Đã đến lúc Trung Quốc thừa nhận kinh tế mất đà

09/03/2019 14:30
Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã ở trên một con dốc trơn trượt trong vòng 8 năm qua và chưa thấy dấu hiệu dừng lại.

Tất cả những gì Trung Quốc cần bây giờ là một bức tranh rõ ràng hơn về tiềm năng thực sự của nước này và cách thức đạt được nó, nhất là trong bối cảnh nhiều bất ổn đang treo lơ lửng. Các quan chức Trung Quốc dường như vẫn tự tin rằng tăng trưởng kinh tế của nước này có thể đạt mức 6% vào năm 2019 dù dữ liệu thực tế báo hiệu điều ngược lại. Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại đáng kể và Bắc Kinh cần nhanh chóng thừa nhận điều này.

Trung Quốc có vẻ đã cường điệu và thiếu thực tế về những gì thực sự xảy ra đối với tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế toàn cầu trúng đòn mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và cú sốc sắp tới có thể còn lớn hơn, trừ khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giải quyết được bất đồng. Dòng chảy thương mại thế giới chậm lại, kỳ vọng tăng trưởng bị ảnh hưởng và thị trường tài chính xáo trộn. Bắc Kinh vẫn còn cơ hội để điều chỉnh những hạn chế và giữ vị trí trong cuộc chơi - nhưng chỉ với điều kiện các chính sách đúng đắn được ban hành.

Nền kinh tế Trung Quốc đang "khát" một cơ chế quản lý mạnh mẽ và một kế hoạch thực thi vững vàng. Những biện pháp nửa vời chẳng giúp được gì cho họ trong lúc này. Bắc Kinh cần các giải pháp sâu rộng, cụ thể, như: cắt giảm thuế nhiều hơn, giảm thâm hụt chi tiêu và nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhưng Trung Quốc phải hiểu rõ các xu hướng trong quá khứ, hiện tại và tương lai để làm nền tảng đưa ra quyết định.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nên hết sức thành thực về việc nền kinh tế nước mình đang mất đà. Thật vô nghĩa khi những tuyên bố tích cực về nền kinh tế cứ lặp đi lặp lại, khiến các nhà hoạch định chính sách loay hoay với những dự báo màu hồng, thiếu định hướng. Bắc Kinh cần hiểu rõ tất cả rủi ro tiềm tàng. Nếu phỏng đoán về tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 4%-5% trong năm nay thì đó là một điều đáng báo động; còn nếu chỉ đạt mức 2%-3% thì chính phủ Trung Quốc sẽ phải bấm nút khẩn cấp.

 Đã đến lúc Trung Quốc thừa nhận kinh tế mất đà - Ảnh 1.

Một nhà máy thép ở tỉnh Giang Tô - Trung QuốcẢnh: Reuters

Đưa ra các dự báo dễ thở đối với mức tăng trưởng trong năm 2019 - khoảng 6%-6,5% - không đem lại điều gì khác ngoài việc phản tác dụng. Bắc Kinh nên từ bỏ khái niệm ổn định trong thời gian ngắn mà không cần tới các biện pháp can thiệp triệt để. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã ở trên một con dốc trơn trượt trong vòng 8 năm qua và chưa thấy dấu hiệu dừng lại. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm mạnh từ mức cao nhất 12,2% vào đầu năm 2010 xuống còn 6,4% vào cuối năm ngoái. Chiều hướng tiêu cực này nhiều khả năng tiếp tục nối dài.

Ngoài những dự báo màu hồng, việc hoạch định chính sách cũng bị biến dạng bởi các dữ liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc - vốn không xác định được điểm yếu trong nền kinh tế. Trong khi số liệu chính thức vẫn vẽ ra một bức tranh lạc quan vào lúc này, các số liệu tăng trưởng ít chính thống hơn lại chỉ ra một khía cạnh khác. Các lĩnh vực như mua bán xe hơi, thị trường nhà ở và khảo sát khu vực tư nhân cho thấy mức độ hoạt động thực sự của nền kinh tế đang sụt giảm đáng kể.

Thậm chí, một số dữ liệu chính thức bị sai lệch. Chẳng hạn, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) thể hiện sự lạc quan đang tiệm cận mức cao trong 25 năm. Ngược lại, các báo cáo của thị trường độc lập chỉ ra mối quan ngại sâu sắc hơn về cuộc chiến thương mại, nỗi lo mất việc làm và sức mua yếu hơn. Những điều này khiến người tiêu dùng chi tiêu cẩn thận hơn. Với chi tiêu tiêu dùng chiếm tới 2/3 tăng trưởng của Trung Quốc - là một động lực chính của GDP, điều này rất quan trọng.

Tốc độ bán lẻ chậm hơn, sức mua xe hơi giảm và thị trường nhà đất "im hơi lặng tiếng" đều làm gia tăng nguy cơ giảm nhu cầu tiêu dùng. Do đó, chính phủ Trung Quốc nên cân nhắc cắt giảm thuế mạnh hơn, tạo thêm công ăn việc làm và cắt giảm chi phí cho vay.

Niềm tin về kinh tế rất quan trọng đối với tăng trưởng nhưng nó đang bị tuột dốc. Một loạt cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh cho thấy sản lượng của các nhà máy, lượng tuyển dụng mới, dự định đầu tư… đều lung lay và khả năng hồi phục bền vững vẫn chưa thấy đâu.

Có thể Bắc Kinh đang hy vọng sớm đạt được đột phá trong thỏa thuận thương mại với Washington. Thế nhưng, điều này lại không phải là trọng tâm. Nền kinh tế trong nước của Trung Quốc hiện đối mặt nhiều rủi ro nhất và đó là nơi Bắc Kinh cần tập trung nhiều nỗ lực hơn. Mở "cổng xả lũ" trong lĩnh vực tiền tệ và tài chính là ưu tiên cấp bách hiện nay. Bắc Kinh phải nhận ra rủi ro và thức tỉnh trước khi quá muộn.

 (lược dịch từ báo South China Morning Post)

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
8 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
7 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
6 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
14 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.