Khi dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đế hoạt động sản xuất trên toàn thế giới, thì câu hỏi hiện tại sẽ là những điều tồi tệ sẽ trở nên khủng khiếp đến mức nào? Hôm 14/4, IMF cảnh báo rằng cuộc suy thoái toàn cầu lần này sẽ là cuộc suy thoái sâu sắc kể từ Đại Suy thoái năm 1930. Trong bối cảnh u ám như hiện nay, có một điều dường như khá chắc chắn là: một số nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn các nền kinh tế khác.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế phơi bày và làm trầm trọng hơn những điểm yếu về cấu trúc. Phân tích của Economist dựa theo dữ liệu GDP được tổng hợp trong 5 thập kỷ cho thấy tốc độ tăng trưởng ở các nước giàu có cùng xu hướng khởi sắc trong thời kỳ phát triển nhanh, ngay cả khi các nền kinh tế yếu hơn đang chật vật phía sau.
Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thoái, sự khác biệt về hiệu suất lại rất rõ ràng. Trong nửa đầu thập nên 2000, mức chênh lệch trung bình hàng năm giữa tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia có năng suất tốt nhất và kém nhất là 5 điểm phần trăm. Trong năm 2008-2012, trong cuộc suy thoái kéo dài sau khi khủng hoảng tài chính diễn ra, con số trên đã tăng lên 10 điểm.
Cuộc suy thoái lần này cũng không có gì khác biệt. 3 yếu tố giúp so sánh sự chênh lệch đó là: cấu trúc công nghiệp, các thành phần trong khu vực doanh nghiệp và hiệu quả của chính sách kích thích tài khoá. Economist đã sử dụng các chỉ báo này để xếp hạng 33 quốc gia trong cuộc suy thoái. Một số quốc gia, chẳng hạn như miền nam châu Âu, dường như dễ chịu ảnh hưởng nhiều hơn Mỹ và các nước Bắc Âu.
Xét đến cấu trúc công nghiệp đầu tiên. Các biện pháp phong toả sẽ ảnh hưởng nặng nề đến những quốc gia vốn phụ thuộc vào hoạt động thâm dụng lao động. Những nước có lĩnh vực xây dựng lớn mạnh, như nhiều quốc gia Trung Âu, lại dễ chịu ảnh hưởng nhất. Do đó, những quốc gia phụ thuộc vào du lịch cũng vậy, khi ngành này chiếm 1/8 công việc phi tài chính ở Nam Âu. Ngược lại, những nước có ngành khai thác phát triển – sử dụng ít lao động, có thể dễ dàng vượt qua khó khăn hơn.
Cấu trúc công nghiệp cũng ảnh hưởng đến số lượng người có thể làm việc tại nhà. Do đó, họ có thể tránh được ảnh hưởng từ biện pháp phong toả. Trong một bài báo được đăng tải vào ngày 10/4, Dingel và Brent Neiman đến từ Đại học Chicago ước tính rằng, 45% công việc ở Thuỵ Sĩ có thể được giải quyết tại nhà. Nhiều người dân Thuỵ Sĩ làm trong các ngành, như tài chính, chỉ cần đến laptop. Trong khi đó, ở nhiều nơi khác, người lao động lại không thể thực hiện việc này. Tại Slovakia, chỉ chưa đến 1/3 công việc – trung tâm sản xuất lớn, có thể được thực hiện từ xa.
Hơn nữa, làm việc tại nhà lại không phải điều dễ dàng ở các nước Nam Âu. Nghiên cứu được thực hiện bởi Indeed – một trang web tìm kiếm việc làm, và NHTW Ireland, cho thấy rằng kể từ khi đại dịch bùng phát, các quốc gia vốn có tỷ lệ làm việc tại nhà không cao đã chứng kiến số lượng quảng cáo tuyển dụng làm việc online sụt giảm nhiều hơn.
Yếu tố thứ hai là khu vực doanh nghiệp. Các nền kinh tế có phần lớn là các công ty nhỏ thường chịu đựng những "vết sẹo" lâu lành do việc phong toả. Những công ty nhỏ thường nắm giữ dòng tiền mặt kém dồi dào, từ đó khiến họ khó có thể sống sót khi doanh thu cạn kiệt.
Một cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Chicago, Đại học Harvard và Đại học Illinois cho thấy rằng 1 các công ty nhỏ ở Mỹ không có đủ tiền mặt để duy trì hoạt động thậm chí là trong 1 tháng. Gần một nửa người Italy và Australia làm việc ở các công ty có ít hơn 10 nhân sự, trong khi đó con số này ở Anh là 1/5 và Mỹ thì thấp hơn.
Yếu tố mang tính quyết định cho sự ảnh hưởng về kinh tế là bản chất của các gói hỗ trợ tài chính. Các nước giàu đã triển khai những gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có. Ngay cả theo ước tính có quan điểm bảo thủ nhất, thì những gói kích thích này còn lớn gấp đôi so với năm 2008-2009. Tuy nhiên, quy mô giữa các quốc gia lại không giống nhau. Hầu hết sự tính toán đều cho thấy quy mô kích thích tại Mỹ và Nhật Bản là lớn nhất, tính theo tỷ lệ/GDP.
Dẫu vậy, một số chính phủ eurozone hứng chịu mức nợ cao lại thận trọng hơn. Có thể, họ lo ngại về việc là thành viên của một liên minh tiền tệ, họ có thể chỉ được hưởng một phần hỗ trợ từ ngân hàng trung ương. Mức kích thích tài chính của Pháp, Tây Ban Nha, Italy chỉ bằng khoảng một nửa so với Đức.
Tuy nhiên, mục đích của gói hỗ trợ cũng quan trọng như quy mô. Nhìn chung, các nước giàu đã thực hiện một trong hai cách tiếp cận để duy trì mức sống. Một số tập trung vào việc hỗ trợ thu nhập hộ gia đình. Mỹ đang gửi tiền mặt đến các gia đình và nâng mức hỗ trợ thất nghiệp. Nhật Bản thì phát tiền cho người nghèo. Ngược lại, chính sách ở Bắc Âu và Australia chủ yếu là nhằm du trì việc làm bằng cách trợ cấp tiền lương.
Những cam kết của chính phủ về việc bảo vệ việc làm thường là một ý tưởng không hay. Hành động này không thể ngăn người lao động "nhảy việc" từ các lĩnh vực đang gặp khó khăn sang những lĩnh vực tiềm năng hơn. Điều này cũng làm chậm quá trình hồi phục. Sự suy thoái do Covid-19 có thể sẽ khác so với những cuộc khủng hoảng trước đây. Nếu lệnh phong toả sớm được dỡ bỏ, thì một số nền kinh tế châu Âu có thể tiếp tục sản xuất nhanh chóng. Ở nơi khác, người lao động có thể phải tìm kiếm việc là và những ông chủ sẽ sẵn sàng tuyển dụng.
Trong khi đó, một số người lao động ở Mỹ có thể nhận thấy việc sống dựa vào khoản trợ cấp sẽ thoải mái hơn là tìm công việc mới. Theo Noah Williams đến từ Đại học Wisconsin-Madison, khoản trợ cấp ở 6 tiểu bang ở Mỹ có thể cao hơn 130% mức lương trung bình. Điều đó có nghĩa là phải mất rất nhiều thời gian để nền kinh tế có thể hồi phục về mức trước đại dịch, khi lệnh phong toả được dỡ bỏ. Thay vì chỉ kéo dài khoảng vài tháng, thì thiệt hại do Covid-19 để lại với các nền kinh tế phát triển sẽ là nỗi ám ảnh trong thời gian dài hơn nhiều.
Tham khảo Economist