Travis Kalanick hiện sở hữu tổng tài sản ròng 2,7 tỷ USD, theo Forbes. Cựu CEO của Uber khá tín tiếng về đời sống cá nhân nhưng ông chi phần lớn tài sản của mình vào bất động sản và du lịch. Ảnh: Getty Images.
Theo Business Insider, Kalanick từng là một tỷ phú nghèo tiền mặt. Tuy nhiên, tài sản có thanh khoản của ông lại tăng mạnh sau khi bán 1,4 tỷ USD cổ phiếu Uber cho tập đoàn công nghệ Nhật Bản Softbank. Ảnh: Getty Images.
Kalanick lớn lên ở khu dân cư có thu nhập trung bình ở Los Angeles, Northridge, với mơ ước trở thành một điệp viên. Kalanick học tại trường đại học UCLA nhưng không tốt nghiệp do ông bỏ học giữa chừng để cùng thành lập ra Scour, một công cụ tìm kiếm ngang hàng. Ảnh: Getty Images.
Thời điểm đó, cựu CEO Uber vừa lấy tiền trợ cấp thất nghiệp vừa làm việc toàn thời gian ở Scour. Sau đó, một nhóm công ty giải trí đã kiện Scour, buộc startup phải đóng cửa. Kalanick nhanh chóng vực dậy với RedSwoosh, một công ty về phần mềm kết nối mạng mà ông gọi là "công cuộc trả thù" của mình. Ông đồng sáng lập RedSwoosh vào năm 2000 và sau đó bán lại với giá 23 triệu USD vào năm 2007. Ảnh: imgarcade.com.
Số tiền thu được từ thương vụ RedSwoosh giúp Kalanick trở thành triệu phú. Ông nghỉ ngơi một năm để đi du lịch ở Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hy Lạp, Iceland, Greenland, Hawaii, Pháp, Australia, Bồ Đào Nha, Cape Verde và Senegal. Lối sống xa hoa từ sau khi trở thành triệu phú cũng giúp Kalanick phát triển ý tưởng về Uber. Ông và một số người bạn từng chi 800 USD để thuê một tài xế riêng trong một đợt nghỉ năm mới. Từ đó, ông bắt đầu suy nghĩ cách để dịch vụ taxi truyền thống (black cab) rẻ hơn. Ảnh: Getty Images.
Và thế là Uber được thành lập vào năm 2009. Tuy nhiên, một loạt cáo buộc liên quan tới môi trường làm việc vào đạo đức nghề nghiệp cuối cùng khiến Kalanick phải từ chức CEO vào năm 2017. Ảnh: Getty Images.
Sau khi rời Uber, ông đi du lịch ở Tahiti. Khi đó, ông thuê chiếc thuyền buồn trị giá 70 triệu USD của ông trùm truyền thông Barry Diller và nhà thiết kế Diane von Furstenberg để đi tham quan các hòn đảo xung quanh. Chiếc thuyền Eos này dài gần 93m và có sức chứa 16 hành khách và 21 thành viên của đội vận hành tàu. Ảnh: YouTube.
Sau chuyến du lịch này, Kalanick liên tục di chuyển giữa New York và Los Angeles. Ảnh: Shutterstock.
Kalanick sở hữu một chiếc BMW M3 năm 1999. Nếu mua vào thời điểm mẫu xe này ra mắt, ông có lẽ đã chi 45.000 USD. Ảnh: Flickr.
Theo thông tin từ Wall Street Journal, ông Kalanick vừa mua một căn hộ trị giá 36,4 triệu USD tại Manhattan. Đó là một căn penthouse nằm trong tòa chung cư cao cấp 30 tầng ở 565 Broome SoHo đang xây dựng. Ảnh: Facebook.
Đây là phối cảnh căn penthouse mới của cựu CEO Uber. Căn hộ này rộng hơn 618 m2 với sân thượng riêng rộng 232 m2. Ngoài ra còn có một hồ bơi nước nóng ngoài trời dài 6 m có thể nhìn ra 4 phía. Căn penthouse có 2 tầng, 4 phòng ngủ, 4,5 phòng tắm và một bếp ăn ngoài trời. Ảnh: Facebook.
Bất động sản rõ ràng là cuộc chơi mới của ông Kalanick sau khi rời Uber. Tháng 3/2018, ông chi 150 triệu USD để mua lại City Storage Systems, công ty chuyên tái phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp, bán lẻ và đỗ xe không thể sử dụng. Ông trở thành CEO của công ty này. "Các tài sản bất động sản này có giá trị hơn 10.000 tỷ USD và sẽ cần được tái sử dụng cho kỷ nguyên kỹ thuật số", ông viết trên Twitter sau thương vụ. Ảnh: AP.
Ông Kalanick lấy vốn từ quỹ đầu tư mới của mình, 10100, để mua lại City Storage Systems. Quỹ này được thành lập để tài trợ vốn cho các công ty triển vọng trong lĩnh vực thương mại điện tử, bất động sản và công nghệ mới nổi ở Trung Quốc, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Kalanick có chi khoản tiền nào để làm từ thiện hay không, hoặc ông định làm gì với tài sản của mình sau khi qua đời. Một nguồn cận tin cho biết cựu CEO Uber không có hứng thú với hoạt động từ thiện. Ảnh: AP.
Dù vậy ông vẫn làm nhiều việc tốt để giúp đỡ mọi người. Kalanick từng đề cập đến các chương trình của Uber, như là vận chuyển các món quà tới những đứa trẻ kém may mắn trong mùa lễ hội và tiếp tế đồ ăn cho dân di cư khỏi Syria. Ảnh: Shutterstock.
Tháng 3, với tư cách là CEO của quỹ đầu tư 10100, Kalanick cho biết ông đang tập trung tạo ra việc làm trên quy mô lớn. Tuy nhiên, theo Los Angeles Times, vẫn chưa rõ ông dự định tạo ra loại công việc nào. "Ở Uber, Kalanick bị chỉ trích vì tạo ra một ngành công nghệ hoàn toàn phụ thuộc vào các lao động hợp đồng thay vì nhân viên toàn thời gian. Bản thân Uber được kỳ vọng một ngày nào đó sẽ thay thế các tài xế bằng phương tiện tự lái", Los Angeles Times viết. Ảnh: Getty Images.
Ngày 7/11, Wall Street Journal đưa tin ông Kalanick hồi tháng 1 đã lặng lẽ huy động 400 triệu USD từ quỹ đầu tư quốc gia Arab Saudi cho startup của mình, CloudKitchens, một công ty chuyên giao hàng. Thương vụ này giúp định giá của CloudKitchens có thể lên tới 5 tỷ USD, cạnh tranh trực tiếp với Uber cũng đang mở rộng mảng Eats. Ảnh: Getty Images.
Ngày 24/12, ông Kalanick tuyên bố sẽ rời HĐQT của Uber sau khi bán số cổ phiếu trị giá hơn 2,5 tỷ USD kể từ tháng 11, tương đương hơn 90% cổ phần của ông tại công ty này. Ảnh: Getty Images.