Cuộc sống kinh tế sau Covid-19: Thế giới học được gì từ đại dịch Cái chết đen, xóa sổ 60% dân số châu Âu

31/03/2020 23:03
Nhìn vào những đại dịch thảm khốc trong quá khứ, Covid-19 có thể thay đổi đời sống kinh tế sâu rộng hơn những gì chúng ta có thể nghĩ tới.

Tất cả những biến động đều sẽ để lại dấu vết, một số mờ dần, một số thì trường tồn. Sau Cái chết đen, bệnh dịch hạch được cho đã giết chết 60% dân số châu Âu ở nửa sau của thế kỷ 14, người ta nhận ra rằng cuộc sống quá ngắn ngủi. Và đại dịch này cũng đóng vai trò lớn trong việc định hình lãi suất ở châu Âu thời kỳ trung cổ, thứ kéo dài suốt cả chặng đường đến thời kỳ Khai sáng.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là chúng ta có thể chứng kiếm những ảnh hưởng lâu dài từ sự lây nhiễm của đại dịch hiện nay hay không?

Covid-19 không gây chết người như bệnh dịch hạch trong khi các công cụ chống dịch của chúng ta hiện đại hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, Covid-19 vẫn có những tác động thảm khốc đối với các nền kinh tế, nhất là về giá cả và tài sản. Người ta còn để ngỏ về khả năng phục hồi của nền kinh tế sau khi dịch bệnh qua đi.

Các nhà sử học kinh tế có rất nhiều tranh luận về tác động của Cái chết đen. Tuy nhiên, họ đồng ý rằng sự suy giảm đột ngột có tác động thiểu phát. Năng suất làm việc của người lao động tăng vọt vì các thế hệ trước bị giới hạn về diện tích canh tác. Khi nhiều người chết bị dịch bệnh, bẫy dân số cũng biến mất bởi sự tăng trưởng không còn bị hạn chế bởi nguồn cung thực phẩm.

Trong nghiên cứu được Ngân hàng Anh công bố hồi tháng Giêng, nhà sử học Paul Schmelzing cho biết lạm phát toàn cầu trung bình hàng năm từ năm 1360 đến 1460 chậm lại chỉ 0,65% với với mức 1,58% trong khoảng thời gian từ năm 1311 đến 1359. Tiền thuê đất thì giảm mạnh trong khi người thuê đất có nhiều cơ hội để lựa chọn những vùng đất tốt trong bối cảnh người thiếu đất thừa. Thiểu phát làm tăng tiền lương thực tế hay nói cách khác, mức sống của người công nhân luôn rất cao trong giai đoạn sau dịch bệnh và kéo dài tới tận những năm 1700.

Cuộc sống kinh tế sau Covid-19: Thế giới học được gì từ đại dịch Cái chết đen, xóa sổ 60% dân số châu Âu - Ảnh 1.

Đại dịch Cái chết đen làm thay đổi mọi thứ.

"Sự thay đổi trong hành vi là rõ ràng hơn. Cái chết đen không chỉ khiến dân số sụt giảm mà trải nghiệm đau thương về những cái chết bất thình lình ra một động lực hưởng thụ một cách trọn vẹn xuất hiện khi người ta vẫn còn có thể", Schmelzing cho biết.

Các sản phẩm vốn được xoi là xa xỉ trước đó, chẳng hạn như đồ lót bằng vải lanh và kính cửa sổ, trở nên phổ biến và được dùng rộng rãi khi giá rẻ hơn để thỏa mãn đông đảo người dùng hơn. Tuy nhiên, cuối cùng, những việc chi tiêu vô tội vạ cũng kết thúc bằng những luật lệ hà khắc, quy định hàng loạt những quy chuẩn trong xã hội. Tiền tiết kiệm được chuyển vào trái phiếu.

Dịch bệnh bùng lên trong một xã hội tiền tư bản rõ ràng không thể có sự tương đồng chính xác với ngày nay. Tuy nhiên, nó cũng làm nổi bật lên những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.

Những gì đang diễn ra có thể khiến lãi suất giảm không ngừng. Trong bối cảnh thế giới đang trở nên phẳng và thương mại toàn cầu vẫn là chìa khóa, dịch bệnh có thể khiến thời đại của robot và thuật toán tới nhanh hơn. Vì máy không cần trả tiền nên nhiều vấn đề sẽ phát sinh từ đó.

Cuộc sống kinh tế sau Covid-19: Thế giới học được gì từ đại dịch Cái chết đen, xóa sổ 60% dân số châu Âu - Ảnh 2.

Sau sự sụp đổ của các công đoàn và gia tăng lao động giá rẻ ở Trung Quốc và Ấn Độ khiến người ta quen với việc nghĩ về chi phí tiền lương như một món hời mà trong đó các nhà tư bản luôn nắm thế thượng phong. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu các biện pháp kích thích mà các nước áp dụng chống Covid-19, bao gồm hỗ trợ tiền lương, trợ cấp tiền mặt, cứu trợ cho sinh viên tiếp tục được duy trì sau khi tình trạng khẩn cấp vì corona đã chấm dứt. Liệu nó có thể làm mất cân bằng quyền lực một lần nữa, giống như khi đời sống của người lao động tăng cao sau Cái chết đen do họ kiếm được nhiều tiền trong khi hàng hóa lại rẻ mạt.

Sửa đổi việc mất cân bằng quyền lực, các vị vua Anh đã cố gắng ban hành những các sắc lệnh, liên tục trong cả thế kỷ, nhằm để tiền lương của thợ xây và thợ mộc xuống mức thấp như trước khi dịch bệnh xảy ra. Thế giới ngày nay vẫn có thể áp dụng những hình thức này bởi sự hỗ trợ của máy móc và tự động hóa nhằm thay thế nhân công.

Tuy nhiên, một căn bệnh mà đặc biệt tai hại với người già có thể làm thay đổi nhân khẩu học toàn cầu và gây ra những hậu quả chưa thể đoán trước với hệ thống tiết kiệm lương hưu và nhu cầu tài sản.

Chi phí vay trước khi xảy ra Cái chết đen ở các chế độ quân chủ lớn của châu Âu là 20-30%. Tuy nhiên, khi đại dịch xảy ra, nó giảm xuống còn 8-10%. Florence, Venice và Genova cũng như các thành phố lớn ở Đức và Hà Lan lãi suất giảm từ 15% xuống 4%. Điều đáng ngạc nhiên là sự sụt giảm này trùng hợp với sự gia tăng mạnh mẽ về nợ có chủ quyền trong việc tăng cường sức mạnh quân sự.

Chúng ta cũng thế. Chúng ta đang đối mặt với một loại nợ có chủ quyền để tiến hành cuộc chiến chống đại dịch. Các nền kinh tế mới phát triển chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc đi vay để ngăn hệ thống tài chính sụp đổ cũng như các ngành công nghiệp phá sản. Ngay cả khi tỷ lệ tử vong chỉ chiếm 1% tổng số người nhiễm bệnh, Covid-19 cũng có thể tạo ra một cái bóng lâu dài phủ lên hành vi, sở thích giá và tất nhiên là cả lãi suất.

Cuộc sống kinh tế sau Covid-19: Thế giới học được gì từ đại dịch Cái chết đen, xóa sổ 60% dân số châu Âu - Ảnh 3.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
1 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
40 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
1 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
28 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
52 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
7 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.