đến một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất là ngay cả khi Châu Âu có thể vượt qua mùa đông năm nay nhưng năm tới tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn và sức nóng của thị trường khí đốt cũng sẽ không dừng lại. Nhu cầu sưởi ẩm có thể giảm xuống nhưng Châu Âu không thể ngừng cuộc đua tích trữ năng lượng.

Nhưng không giống như 6 tháng đầu năm 2022 khi nguồn cung của Nga vẫn còn được duy trì, Châu Âu có thể đối mặt với cuộc chiến khó khăn hơn để đảm bảo nguồn cung dự trữ khí đốt phục vụ cho mùa đông.

Châu Âu đã khai thác gần hết các nguồn khí đốt sẵn có, từ việc tăng nhập khẩu LNG cho đến việc yêu cầu Na Uy tối ưu hoá sản lượng trong nhiều tháng. Có rất ít cách bổ sung nguồn cung khí đốt trên toàn cầu cho đến giữa thập kỷ này. Và nếu không có khí đốt của Nga, EU sẽ cần nhiều LNG hơn nữa trong 12 tháng tới.

Vì vậy, giá gas tương đối thấp ở thời điểm hiện tại chỉ là tạm thời. Giá gas giao sau đã phản ánh nỗi lo này khi hợp đồng giao trong quý I/2024 quanh mốc trên 200 USD/thùng.

Triển vọng giá khí đốt giảm vẫn có thể thành hiện thực. Các nhà điều hành ngành năng lượng Châu Âu cho rằng vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng của việc giá khí đốt leo thang tàn phá thế nào đến nhu cầu vì một số công ty đã ký hợp đồng mua hàng với kỳ hạn rất dài. Khi giá khí đốt tăng mạnh trở lại, nhiều doanh nghiệp sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi cú sốc giá năng lượng.

Vậy liệu Châu Âu có đang chiến thắng trong cuộc chiến khí đốt? Về dài hạn, các nền kinh tế có thể tìm cách vượt qua cơn khủng hoảng năng lượng này nhưng về ngắn hạn họ sẽ còn nhiều điều phải ứng phó.

Tham khảo: FT

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
2 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
56 phút trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
30 phút trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
21 phút trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
27 phút trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.972.395 VNĐ / tấn

21.37 UScents / lb

1.29 %

- 0.28

Cacao

COCOA

220.781.194 VNĐ / tấn

8,688.00 USD / mt

2.31 %

+ 196.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.254.910 VNĐ / tấn

294.97 UScents / lb

0.58 %

- 1.72

Gạo

RICE

17.477 VNĐ / tấn

15.12 USD / CWT

0.03 %

- 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.129.626 VNĐ / tấn

977.75 UScents / bu

1.29 %

- 12.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.115.122 VNĐ / tấn

289.70 USD / ust

0.55 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê tăng vọt
15 phút trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.
Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
4 giờ trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
19 giờ trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.
Giống chuối "khổng lồ" cao gần bằng tòa nhà 6 tầng, ăn một quả no cả ngày
21 giờ trước
Chắc hẳn hiếm ai biết rằng trên thế giới tồn tại một giống chuối khổng lồ cao từ 18-25 m. Đặc biệt, khi chuối khổng lồ chín, mỗi buồng của chúng không chỉ to, nhiều trái mà còn rất nặng.