Cuộc đời tỷ phú giàu nhất châu Á: Mồ côi cha mẹ, 12 tuổi bỏ học, làm đủ nghề từ thợ xây đến trồng nấm

02/01/2021 17:31
"Chẳng ai nghĩ rằng một người như Zhong Shanshan trong thời đại công nghệ thông tin và nền kinh tế hậu Covid-19 như hiện nay có thể trở thành người giàu nhất Trung Quốc, vượt qua các tỷ phú công nghệ Jack Ma, Pony Ma và thậm chí còn trở thành người giàu nhất châu Á".

Mới đây, Zhong Shanshan - tỷ phú kín tiếng người Trung Quốc có biệt danh "sói già đơn độc" đã vượt qua ông trùm Ấn Độ Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á.

Theo Bloomberg, năm nay, Zhong – nhà sáng lập và chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring đã "bỏ túi" 70,9 tỷ Usd, nâng tổng tài sản của ông lên 77,8 tỷ USD. Qua đó, ông trở thành người giàu thứ 11 trên thế giới. Đây là một trong những trường hợp làm giàu nhanh nhất trong lịch sử, đặc biệt là khi Zhong không được nhiều người biết đến bên ngoài Trung Quốc.

Sở dĩ Zhong có biệt danh "sói già đơn độc" là vì ông không tham gia vào các vấn đề chính trị và hoạt động kinh doanh của ông cũng không liên quan tới những gia đình giàu có khác.

Cuộc đời tỷ phú giàu nhất châu Á: Mồ côi cha mẹ, 12 tuổi bỏ học, làm đủ nghề từ thợ xây đến trồng nấm - Ảnh 1.

Chân dung Zhong Shanshan.

Thành công của vị tỷ phú 66 tuổi đến từ hai lĩnh vực nước đóng chai và vaccine. Tháng 4 vừa qua, hãng sản xuất vaccine Beijing Wantai Biological Pharmacy Enterprise của ông đã IPO, sau đó vài tháng, Nongfu Spring tiếp tục lên sàn chứng khoán. Đây là một trong những thương vụ IPO nóng nhất trên sàn chứng khoán Hong Kong năm nay. Từ khi chào sàn, giá cổ phiếu công ty đã tăng 155%. Trong khi đó, mức tăng của Wantai là hơn 2.000%.

Tuy giàu lên nhờ nước đóng chai và vaccine nhưng đây không phải những việc kinh doanh đầu tiên của Zhong. Trên thực tế, ông đã trải qua không ít thăng trầm trong cuộc sống để đạt được thành công như ngày nay.

Dưới đây là câu chuyện cuộc đời của tân tỷ phú giàu nhất châu Á:

Zhong sinh năm 1954 tại Hàng Châu trong một gia đình khó khăn, cha mẹ mất sớm. Năm 12 tuổi, ông bỏ học để kiếm sống bằng cách làm nhiều việc chân tay từ thành phố này sang thành phố khác. Cả thập kỷ sau đó, ông làm thợ xây rồi đỗ một trường cao đẳng trung bình.

Ra trường, ông làm phóng viên kinh doanh cho một tờ báo ở Chiết Giang. Sau đó, ông chuyển sang làm trang trại trồng nấm. Tuy nhiên, tất cả đều không thành công. Năm 1993, ông thành lập công ty dược phẩm Yang Sheng Tang chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Lần này, doanh nghiệp của ông đã được chú ý với loại thuốc điều trị chứng rối loạn cương dương. Năm 1996, Zhong thành lập Nongfu Spring, công ty con của Yang Sheng Tang.

Thời điểm đó, thị trường nước đóng chai đang bị nhiều tên tuổi lớn thống trị. Tuy nhiên, Zhong vẫn quyết định dấn thân vào mảng này với mục tiêu biến Nongfu thành sản phẩm thay thế lành mạnh cho những loại nước đóng chai tinh khiết, sử dụng hóa chất mà phần lớn đối thủ đang bán. Trong khi đó, sản phẩm của Nongfu được lấy từ các suối và hồ tự nhiên.

Cuộc đời tỷ phú giàu nhất châu Á: Mồ côi cha mẹ, 12 tuổi bỏ học, làm đủ nghề từ thợ xây đến trồng nấm - Ảnh 2.

Một sản phẩm nước đóng chai của Nongfu.

Một chiến dịch marketing đã được thực hiện với 3 thí nghiệm phát sóng trên truyền hình năm 2000, so sánh sự ảnh hưởng của nước tinh khiết và nước có nguồn gốc tự nhiên đến sự phát triển của động thực vật. Tuy được người tiêu dùng đón nhận nhưng Nongfu đã bị Cục Công nghiệp và Thương mại nhà nước Trung Quốc phạt vì "cạnh tranh không lành mạnh".

Và tất nhiên, điều đó không thể ngăn cản tham vọng của Zhong. Năm 2004, ông chia sẻ trong một bài báo về kỹ năng marketing của mình: "Một công ty sẽ thành xác sống nếu không biết cách quảng cáo bản thân".

Ở nhiều nơi tại Trung Quốc, nước máy được coi là không an toàn để uống trực tiếp và nhu cầu về nước đóng chai ngày càng tăng do người dân có xu hướng chú ý hơn đến sức khỏe. Theo một công ty phân tích, thị trường nước đóng chai của đất nước tỷ dân hiện là thị trường lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ.

Một báo cáo năm 2017 chỉ ra rằng nước đóng chai là đồ uống được yêu thích nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới, đứng trên cả nước ngọt, trà và nước trái cây. Một nghiên cứu khác cho biết, cứ 1 giây, có khoảng 1.500 chai nước (bằng nhựa) được bán ra chỉ riêng ở Mỹ. Mỗi năm, toàn thế giới tiêu thụ hơn 50 tỷ chai như vậy, bất chấp sự thật là nước đóng chai đắt hơn nước máy tới 1.000 lần (tại những nơi sử dụng nước trực tiếp từ vòi).

Năm 2019, Nongfu đứng đầu thị trường nước đóng chai Trung Quốc với thị phần lên tới 21%. Doanh thu của công ty đạt 3,5 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2017. Sản phẩm của Nongfu được bán ở hầu như khắp mọi nơi, từ cửa hàng tạp hóa ven đường cho đến khách sạn cấp cao.

Bên cạnh nước khoáng, Nongfu còn là nhà sản xuất nước giải khát chính ở quốc gia này với 40% doanh thu năm 2019 đến từ các sản phẩm như trà, nước trái cây hay nước vitamin.

Năm 2020 dường như là một năm phát tài của Zhong, bất chấp việc đại dịch và thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tháng 1/2020, tài sản của Zhong ước tính chỉ khoảng 7 tỷ USD. Tuy nhiên, đến tháng 8, thương vụ IPO của Wantai đã nâng tổng tài sản của ông lên 20 tỷ USD. Chưa dừng lại ở đó, thương vụ IPO thành công của Nongfu tiếp tục nâng giá trị tài sản của Zhong lên 38 tỷ USD, giúp ông trở thành người giàu thứ 3 tại Trung Quốc, sau Jack Ma và Pony Ma.

Cuộc đời tỷ phú giàu nhất châu Á: Mồ côi cha mẹ, 12 tuổi bỏ học, làm đủ nghề từ thợ xây đến trồng nấm - Ảnh 3.

Từ trái qua: Zhong Shanshan, Pony Ma và Jack Ma.

Một nhà phân tích chia sẻ: "Chẳng ai nghĩ rằng Zhong, một người bán nước đóng chai trong thời đại công nghệ thông tin và nền kinh tế hậu Covid-19 như hiện nay có thể trở thành người giàu nhất Trung Quốc, vượt qua các tỷ phú công nghệ Jack Ma, Pony Ma và thậm chí còn trở thành người giàu nhất châu Á. Ông ấy là một trong số ít người ở Trung Quốc không chỉ xây dựng một mà là hai doanh nghiệp trị giá trên 10 tỷ USD".

Về cuộc sống cá nhân của Zhong, giới truyền thông khai thác được rất ít thông tin. China Daily cho biết vị tỷ phú hiện sống cùng vợ và ba người con. Vợ con của ông không có trong danh sách cổ đông của Nongfu nhưng một người con trai của nhà sáng lập này có tên trong ban giám đốc công ty.

Nguồn: Tổng hợp

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
6 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
5 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
5 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
4 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
3 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.