Cuộc họp muộn và ý tưởng chiến lược về "Đại học Harvard" ở Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật Bản

05/10/2021 06:42
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, người từng là Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (nhiệm kỳ 12/2011-7/2015) cho biết, ông Kishida là người rất có thiện cảm với Việt Nam.

Hôm nay (4/10), Quốc hội Nhật đã bỏ phiếu bầu ông Kishida chính thức trở thành Thủ tướng. Ông Kishida sẽ tiếp tục đường lối chính trị LDP truyền thống và khá ôn hòa.

Thách thức cho tân Thủ tướng

Trên cương vị mới, ông Kishida sẽ tiếp tục đường hướng của những vị Thủ tướng tiền nhiệm và bổ sung một số điểm mới, chẳng hạn như cải tổ nội bộ LDP, chính sách thúc đẩy kinh tế hậu đại dịch Covid-19…

Thuyết phục thành công Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Hiroshima

Ông Kishida xuất thân từ một gia đình chính trị gia ở Hiroshima và đã từng giữ chức ngoại trưởng từ tháng 12/2012 đến tháng 8/2017.

Ông Kishida là người dày dạn kinh nghiệm trong chính trường Nhật Bản, đã đảm nhận nhiều vị trí Bộ trưởng trong các chính phủ khác nhau.

Ông Kishida từng nắm giữ vị trí Ngoại trưởng dưới thời Thủ tướng Abe gần 5 năm, chính trị gia xuất thân từ Hiroshima nhận được sự ủng hộ của vị cựu Thủ tướng vốn có ảnh hưởng lớn trong đảng LDP.

Trong nhiệm kỳ giữ chức Ngoại trưởng, ông Kishida đã thuyết phục thành công Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Hiroshima. Ông Obama cũng là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Hiroshima, nơi Mỹ từng ném bom nguyên tử năm 1945, khiến hơn 140.000 người thiệt mạng. Hiroshima đồng thời cũng là quê nhà của ông Kishida.

Điều này cũng thể hiện rõ trong các phát biểu của ông Kishida tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu. Ông Kishida nói: "Tôi muốn thể hiện sự thống nhất trong đảng và quyết tâm mạnh mẽ rằng chúng ta sẽ cùng nhau tiến vào cuộc bầu cử hạ viện. Chúng ta phải giải quyết các chính sách kinh tế một cách nghiêm túc để bảo vệ sinh kế của người dân".

Trước mắt, chính phủ của Thủ tướng tương lai Fumio Kishida sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trong việc khôi phục lại lòng tin của dân chúng đối với chính phủ thời gian qua, có như vậy mới đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi của LDP trong bầu cử tháng 11 tới.

Để làm việc này, Chính phủ cần hành động quyết liệt để kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid 19 ở đất nước "Mặt trời mọc" trong thời gian tới, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, rõ nét trước cuộc bầu cử tới.

Thách thức lớn tiếp theo của Ông Kishida và chính phủ mới của ông là khôi phục và chấn hưng nền kinh tế Nhật Bản vốn đã bị chững lại trong những thập kỷ qua, nay lại bị tác động nặng nề của đại dịch.

Liệu ông Kishida có tiếp tục thúc đẩy Abenomics hay sẽ phải có những điều chỉnh? Đây là vấn đề rất nan giải của Nhật Bản, các Thủ tướng tiền nhiệm đã rất nỗ lực nhưng chưa tạo ra sự thay đổi ấn tượng, ổn định và vững chắc.

Cuộc họp muộn và ý tưởng chiến lược về Đại học Harvard ở Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 2.

Một thách thức lớn khác là giữ được môi trường hoà bình, ổn định để phát triển trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt Mỹ - Trung Quốc chắc sẽ còn kéo dài và tình hình khu vực quan trọng với Nhật Bản là Ấn Độ dương - Thái bình dương.

Ba thách thức này có liên quan mật thiết với nhau, để xử lý các thách thức đó cần có những biện pháp tổng hợp.

Chắc rằng, Nhật Bản sẽ kiểm soát được tình hình dịch bệnh, do tiềm lực lớn, hệ thống y tế đẳng cấp cao… Ông Kishida chắc chắn sẽ tổ chức thành công cuộc bầu cử sắp tới, củng cố vị thế của Đảng cầm quyền LDP, tạo sự đồng thuận lớn hơn cho sự lãnh đạo đất nước. Kinh tế vẫn là mặt trận khó nhất mà chắc chắn ông Kishida sẽ phải tập trung xử lý trong thời gian tới.

Cuộc họp muộn và ý tưởng chiến lược về Đại học Harvard ở Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 3.

Về đối ngoại, vừa qua, ông Kishida đã có động thái đầu tiên với tư cách là nhà lãnh đạo mới được bầu của đảng cầm quyền LDP khi có kế hoạch tái bổ nhiệm Toshimitsu Motegi làm ngoại trưởng.

Ông Motegi giữ chức ngoại trưởng Nhật Bản kể từ tháng 9/2019, khi ông được cựu Thủ tướng Shinzo Abe lựa chọn. Đặc biệt, ông Motegi đã đưa chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở" (FOIP) trở thành trọng tâm trong thông điệp của mình khi ông đến châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông.

Việc ông Kishida lựa chọn giữ Motegi làm ngoại trưởng được coi là một thông điệp về sự tiếp tục chính sách đối ngoại từ thời ông Abe, trong đó có chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Mối quan hệ Mỹ - Nhật phát triển mạnh mẽ dưới thời chính quyền Abe. Gần 8 năm cầm quyền của Abe, biến ông trở thành thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã mang lại sự ổn định cho liên minh và cho phép Washington và Tokyo định hình chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở".

Vì vậy, nhiều khả năng, bức tranh toàn cảnh đối ngoại Nhật Bản vẫn không thay đổi: liên minh chặt chẽ với Mỹ và quan ngại về một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán.

Ý tưởng chiến lược về "Đại học Harvard" ở Việt Nam

Ông Kishida cũng là người rất có thiện cảm với Việt Nam. Trong một số lần tiếp xúc với các đoàn Việt Nam, ông Kishida cho biết dù rất bận trên cương vị Ngoại trưởng nhưng ông vẫn đề nghị tiếp tục giữ cương vị Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt".

Đặc biệt, ông Kishida là người ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng thành lập Đại học Việt - Nhật, có công đóng góp, biến ý tưởng thành hiện thực, ngay khi dự án này rất khó khăn, chưa có triển vọng gì.

Người cầm trịch và thúc đẩy việc thành lập Đại học Việt - Nhật ở Việt Nam là ông Takebe, Chủ tịch danh dự Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật- Việt. Dưới sự đôn đốc của ông Takebe, ông Nikai, Chủ tịch liên minh đã tổ chức cuộc họp. Dù rất bận nhưng ông Kishida đã thu xếp đến dự. Đại sứ Việt Nam cũng được mời đến dự họp.

Liên minh Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam do ông làm Tổng thư ký, ông Nikai làm Chủ tịch, ông Takebe làm Chủ tịch danh dự đã họp bàn cách để thúc đẩy dự án này và tranh thủ sự ủng hộ của Thủ tướng Abe. Tôi nhớ cuộc họp tối hôm đó diễn ra rất muộn, ông bận họp bên Chính phủ nhưng vẫn cố gắng đến dự.

Chính ông là cầu nối, trên cương vị Tổng thư ký, báo cáo kiến nghị của cuộc họp Liên minh lên Thủ tướng. Thủ tướng Abe đã chấp nhận và đưa nội dung xây dựng Đại học Việt- Nhật ở Việt Nam vào chương trình nghị sự trao đổi giữa hai Thủ tướng. Nay Đại học Việt - Nhật đang hoạt động ở Việt Nam.

​Hai bên kỳ vọng đây sẽ là "Đại học Harvard" ở Việt Nam, ở khu vực.

Với thiện cảm và kinh nghiệm tiếp xúc với Việt Nam, tôi tin chắc ông sẽ rất coi trọng quan hệ với Đông Nam Á, Asean, trong đó Việt Nam được coi là một trong những đối tác quan trọng nhất. Tôi cũng tin và mong rằng, giống như hai Thủ tướng tiền nhiệm, ông cũng sẽ chọn Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tiên khi công du nước ngoài và quan hệ sẽ được đẩy lên tầm cao mới.

Cuộc họp muộn và ý tưởng chiến lược về Đại học Harvard ở Việt Nam của tân Thủ tướng Nhật Bản - Ảnh 4.

(*) Tiêu đề do tòa soạn đặt.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
5 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
15 giờ trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
16 giờ trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
16 giờ trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.