Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần

23/10/2022 20:13
Qaanaaq - thị trấn tận cùng phía bắc của địa cầu là "nạn nhân" đầu tiên của biến đổi khí hậu.

Qaanaaq, nằm ở Bắc Greenland, Đan Mạch là thị trấn có người sinh sống xa nhất ở cực bắc thế giới. Những cư dân ở đây chính là một trong số những nạn nhân đầu tiên của biến đổi khí hậu.

Băng vĩnh cửu không còn “vĩnh cửu”

Phiến băng Greenland là phiến băng lớn thứ 2 thế giới, bao phủ khoảng 80% bề mặt cả quần đảo khổng lồ này. Khi nó tan chảy hoàn toàn, lượng nước biển trên Trái Đất sẽ dâng cao thêm khoảng 7m. Vài thế kỷ gần đây, lượng băng tan tại Greenland chiếm đến 20%-25% nguyên nhân khiến mực nước biển dâng.

 Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần - Ảnh 1.
 Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần - Ảnh 2.
 Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần - Ảnh 3.

Qaanaaq, ở Bắc Greenland là thị trấn có người sinh sống tự nhiên ở tận cùng cực bắc thế giới

Kỷ lục buồn về tốc độ băng tan tại Greenland ngày càng xuất hiện dày đặc. Mùa hè năm 2019, Greenland mất 532 tỉ tấn băng và khiến mực nước biển toàn cầu tăng vĩnh viễn thêm 1,5mm. Chỉ trong 3 ngày từ 15 đến 17/7 năm nay, lượng băng tan chảy tại đây là 6 tỉ tấn/ngày, đủ để lấp đầy 7,2 triệu hồ bơi chuẩn Olympic.

Băng tan không chỉ do Trái đất nóng lên mà còn do sự thay đổi thường xuyên hơn của quá trình lưu thông của bầu khí quyển. Thế nhưng cả 2 lý do này đều là hậu quả chung của biến đổi khí hậu.

Qaanaaq có 656 công dân. Nó được xây dựng vào những năm 1950, là một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Greenland bởi biến đổi khí hậu. Nhiều người dân địa phương ở Qaanaaq sống trên các khu vực đóng băng vĩnh cửu và nhà của họ cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng khác, chẳng hạn như đường và cầu đều được xây dựng trên nền đất đóng băng.

Thế nhưng lớp băng vĩnh cửu này dường như sắp không còn “vĩnh cửu” nữa. Khi lớp băng vĩnh cửu tan ra, mặt đất trở nên yếu hơn và ít có khả năng hỗ trợ các cấu trúc này hơn. Hiện tượng này có thể làm cho các tòa nhà sụp đổ, đường xá và đường ống bị hỏng và hơi ẩm thấm vào bên trong nhà, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng sống của người dân. Cư dân phải dùng đến cách dán các vết nứt trong nhà của họ thường xuyên.

Cuộc sống khó khăn ở thị trấn cực bắc

Orla Kleist, một người đàn ông sống cả đời ở Qaanaaq cho biết ngôi nhà của anh đã bị hư hại liên tục trong những năm qua do sự thay đổi của lớp băng vĩnh cửu.

 Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần - Ảnh 4.

Orla Kleist cho biết ngôi nhà của anh đã bị hư hại liên tục trong những năm qua do sự thay đổi của lớp băng vĩnh cửu

Sebastian Zastruzny - một chuyên gia đã nghiên cứu về lớp băng vĩnh cửu trong khu vực trong vài năm gần đây cho biết: “Một phần của Qaanaaq được xây dựng trên vật liệu mịn như đất sét, phù sa và cát dễ bị sương giá. Điều này có nghĩa là đất sẽ di chuyển lên xuống khi nó đóng băng, vì băng tạo nên một phần cấu trúc của đất. Nếu lớp đất này tan ra và phần móng của ngôi nhà không đủ sâu nhà cửa sẽ lún dần”.

Qaanaaq là một trong những thị trấn cuối cùng ở Greenland còn tồn tại chủ yếu nhờ săn bắn. Như nhiều vùng cực khác, người dân ở đây sống trong bóng tối nhiều tháng trong năm và nhiều tháng trời sáng 24/24. Ở khu vực này, hoạt động vận chuyển hàng hóa chỉ diễn ra hai lần một năm, một lần khi băng tan vào tháng 6 và một lần nữa trước khi băng biển hình thành vào tháng 9. Mỗi năm, mùa săn bắt đầu ngắn lại do điều kiện băng trên biển không ổn định. Một số thợ săn địa phương nói rằng mọi thứ đang thay đổi theo năm và họ “không thể chắc chắn về điều gì”.

 Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần - Ảnh 5.

Một gia đình sống trong ngôi nhà đang chìm dần, mục nát này. Thiệt hại nặng nề nhất xảy ra vào mùa thu và mùa xuân

Trong những tháng mùa hè, cư dân lấy nước từ một con sông gần đó. Tuy nhiên, vào mùa đông, thời tiết quá lạnh để sông chảy. Tảng băng trôi từ biển băng được vận chuyển đi bằng những chiếc xe tải rồi được đưa đến một cơ sở đặc biệt, nơi băng được làm tan chảy. Sau đó nước được phân phối đến tất cả các ngôi nhà ở Qaanaaq bằng một tàu chở nước. Khi băng biển bắt đầu vỡ vào mùa xuân và các điều kiện ngày càng trở nên không chắc chắn và nguy hiểm, nhiệm vụ thu thập nước ngày trước vốn đơn giản trở nên nguy hiểm hơn. Người dân địa phương đang phải chịu giá nước đắt hơn cả giá dầu.

Cộng đồng Qaanaaq có một lịch sử lâu đời về niềm tự hào duy trì qua nhiều thế hệ về nghề săn bắn. Họ hình thành nền văn hóa rất riêng biệt và độc đáo so với phần còn lại của thế giới. Đối với nhiều người, sống theo những phong tục tập quán này là một biểu hiện của bản sắc văn hóa, và bản sắc này đang có nguy cơ bị ăn mòn cùng với sự thay đổi của biến đổi khí hậu.

 Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần - Ảnh 6.

Khi lớp băng trên biển không đủ dày cho chó kéo, những người thợ săn phải mang theo thuyền để có thể săn bắt

 Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần - Ảnh 7.

Một thợ săn chuẩn bị làm thịt hải cẩu

 Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần - Ảnh 8.
 Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần - Ảnh 9.

Băng đang tan dần và người dân Qaanaaq dần mất đi nơi ở lẫn bản sắc của mình

Nguồn: Washington Post, Insider

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
24 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
39 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
12 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
35 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.