Cuộc sống đảo lộn trong những đô thị bị bán phong tỏa vì virus corona

12/02/2020 19:09
Trong bài phát biểu hôm 3/2, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh nguy cơ các nỗ lực kiểm soát virus có thể đi quá xa và đe dọa nền kinh tế. Theo ông, một số biện pháp tỏ ra thiếu thực tế và khiến công chúng sợ hãi.

Sau khi một trong những người hàng xóm của Tom Hong qua đời vì nhiễm phải virus corona mới, các quan chức địa phương ở Phúc Châu, 1 tỉnh miền Nam Trung Quốc, đã quyết định khóa chặt cảnh cổng dẫn vào khu căn hộ và cấm tất cả những người dân ở đây rời đi.

"Tôi cảm thấy dịch bệnh ngày càng tới gần mình hơn", Hong (52 tuổi), đã kẹt trong nhà 5 ngày, cố gắng giết thời gian bằng cách đọc sách và làm việc nhà. "Cuộc sống thường ngày trở nên bất tiện hơn rất nhiều", ông nói. Và công ty của ông chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng vì ông và những người lao động khác không thể đi làm.

Các quy định được áp dụng với tòa nhà mà Hong đang ở là một phần trong hàng loạt các quy định mà chính phủ Trung Quốc đang áp dụng trên khắp đất nước mặc dù một số nhà máy và văn phòng đã rục rịch hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài hơn dự kiến vì dịch bệnh. Cuối cùng đến hôm qua (11/2) lệnh phong tỏa đối với khu nhà của Hong đã được nới lỏng, nhưng mỗi gia đình cũng chỉ có 1 người được ra ngoài trong mỗi 2 ngày để mua thực phẩm.

Vì không có 1 chính sách cụ thể áp dụng trên toàn quốc về cách ngăn chặn dịch bệnh lây lan ở bên ngoài Vũ Hán, các chính quyền địa phương đang tự do áp dụng các biện pháp hạn chế đôi khi rất hà khắc nhằm tránh trở thành ổ dịch tiếp theo. Hơn 1.000 người đã chết vì dịch bệnh, khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đóng cửa một phần.

Ở thành phố Trú Mã Điếm của tỉnh Hà Nam, các biện pháp chống virus bao gồm mỗi gia đình ở quận Yicheng chỉ có 1 người được ra khỏi nhà 1 lần trong mỗi 5 ngày để lấy thực phẩm. Nhưng kể cả như vậy thì đó cũng là 1 thử thách lớn khi mà chính quyền địa phương đã yêu cầu tất cả các trung tâm mua sắm và siêu thị tạm thời đóng cửa, trừ khi được cơ quan chức năng đặc biệt cho phép. Các biện pháp được áp dụng sau khi Trú Mã Điếm ghi nhận hơn 10 ca nhiễm mỗi ngày trong 4 ngày liên tiếp.

Trên khắp Trung Quốc, một trong những lệnh cấm phổ biến nhất là phong tỏa các khu dân cư. Các tỉnh Liêu Ninh và Giang Tô, cũng như một số thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu, Nam Kinh, Ninh Ba, Tô Châu và Thành Đô đã hạn chế du khách và yêu cầu cư dân hạn chế đi ra bên ngoài.

Đôi lúc các địa phương tỏ ra lúng túng trước các lệnh chỉ đạo từ cấp trên. Ở Yiwu, 1 thành phố nằm gần Thượng Hải, các quan chức địa phương bị phản đối gay gắt sau khi đưa ra chỉ thị mỗi gia đình chỉ có 1 người được phép ra ngoài 1 lần trong mỗi 4 ngày. Chủ nhật tuần trước, lãnh đạo tỉnh Chiết Giang ra chỉ thị cần phải cân bằng giữa việc ngăn chặn virus lây lan với đảm bảo người dân có thể thực hiện các hoạt động thường ngày. Ngay sau đó Yiwu đã nới lỏng các quy định.

Hôm qua một số quan chức Chiết Giang đã phải thừa nhận một số biện pháp đi quá xa và là không phù hợp, ví dụ như buộc các cửa hàng tiện lợi đóng cửa hay nhốt người dân ở trong nhà.

Đối với các công ty, 10/2 là ngày quay trở lại làm việc chính thức. Chỉ đạo chung là các công ty phải cung cấp đủ khẩu trang, dung dịch rửa tay và các thiết bị bảo hộ cho nhân viên, đồng thời cách ly những người có nguy cơ. Nhưng trong bối cảnh khẩu trang khan hiếm đến nỗi các y sĩ ở tâm dịch Hồ Bắc cũng phải than phiền thì chỉ thị này gần như không thể tuân theo.

Một nhà máy sản xuất đèn LED dùng trên xe hơi ở Zhenjiang (thuộc tỉnh Giang Tô) vẫn chưa thể mở cửa trở lại vì không mua được đủ khẩu trang và đồ bảo hộ cho công nhân. Trước khi dịch bùng phát, công ty đã dự định sẽ chỉ nghỉ tết hết ngày 31/1.

Zhou Xinqi, ông chủ của công ty Cixi Jinshengda Bearing ở Chiết Giang, dự định công nhân sẽ đi làm trở lại vào ngày 6/2 nhưng hầu hết trong số 300 công nhân của ông không thể quay lại vì các lệnh hạn chế di chuyển. Kể cả khi họ quay trở lại, họ cũng phải trải qua thời gian cách ly và Zhou dự kiến sớm nhất là ngày 25/2 nhà máy mới có thể mở cửa.

Trong bài phát biểu hôm 3/2, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh nguy cơ các nỗ lực kiểm soát virus có thể đi quá xa và đe dọa nền kinh tế. Theo ông, một số biện pháp tỏ ra thiếu thực tế và khiến công chúng sợ hãi.

Tham khảo Bloomberg

Cuộc sống đảo lộn trong những đô thị bị bán phong tỏa vì virus corona - Ảnh 3.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
20 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
20 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
20 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
21 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
23 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
2 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.