Cuộc họp mới nhất hé lộ điều gì về năng lực sản xuất hiện tại của OPEC+?

04/08/2022 11:32
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã kết thúc cuộc họp tháng 9 với một quyết định thay đổi sản lượng không mang lại tác động to lớn gì với nguồn cung.

OPEC chịu trách nhiệm cho gần 50% sản lượng dầu trên toàn thế giới, nên các chính sách của nhóm thường mang lại những ảnh hưởng rất đáng kể đến thị trường dầu. Trong bối cảnh giá dầu leo thang vì nguồn cung bị thắt chặt như hiện nay, nhà đầu tư thường theo dõi sát sao các cuộc họp của nhóm nhằm tìm kiếm rõ ràng hơn “hướng đi” cho giá dầu.

Sau khi cuộc họp tháng 9 mới nhất của OPEC diễn ra, giá dầu WTI kết thúc phiên ngày 03/08 giảm 3,98% xuống 90,66 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 3,74% xuống 96,78 USD/thùng.

Cuộc họp mới nhất hé lộ điều gì về năng lực sản xuất hiện tại của OPEC ? - Ảnh 1.

Nhìn lại chính sách sản lượng của OPEC từ năm 2020 đến nay

Vào tháng 5/2020, để giải quyết sự sụt giảm nhu cầu do đại dịch Covid-19, OPEC đã đưa ra quyết định cắt giảm nguồn cung ở mức kỷ lục 9,7 triệu thùng mỗi ngày. Điều này đã hỗ trợ thị trường phục hồi trở lại trong nửa cuối năm 2020 sau khi giá dầu WTI lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống mức âm 40,32 USD/thùng.

Sau đó, kể từ quý IV năm 2020, khi dịch bệnh dần được kiểm soát và nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ phục hồi trở lại, OPEC đã từng bước nâng sản lượng khai thác. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị ở khu vực Biển Đen giữa Nga và Ukraine diễn ra vào hồi tháng 3/2022 khiến lo ngại thiếu hụt nguồn cung trở nên trầm trọng hơn.

Giới chuyên gia đánh giá, các lệnh cấm vận đối với Nga có thể khiến thị trường dầu toàn cầu thiếu hụt hơn 2 triệu thùng/ngày. Nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Mỹ hiện cũng không có khả năng để gia tăng sản lượng nên gánh nặng bù đắp khoảng trống mà Nga để lại đặt hết lên vai của nhóm OPEC .

Trong cuộc họp tháng 6 vừa qua, OPEC đã quyết định tăng sản lượng khai thác thêm 648.000 thùng/ngày vào tháng 7 và tháng 8/2022, so với mức 432.000 thùng/ngày đã tăng trong tháng trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc, đến cuối tháng 8, lộ trình cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ ngày của OPEC sẽ kết thúc.

Mặc dù vậy, sản lượng thực tế của các thành viên trong nhóm OPEC đang thấp hơn khoảng 1 triệu thùng/ngày so với mức cam kết trong vòng 3 tháng gần đây.

Cuộc họp mới nhất hé lộ điều gì về năng lực sản xuất hiện tại của OPEC ? - Ảnh 2.

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), 8/10 thành viên đã tham gia cam kết của OPEC không thể nâng sản lượng lên mức đã thỏa thuận do thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong thời gian dài. Saudi Arabia, quốc gia lãnh đạo và có sản lượng lớn nhất nhóm, đã sản xuất 10,62 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 6, thấp hơn mức cam kết 10,66 triệu thùng/ngày và ít hơn 1,58 triệu thùng/ngày so với công suất tối đa.

Những thay đổi sau cuộc họp tháng 9 của OPEC

Kể từ đầu tuần này, các nhà đầu tư đã luôn kỳ vọng vào việc OPEC sẽ đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Joe Biden bằng cách tăng sản lượng dầu để làm giảm sức ép lạm phát hiện nay. Kết thúc cuộc họp tháng 9, OPEC đã công bố sẽ bổ sung thêm 100.000 thùng/ngày trong tháng 9, chỉ tương đương 0,1% nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

Mức tăng khiêm tốn này cũng phần nào phản ánh rằng chính OPEC cũng gặp khó khăn trong vấn đề gia tăng sản lượng, nhất là trong bối cảnh hầu hết các thành viên đều đã sử dụng cạn kiệt công suất của họ.

Số liệu từ báo cáo của OPEC cũng chỉ ra rằng, Arab Saudi và Nga là hai quốc gia chịu trách nhiệm chính trong việc tăng sản lượng trong tháng 9. Mỗi quốc gia này sẽ sản xuất thêm khoảng 26.000/thùng ngày, và cùng đạt sản lượng khoảng 11,03 triệu thùng/ngày. Nếu chỉ xét riêng OPEC 10 (không kể tới ba nước không tham gia tăng sản lượng là Iran, Lybia, Venezuela), các thành viên cam kết sản xuất thêm 64,000 thùng/ngày.

Cuộc họp mới nhất hé lộ điều gì về năng lực sản xuất hiện tại của OPEC ? - Ảnh 3.

Mức tăng khiêm tốn, cộng với việc tình trạng thiếu đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ trong vòng nhiều năm sẽ khiến cho nguồn cung khó có thể theo kịp nhu cầu trong thời gian còn lại của năm nay, và cả năm 2023.

Những khó khăn trong việc gia tăng sản lượng khiến cho đàm phán giữa Mỹ và Iran nóng trở lại. Các nhà ngoại giao từ Mỹ, châu Âu và Iran chuẩn bị quay trở lại Vienna sau nhiều tháng nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân đang đi vào bế tắc. Nếu thành công, nguồn cung dầu thế giới có thể sẽ được bổ sung thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày từ Iran, tuy nhiên kỳ vọng này vẫn khó có thể trở thành hiện thực trong ngắn hạn.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, mức tăng sản lượng của OPEC dù nhỏ, tuy nhiên kết hợp với các rủi ro trên thị trường hiện tại, vẫn tạo ra sức ép lên thị trường. Lo ngại suy thoái kinh tế trong bối cảnh các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đang hạn chế sức mua trên thị trường dầu, kết hợp với nhu cầu tiêu thụ dầu có dấu hiệu suy yếu tại châu Âu, là nguyên nhân gây áp lực đến giá kể từ tháng 6.


https://cafef.vn/cuoc-hop-moi-nhat-he-lo-dieu-gi-ve-nang-luc-san-xuat-hien-tai-cua-opec-2022080410503064.chn

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
9 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
9 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
5 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.898.408 VNĐ / tấn

21.23 UScents / lb

0.28 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

228.261.444 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

1.17 %

- 106.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.784.311 VNĐ / tấn

306.51 UScents / lb

0.01 %

+ 0.03

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.191.513 VNĐ / tấn

984.01 UScents / bu

0.18 %

- 1.74

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.223.240 VNĐ / tấn

293.45 USD / ust

0.83 %

- 2.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
7 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
9 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.