Cuộc sống khó tin của nữ công nhân dệt may Việt Nam và chuyện số lượng tỷ phú thế giới tăng nhanh chưa từng có

22/01/2018 15:28
Báo cáo mới nhất của Oxfam chuẩn bị cho Diễn đàn kinh tế thế giới 2018 tại Davos, Thuỵ Sỹ tiếp tục hé lộ mặt trái của sự thịnh vượng toàn cầu khi bất bình đẳng liên tục được nới rộng. Sự bùng nổ tỷ phú được Oxfam nhìn nhận là dấu hiệu của một hệ thống kinh tế thất bại.

Sự cùng cực của các công nhân bên máy móc: 9 tháng không được gặp con, mặc bỉm bên trong nhà máy

Báo cáo "Đãi ngộ người lao động, không phải nhóm siêu giàu" của Oxfam chuẩn bị cho Diễn đàn kinh tế thế giới 2018 tại DAVOS, Thuỵ Sỹ, dẫn ra trường hợp của Lan – nữ công nhân nhà máy may Việt Nam.

Không đề cập nhiều về thân thế cũng như nơi làm việc của nhân vật, Oxfam giới thiệu ngắn gọn: Nhà máy của Lan làm cung cấp hàng hoá cho nhiều thương hiệu toàn cầu; thời gian làm việc kéo dài, đồng lương nghèo nàn, khiến Lan không được về nhà và gặp con trai mình trong suốt 9 tháng.

Cuộc sống khó tin của nữ công nhân dệt may Việt Nam và chuyện số lượng tỷ phú thế giới tăng nhanh chưa từng có - Ảnh 1.

Lan - nguồn: Oxfam

Oxfam cho biết ngành may mặc đã tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho các ông chủ và các cổ đông, trong đó có những người giàu nhất thế giới.

Ví dụ, trong năm 2016, Amancio Ortega, người đàn ông giàu thứ 4 trên thế giới, nhận được số cổ tức hàng năm từ công ty mẹ của chuỗi nhãn hàng thời trang Zara có trị giá tương đương 1,3 tỉ euro.

Theo Greens/European Free Alliance thuộc Nghị viện Châu Âu, Zara đã thực hiện các hành vi lách thuế trong thời gian từ 2011 đến 2014. Stefan Persson, cha đẻ sáng lập nên H&M, con trai ông hiện đang điều hành công ty, được xếp hạng thứ 43 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, năm ngoái ông đã nhận được 658 triệu euro tiền chia cổ tức.

Như vậy, cộng lại, năm nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới đã trả cho các cổ đông của mình 6,8 tỉ đô la. Trong khi đó, nữ công nhân trẻ tại nhà máy ở các quốc gia như Miến Điện chỉ kiếm được 4 USD/ngày lao động 14 tiếng. Hay chi phí phải trả cho việc tăng lương của 2,5 triệu công nhân Việt Nam lên mức đủ sống trong 1 năm chỉ bằng 1/3 số tiền mà 5 công ty lớn nhất của ngành trả cho cổ đông.

Oxfam nhấn mạnh sự giàu có của những tỷ phù này đổi lại là lương và điều kiện làm việc của những người lao động mà Lan là một trong số đó, Hay một ví dụ khác, phụ nữ làm việc trong ngành chăn nuôi tại Mỹ buộc phải mặc bỉm vì họ không được nghỉ đi vệ sinh…

Việc suy thoái về quyền lao động, tầm ảnh hưởng của các công ty lớn lên chính sách Chính phủ và nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp về việc giảm chi phí để có thể tối đa hoá lợi nhuận của cổ đông… chính là những đánh đổi để túi tiền các tỷ phú đầy lên, theo Oxfam.

Xây dựng nền kinh tế vì người lao động

Để chấm dứt cuộc khủng hoảng bất bình đẳng không chỉ ở ngành may mặc nói riêng mà các ngành thâm dụng lao động nói chung, Oxfam cho rằng cần phải xây dựng một nền kinh tế vì người lao động chứ không phải vì những người giàu có và thế lực.

Bởi lẽ 1% dân số giàu nhất thế giới đã "bỏ túi" 82% tổng của cải được tạo ra, trong khi đó, một nửa dân số nghèo nhất thế giới, tương đương 3,7 tỷ người, không được hưởng gì.

Nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến theo cách thúc đẩy nhóm người giàu ngày một giàu hơn trong khi hàng triệu người lao động vật lộn với mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo.

Cụ thể, tài sản của các tỷ phú tăng trung bình 13% mỗi năm kể từ năm 2010 – nhanh hơn gấp 6 lần so với mức tăng lương của những người lao động bình thường (2%/ năm). Số lượng tỉ phủ tăng nhanh chưa từng thấy trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, cứ hai ngày lại có thêm một tỷ phú.

Hay một ví dụ khác, chỉ cần 4 ngày là một CEO của một trong năm thương hiệu thời trang quốc tế có thể kiếm được số tiền tương đương với tổng thu nhập cả đời của một nữ công nhân may mặc bình thường tại Bangladesh. Tại Mỹ, chỉ với hơn một ngày lao động là một CEO có thể kiếm được số tiền tương đương với thu nhập cả năm của một người lao động bình thường.

Bà Winnie Byanyima, Giám đốc điều hành của Oxfam nhận xét: "Sự bùng nổ về số lượng tỷ phú không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế phát triển mà là một triệu chứng của một hệ thống kinh tế thất bại.

Những người may bộ quần áo chúng ta đang mặc, lắp ráp điện thoại chúng ta đang sử dụng và nuôi trồng thực phẩm ta đang ăn hàng ngày bị bóc lột để đảm bảo nguồn hàng giá rẻ ổn định và tăng lợi nhuận của các tập đoàn và nhà đầu tư tỉ phú."

Quyền lợi của lao động nữ thường bị đặt ở vị trí cuối cùng. Trên khắp thế giới, phụ nữ kiếm được số tiền ít hơn nam giới, và chiếm phần lớn số lượng người có mức thu nhập thấp nhất, trong khi họ lại có những công việc ít được đảm bảo nhất. Trong khi đó, 9/10 tỷ phú là nam giới.

"Oxfam đã nói chuyện với phụ nữ trên khắp thế giới. Họ là những người bị ảnh hưởng nặng nề từ bất bình đẳng", bà Winnie Byanyima nói thêm.  

Theo đó, phụ nữ phải làm việc xa nhà trong các nhà máy may mặc tại Việt Nam với mức lương bèo bọt, không đủ để họ thoát nghèo. Họ không được gặp con cái mình trong nhiều tháng trời. Phụ nữ làm việc trong ngành chăn nuôi tại Mỹ buộc phải mặc bỉm vì họ không được nghỉ đi vệ sinh. Phụ nữ làm việc trong các khách sạn tại Canada và Cộng hòa Dominica không dám tố cáo việc bị lạm dụng tình dục vì sợ bị mất việc...

Do vậy Oxfam kêu gọi các chính phủ đảm bảo nền kinh tế mang lại lợi ích cho  mọi người, chứ không chỉ vì vài người may mắn. Cụ thể, Oxfam đưa ra 3 khuyến nghị:

Thứ nhất, giới hạn lợi nhuận trả cho cổ đông và các giám đốc điều hành, đảm bảo tất cả công nhân nhận được mức lương đủ sống tối thiểu. Mức lương này sẽ cho phép họ có được chất lượng sống thỏa đáng. Ví dụ, tại Nigeria, mức lương tối thiểu được quy định trong luật cần được tăng gấp ba lần để đảm bảo các điều kiện sống thỏa đáng.

Thứ hai, xóa bỏ chênh lệch thu nhập giữa các giới và bảo vệ quyền của lao động nữ. Với tốc độ thay đổi hiện tại, sẽ mất 217 năm để xóa bỏ chênh lệch thu nhập và cơ hội việc làm giữa phụ nữ và nam giới.

Thứ ba, đảm bảo những người giàu có phải đóng đủ và đúng trách nhiệm thuế của mình bằng cách tăng thuế và giải quyết tình trạng tránh thuế. Tăng chi ngân sách cho các dịch vụ công như giáo dục và y tế. Oxfam ước tính rằng nguồn thu từ việc áp mức thuế quốc tế 1.5% với tài sản của tỉ phủ, sẽ đủ để tất cả trẻ em có thể đến trường.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.187.823 VNĐ / tấn

1,015.50 UScents / bu

0.22 %

+ 2.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.760.327 VNĐ / tấn

322.75 USD / ust

0.36 %

+ 1.15

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.229.923 VNĐ / tấn

40.95 UScents / lb

0.12 %

+ 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
7 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
11 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
11 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất