Cuộc "tàn sát" của Covid-19 có thể để lại những "vết sẹo" lớn với kinh tế toàn cầu

14/04/2020 19:21
Kinh tế thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có kể từ Thế chiến II. Đánh giá của Viện Brookings đã chỉ ra đây sẽ là một cuộc suy thoái lan rộng và kéo dài.

Báo cáo Brookings-FT TIGER mới được cập nhật (Chỉ số theo dõi cho Sự phục hồi Kinh tế toàn cầu) cho thấy rõ ràng rằng: hoạt động kinh tế, thị trường tài chính và niềm tin của khu vực tư nhân đều đang bị ảnh hưởng. Và nếu hợp tác quốc tế vẫn chưa chặt chẽ như ở mức hiện tại, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa.

Nhiều ý kiến cho rằng sự suy giảm hiện tại có thể là ngắn hạn, lập luận rằng hoạt động kinh tế sẽ quay trở lại bình thường khi dịch được kiểm soát. Nhưng có lý do chính đáng để lo lắng rằng, nền kinh tế thế giới đang đi vào một cuộc suy thoái sâu rộng và kéo dài. Cuộc suy thoái sẽ phụ thuộc phần lớn vào diễn biến của đại dịch và phản ứng của các nhà hoạch định chính sách. Liệu các chính phủ có đang làm tốt việc ngăn chặn thiệt hại, xây dựng lại niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp hay không?

Kịch bản phục hồi nhanh chóng dường như rất khó xảy ra. Cầu đã bị sốc mạnh, đồng thời có sự gián đoạn lớn với các chuỗi cung ứng sản xuất, và một cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra. 

Không giống như khủng hoảng 2008-2009, xảy ra bởi sự thiếu hụt thanh khoản trên thị trường tài chính, cuộc khủng hoảng Covid-19 liên quan đến các vấn đề vượt ra ngoài lĩnh vực tài chính.

Trong và ngay sau cuộc khủng hoảng năm 2008, một số thị trường mới nổi, không chỉ là Trung Quốc và Ấn Độ, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, gồng gánh phần còn lại của nền kinh tế thế giới. Nhưng lần này, không có nền kinh tế nào là miễn nhiễm, và sẽ không có quốc gia nào có thể phục hồi theo định hướng xuất khẩu. 

Sự sụp đổ hiện tại đã làm tăng rủi ro giảm phát và tài chính ở các nền kinh tế tiên tiến, cùng lúc giáng một đòn mạnh vào các nhà xuất khẩu hàng hóa. Trên hết, giá dầu đang giảm mạnh hơn so với trước đây.

Cuộc tàn sát của Covid-19 có thể để lại những vết sẹo lớn với kinh tế toàn cầu - Ảnh 1.

Nền kinh tế Mỹ đang dần đi vào bế tắc. Hầu hết các ngành dịch vụ ngừng hoạt động, hoạt động công nghiệp bị gián đoạn và làn sóng thất nghiệp bùng nổ chỉ trong vài tuần. Hoa Kỳ đã ứng phó bằng các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ đặc biệt. Điều này có thể tránh cảnh sụp đổ trong ngắn hạn, nhưng chưa thể đạt đến mục tiêu xa hơn là giảm bớt thiệt hại lâu dài, và đặc biệt là để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương.

Châu Âu và Nhật Bản, những nơi đã trải qua căng thẳng kinh tế ngay cả trước đại dịch, đều có khả năng chống chịu tốt hơn với sự sụt giảm đáng kể về sản lượng và gia tăng thất nghiệp. 

Trung Quốc đang trở lại, dù chỉ là một phần. Sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định giảm mạnh vào tháng 1 và tháng 2, song mọi thứ dường như đang dần hồi sinh. Ở một số khía cạnh, nền kinh tế Trung Quốc có nhiều thuận lợi hơn các nơi khác, để có thể chịu được những cú sốc lớn như vậy. Bởi lẽ, nhà nước có thể kiểm soát tối đa các nguồn lực quốc gia, hơn cả các công cụ kinh tế vĩ mô thông thường và những hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Song vẫn còn nhiều lỗ hổng, thất nghiệp gia tăng, nhu cầu trong nước và thế giới vẫn còn yếu, và làn sóng dịch thứ hai nếu xảy ra, sẽ tạo ra mối đe dọa dai dẳng.

Các nền kinh tế mới nổi khác đang bước vào thời kỳ đặc biệt ảm đạm. Nhiều nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu, các đô thị quá đông dân và mức độ nghèo đói cao. Họ không có nhiều cơ hội để kiểm soát giữa đại dịch và ngăn chặn thảm họa kinh tế. 

Một số quốc gia còn bị rút vốn, mất giá tiền tệ và cầu quốc tế đối với hàng hóa của họ thì giảm nghiêm trọng. Số khác lại phải đối mặt với các khoản nợ khổng lồ.

Tất cả cho thấy, cuộc tàn sát kinh tế và tài chính của Covid-19 có thể để lại những "vết sẹo" lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc tàn sát của Covid-19 có thể để lại những vết sẹo lớn với kinh tế toàn cầu - Ảnh 2.

Tin mới

'Cháy khét' vé máy bay dịp 30/4-1/5
6 giờ trước
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao ngang dịp Tết Nguyên đán vừa qua và hiện vé nhiều chặng bay như Hà Nội - Đồng Hới, TPHCM - Tuy Hòa đã "cháy khét' với tỷ lệ đặt chỗ đạt 100%.
Bị tố bán hàng gian dối, Vườn Chung lên tiếng, tạm ngừng nhận đơn mới
5 giờ trước
Đại diện Vườn Chung khẳng định không lừa đảo và không có chiêu trò, đồng thời đưa ra lời giải thích
Công ty sản xuất kẹo Kera vội vã tìm "vùng nguyên liệu" sau khi bại lộ
7 giờ trước
Sau khi bị chỉ ra quảng cáo thổi phồng về công dụng, công ty sản xuất kẹo Kera cho Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục mới đi tìm "vùng nguyên liệu".
Không xuất sang Mỹ, 'siêu thực phẩm' của Việt Nam vẫn thu nghìn tỷ nhờ Trung Quốc: Thuế nhập khẩu 0%, bầu Đức trúng đậm khi giá tăng dựng đứng
8 giờ trước
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 mặt hàng này cho Trung Quốc.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
8 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
1 ngày trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
2 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.