Cuộc khủng hoảng thiếu container đang gây khó cho thương mại toàn cầu như thế nào?

17/03/2021 11:33
Tình trạng thiếu container và tắc nghẽn tại các cảng được dự báo sẽ có thể kéo dài sang nửa sau năm 2021.

Các hãng sản xuất container vận tải lớn nhất thế giới đang chật vật để đáp ứng nhu cầu container kim loại, loại được sử dụng để vận chuyển đến 90% hàng hóa trên khắp toàn cầu.

Theo Wall Street Journal, nửa sau năm ngoái, hoạt động thương mại trên toàn cầu phát triển bùng nổ. Các công ty vận chuyển hàng hóa bằng container, chủ yếu là các công ty Trung Quốc, không khỏi bất ngờ.

Trước đó, tình hình vận chuyển hàng hóa ế ẩm thời đại dịch Covid-19 đã khiến cho 25 triệu container bị loại khỏi tuyến vận chuyển thông thường. Từ đó đến nay, các nhà sản xuất đã rất cố gắng để nâng sản lượng container, tuy nhiên họ chưa thể nào làm giảm được tình trạng thiếu hụt container đã khiến cho giá vận chuyển hàng hóa container tăng mạnh trong suốt 6 tháng qua.

Câu chuyện tương tự xảy ra trong ngành ô tô, đó là khi mà các hãng xe đồng loạt cắt giảm đơn đặt hàng chip máy tính vào đầu năm 2020 bởi dự báo doanh số bán xe ô tô sẽ giảm, tuy nhiên thực tế diễn biến sau đó cho thấy tiêu dùng của các hộ gia đình vẫn vững vàng.

Tình trạng thiếu container và tắc nghẽn tại các cảng được dự báo sẽ có thể kéo dài sang nửa sau năm 2021, việc kinh tế Mỹ và châu Âu phục hồi nhiều khả năng sẽ khiến cho các vấn đề trên kéo dài đến sang nửa cuối năm 2021, quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ khiến cho nhu cầu với hàng Trung Quốc tăng cao.

Quản lý cao cấp bộ phận nghiên cứu về container tại Drewry Shipping Consultants, ông Simon Heaney, phân tích: "Lẽ ra sẽ cần phải có đủ container để ứng phó với việc nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục hồi trở lại trong điều kiện bình thường. Vấn đề ở chỗ thời gian sử dụng container đã bị kéo dài bởi những sự trì hoãn, chính vì vậy container khó quay vòng để đón hàng của khách tiếp theo".

Ngành vận tải hàng hóa bằng container tuy nhiên bước vào năm 2020 đầy khó khăn, hoạt động sản xuất và doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm trong năm 2019, theo văn bản của công ty China International Marine Containers (CIMC), hãng vận tải container lớn nhất thế giới.

Ở thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng trên khắp toàn cầu vào năm ngoái, lượng container thừa thãi đã lên cao nhanh chóng. Cuối tháng 3/2020, ước tính khoảng 3 triệu container loại 20 feet và 1,2 triệu container tại các công ty sản xuất container, theo số liệu được cung cấp bởi phó chủ tịch Hiệp hội container Trung Quốc – ông Li Muyuan.

Việc container thừa thãi kết hợp với kỳ vọng rằng thương mại sẽ sụp đổ khi đại dịch Covid-19 lây lan mạnh trên toàn cầu không khỏi khiến cho số lượng đơn đặt hàng container với các công ty Trung Quốc giảm chóng mặt. Trung Quốc chiếm hơn 90% lượng container cung cấp ra toàn thế giới. Cụ thể, công ty cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2020, không hề có đơn hàng mua container nào mới.

Thế nhưng tình hình bắt đầu đảo ngược từ giữa năm khi mà người tiêu dùng tại Mỹ cũng như nhiều nơi khác mua mạnh máy tính để phục vụ cho việc làm tại nhà, cũng như họ cần thêm nhiều thiết bị giải trí tại gia hoặc trang trí nhà cửa. Cùng lúc đó, hoạt động nhập khẩu khẩu trang và nhiều sản phẩm khác liên quan đến đại dịch tăng vọt.

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh trong thời gian ngắn khiến cho số lượng đơn đặt hàng container mới tăng chóng mặt. Giá container 20 feet tăng gấp đôi lên hơn 3.000USD. Phó chủ tịch công ty vận tải container lớn nhất thế giới – CIMC cho biết đã tuyển dụng thêm 5.000 người lao động tính từ tháng 9/2020 và từ đó đến nay thậm chí phải chạy thêm dây chuyền sản xuất qua dịp Tết Nguyên đán.

Sản lượng container 20 feet tại CIMC tăng từ 300.000 chiếc vào tháng 9/2021 cho đến 440.000 chiếc vào tháng 1/2021. Thế nhưng ngay cả như vậy vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển container bởi container tuyến ngược lại được vận chuyển về quá chậm chạp.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
2 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
40 phút trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
25 phút trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
24 phút trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
57 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
2 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
20 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
1 ngày trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.