Cuộc “lột xác” của AIS - Cty Chứng khoán tham vọng lớn với trí tuệ nhân tạo

12/06/2020 14:54
Để có một AIS đậm chất công nghệ như ngày nay, cần phải kể đến những đóng góp quan trọng cả về tài chính và quản trị điều hành từ nhóm cổ đông cá nhân kín tiếng mới “vào” chưa đầy 2 năm.

Nắm bắt xu thế của thời đại công nghệ, nhiều công ty chứng khoán đã đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp công nghệ trong tài chính (Fintech) và trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm mang tới những sản phẩm, dịch vụ đầu tư vượt trội cho khách hàng.

Với tầm nhìn trở thành công ty chứng khoán công nghệ số 1 Việt Nam, CTCP Chứng khoán AIS (AIS) là một trong số những công ty chứng khoán tiên phong trong xu hướng này.

Chiến lược phát triển của AIS phần nào tiếp tục được khẳng định qua lời giới thiệu trên trang chủ, kể như:

"Được thành lập từ tháng 09/2007, AIS mang trong mình sứ mệnh trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu trong ứng dụng công nghệ FINTECH, để đem lại cho Khách hàng và Đối tác những trải nghiệm mới nhất về công nghệ số 4.0 trong đầu tư Chứng khoán.

Tọa lạc tại Tầng 10 Tòa nhà Horison, AIS tự hào sở hữu không gian làm việc chuyên nghiệp, hiện đại bậc nhất Việt Nam; cùng với Văn hóa doanh nghiệp hướng đến sự đoàn kết, sáng tạo, cởi mở và thân thiện, AIS thực sự là môi trường làm việc lý tưởng cho bất kỳ bạn trẻ nào".

Nhưng tìm hiểu của VietTimes lại cho thấy những nét thú vị và ít được để ý, đem đến những góc nhìn mới về công ty chứng khoán này.

Cuộc "lột xác" của AIS

Để có một AIS đậm chất công nghệ, cần phải kể đến những đóng góp quan trọng cả về tài chính và quản trị điều hành từ nhóm cổ đông cá nhân kín tiếng mới "vào" chưa đầy 2 năm nhưng đã đưa ra loạt quyết sách giúp công ty chứng khoán này "lột xác".

Nói là "lột xác", bởi AIS tiền thân là CTCP Chứng khoán Đông Dương (DDS). Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhiều năm, đến nỗi bị cơ quan quản lý đình chỉ hoạt động. Tính đến cuối năm 2018, DDS lỗ lũy kế hơn 50,5 tỷ đồng, bằng gần 1/3 so với quy mô vốn điều lệ.

Tình trạng thua lỗ kéo dài khiến DDS đứng trước nguy cơ bị "xóa tên", đào thải khỏi thị trường mặc cho những nỗ lực tăng vốn nửa cuối năm 2018 của nhóm cổ đông sáng lập Phan Trường Sơn.

Tháng 12/2018, ông Phan Trường Sơn (cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐQT DDS) cùng với 2 cổ đông khác đã "dứt tình" với DDS khi chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần công ty chứng khoán này cho nhóm 11 nhà đầu tư cá nhân mới.

Cuộc “lột xác” của AIS - Cty Chứng khoán tham vọng lớn với trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

Nhóm cổ đông mới tại Chứng khoán AIS (Nguồn: AIS)

Trong năm 2018, công ty đã thực hiện xóa nợ tất cả các khoản phải thu, công nợ tạm ứng đã lâu, không thu hồi được đã được trích lập dự phòng từ các năm trước. Đồng thời, DDS cũng chấp nhận chịu lỗ hơn 4,8 tỷ đồng để thanh lý toàn bộ tài sản cố định, chi phí đầu tư mua sắm/lắp đặt phần mềm giao dịch, phần mềm kế toán trước đây.Sau khi đổi chủ, ngày 28/12/2018, DDS tổ chức phiên họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua loạt phương hướng kinh doanh mới. Cùng ngày, bà Nguyễn Ngô Thị Thu Phương được bầu thay thế ông Phan Trường Sơn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT DDS.

Không chỉ cắt bớt các tài sản kém hiệu quả, năm 2019, DDS (sau khi đổi tên thành AIS) còn được tăng vốn lên gấp 5,5 lần, từ 155 tỷ đồng lên mức 855 tỷ đồng thông qua việc phát hành 70 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu, bao gồm: 20 triệu cổ phiếu phổ thông và 50 triệu cổ phiếu ưu đãi, với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu.

AIS cho thấy những tín hiệu khởi sắc khi ghi nhận doanh thu hoạt động ở mức 26,7 tỷ đồng (gấp 7,4 lần so với năm 2018); lợi nhuận sau thuế đạt 11,5 tỷ đồng (gấp 4,1 lần so với năm 2018).

Bên cạnh đó, AIS cũng dần mở lại nhiều hoạt động kinh doanh sau khi được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cấp giấy chứng nhận thành viên lưu ký; Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận tư cách thành viên giao dịch của Sở; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Định vị chủ mới của AIS

Đứng sau quá trình lột xác của AIS phải kể tới vai trò chủ đạo của nhóm cổ đông mới, mà theo tìm hiểu của VietTimes, đứng đầu là bà Nguyễn Ngô Thị Thu Phương (SN: 1978) trên cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc AIS.

Dù vậy, trong một số tài liệu, AIS chỉ giới thiệu về bà Nguyễn Ngô Thị Thu Phương một cách ngắn gọn, kiểu như việc bà Phương có trình độ cử nhân và "có hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán". Tìm hiểu của VietTimes sẽ đem đến góc nhìn cận cảnh hơn.

Cuộc “lột xác” của AIS - Cty Chứng khoán tham vọng lớn với trí tuệ nhân tạo - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Ngô Thị Thu Phương. (Nguồn: VPB)

Theo đó, trước khi chuyển sang lĩnh vực chứng khoán, giai đoạn 2000 - 2004, bà Phương làm việc tại Fulcrum - Vietnam Airlines và Luxury Mall (địa chỉ số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội)Bà Nguyễn Ngô Thị Thu Phương. (Nguồn: VPB)

Kể từ năm 2006, bà Phương bắt đầu làm môi giới chứng khoán tại CTCP Chứng khoán Thăng Long (nay là MBS), rồi chuyển sang làm chuyên viên cao cấp bộ phận Phát triển kinh doanh của SSI (năm 2010). Sau đó, từ năm 2012, bà Phương làm trưởng phòng tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Giám định Việt Nam, kinh qua chức vụ Trưởng phòng phát triển sản phẩm.

Ở VPS, bà Phương là một trong những nhân sự được tín nhiệm cao từ giới chủ và Tổng Giám đốc Nguyễn Lâm Dũng. Bà Nguyễn Ngô Thị Thu Phương thậm đã được giới chủ VPS bầu tham gia HĐQT công ty. Tuy nghiên thờ gian tại vị chỉ có 6 tháng (từ ngày 26/4/2018 - 26/10/2018), bởi có sứ mệnh mới ở AIS.

Tương tự, nhiều cổ đông cá nhân khác đã đồng hành cùng bà Phương thâu tóm AIS cũng vốn là người của VPS.

Chẳng hạn như ông Nguyễn Quý Lâm (SN 1964), cổ đông nắm giữ gần 10% cổ phần VPS. Ở VPS, ông Lâm là nhân sự cấp cao, với chức vụ Giám đốc Khối. Ngoài ra, ông là cổ đông của CTCP Mua bán nợ Azura, Công ty TNHH Hai thành viên Ataka, và nhiều pháp nhân lạ mà VietTimes đã từng đề cập.

Hay như bà Nguyễn Thị Duyên - hiện là Thành viên HĐQT VPS; Hay bà Trần Thị Thu Trang cũng là nhân sự kỳ cựu tại bộ phận kế toán của một số công ty có liên quan. Cách đây ít hôm, ông Nguyễn Quý Lâm, bà Trần Thị Thu Trang và bà Nguyễn Thị Thu Hồng (SN 1981; Thành viên HĐQT, Giám đốc Trung tâm nguồn vốn và kinh doanh trái phiếu của VPS) chính là nhóm cổ đông kín tiếng đã thực hiện đề cử ông Nguyễn Văn Dũng vào HĐQT Tổng Công ty Cổ phẩn Bảo Hiểm Petrolimex (Pjico). Nhưng không thành.

Các cổ đông cá nhân khác tại AIS cũng chung tầm nhìn, nếu không muốn nói là cùng nhóm, với những cổ đông thân VPS vừa nêu. Nhiều người trong số họ là nhân sự cơ hữu trong "hệ sinh thái" VPS, như Đỗ Duy Tân, Nguyễn Thị Thu Hà,...

Không lạ khi biên bản họp các cuộc họp ĐHĐCĐ của AIS sau khi đổi chủ đều cho thấy những sự đồng thuận tuyệt đối.

Ngoài AIS, theo tìm hiểu của VietTimes, nhóm cổ đông có liên quan tới VPS còn thâu tóm toàn bộ cổ phần của CTCP Quản lý Quỹ Sài Gòn (Sài Gòn Capital) - nơi ông Nguyễn Lâm Dũng (Chủ tịch HĐQT VPS) từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2022 trước khi nhường lại vị trí này cho ông Lê Minh Tài.

Tại thời điểm cuối năm 2019, dù chỉ có quy mô tổng tài sản ở mức 47,7 tỷ đồng, Sài Gòn Capital nhận ủy thác đầu tư tới hơn 726 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trong nước. Trong đó có 146,9 tỷ đồng trái phiếu của Azura và 126,1 tỷ đồng trái phiếu của công ty có liên quan khác là CTCP Azura.

Tính đến ngày 31/3/2020, số dư trái phiếu nhận ủy thác đầu tư của Sài Gòn Capital giảm xuống chỉ còn 676,7 tỷ đồng.

Cuộc “lột xác” của AIS - Cty Chứng khoán tham vọng lớn với trí tuệ nhân tạo - Ảnh 3.

Địa chỉ trụ sở của CTCP Mua bán nợ Azura (Ảnh: H.B)

Trở lại với AIS, sau khi được nhóm cổ đông liên quan tới VPS thâu tóm, công ty này bắt rót mạnh vốn đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi của Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) và trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết.Đâu mới là nguồn thu chính của AIS?

Trong năm 2018, AIS đã mua 95.000 chứng chỉ tiền gửi của FE Credit với tổng giá trị 98,47 tỷ đồng. Các chứng chỉ tiền gửi này có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 9,25%/năm. Tính đến cuối năm 2018, khoản đầu tư này đã chiếm tới 94,3% quy mô tổng tài sản của AIS. Trước đó, tại thời điểm cuối năm 2017, tức là khi nhóm cổ đông sáng lập vẫn nắm quyền chi phối, AIS không ghi nhận nắm giữ chứng chỉ tiền gửi FE Credit nào.

Lượng chứng chỉ tiền gửi FE Credit mà AIS nắm giữ tiếp tục tăng nhanh trong năm 2019 và 3 tháng đầu năm nay. Cụ thể, tính đến ngày 31/3/2020, số dư chứng chỉ tiền gửi FE Credit mà AIS đang nắm giữ đạt 230,6 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ đồng so với đầu năm.

Bên cạnh đó, AIS cũng rót mạnh vốn vào trái phiếu doanh nghiệp, với số dư tính đến ngày 31/3/2020 là hơn 565,1 tỷ đồng.

Tính tới cuối Quý 1/2020, tổng cộng các khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi FE Credit và trái phiếu doanh nghiệp chiếm tới 94% quy mô tổng tài sản của AIS. Đây cũng là các khoản đầu tư tạo ra quá nửa doanh thu hoạt động cho AIS trong 3 tháng đầu năm 2020.

Lưu ý rằng, nhóm những Ataka, Hakuba, Azura và Yamagata,... từng nắm giữ lượng lớn chứng chỉ tiền gửi FE Credit và là các "tay chơi" lớn trong các thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Thời còn ở VPS, bản thân và Ngô Nguyễn Thị Thu Phương cũng từng sử dụng một lượng lớn - lên đến nhiều triệu cổ phần VPB và một lượng đáng kể cổ phần LPB - mà bản thân "đứng tên" để bảo đảm cho trái phiếu của Hakuba, Ataka. Trong khi, một số cá nhân giai đoạn ấy, chẳng hạn như bà Lý Thị Thu Hà (mẹ Phó Chủ tịch VPBank Lô Bằng Giang) lại dùng cả trăm tỷ đồng trái phiếu VPBS để cầm cố vào Ataka.

Điều 44 Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 31/11/2012 do Bộ Tài chính ban hành về "Hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán" và các sửa đổi bổ sung theo Thông tư 07/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016, có quy định:

- Tổng giá trị đầu tư vào các trái phiếu doanh nghiệp của công ty chứng khoán không được vượt quá bảy mươi phần trăm (70%) vốn chủ sở hữu. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được mua bán lại trái phiếu niêm yết theo quy định có liên quan về giao dịch mua bán trái phiếu.

- Công ty chứng khoán không được trực tiếp hoặc ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện:

a) Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên năm mươi phần trăm (50%) vốn điều lệ của công ty chứng khoán, trừ trường hợp mua cổ phiếu lô lẻ theo yêu cầu của khách hàng;

b) Cùng với người có liên quan đầu tư từ năm phần trăm (5%) trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác./.

Tin mới

[Trên Ghế 46] Tìm mua xe cho sếp, trợ lý được gợi ý VinFast VF 9, lý do được chuyên gia đưa ra là gì?
5 giờ trước
VinFast VF 9 được chuyên gia Đoàn Anh Dũng đánh giá phù hợp với những khách hàng tìm kiếm trải nghiệm xe điện cao cấp với nhiều tiện nghi nội thất.
Mac mini 2024 “Made in Vietnam” của Apple chuẩn bị lên kệ tại Việt Nam
5 giờ trước
Mac mini 2024 chính thức lên kệ tại Việt Nam với giá khởi điểm từ 14,9 triệu đồng. Đây là lựa chọn hấp dẫn cho người dùng muốn trải nghiệm hệ điều hành macOS với chi phí không thể tốt hơn.
Thông tin quan trọng về số phận bằng lái ô tô hạng B1, B2
4 giờ trước
Đại diện Sở Giao thông vận tải TPHCM khẳng định những giấy phép lái xe đang sử dụng hiện nay, kể các giấy phép lái xe trước năm 1995 có giá trị không thời hạn thì đều sử dụng được sau ngày 1/1/2025.
Xe ga của Honda ra mắt phiên bản chạy điện hoàn toàn mới: chạy 102 km/lần sạc, dễ thay Vision nếu về Việt Nam
4 giờ trước
Mẫu xe ga điện mới của Honda có giá dự kiến hơn 30 triệu đồng.
Chiếc bếp từ đẳng cấp nhà giàu: Giá 152 triệu, đun sôi nước chỉ trong 40 giây!
4 giờ trước
Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2024 diễn ra vào tháng 1, Impulse Labs đã gây ấn tượng mạnh với giới công nghệ khi giới thiệu mẫu bếp từ tích hợp pin đầu tiên trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.