Đã đến lúc Việt Nam thực hiện giấc mơ xuất khẩu xây dựng dân dụng ra nước ngoài

03/01/2018 07:34
“Không thể chờ thị trường trong nước bão hòa rồi mới ra nước ngoài mà doanh nghiệp xây dựng phải chủ động. Nguy cơ lạc hậu cần phải lưu ý, nguy cơ giai đoạn thoái trào, biến động khủng hoảng cũng cần suy nghĩ”, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Địa ốc Hòa Bình cho sẻ.

Tại tọa đàm "Tiềm năng phát triển ngành xây dựng năm 2018" diễn ra mới đây ở TP.HCM, một số chuyên gia phân tích cho rằng nếu nhìn vào con số quy mô doanh thu hơn 12 tỷ USD thì có vẻ như ngành xây dựng không phải là ngành có đóng góp lớn cho kinh tế nói chung. Nhưng thực ra con số này chỉ là phần giá trị gia tăng mà ngành xây dựng đóng góp cho nền kinh tế, đã loại ra rất nhiều lĩnh vực như xi măng, sắt thép, trang trí thiết bị gia dụng…

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Địa ốc Hòa Bình, đồng thời là Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết thêm nếu cộng tất cả lại thì giá trị cấu thành những công trình xây dựng sẽ gấp 4-5 lần giá trị gia tăng, quy mô ngành xây dựng có thể lên đến 50-60 tỷ USD. Rất lớn so với thực tế và các doanh nghiệp xây dựng nội địa đang có "sức bật" khá lớn trên thị trường, đặc biệt liên tục nhận thầu những cầu trình siêu sao, chuẩn bị nội lực vươn ra cạnh tranh tại các thị trường quốc tế.

Nhận định về ngành xây dựng Việt Nam, ông Hải cho rằng ngành đang tiến bộ nhanh chóng, có những dự án chất lượng cao không thua kém gì nhà thầu nước ngoài và đối tác nước ngoài đánh giá cao trình độ tay nghề của công nhân xây dựng Việt Nam. Tuy nhiên, ông chủ Hòa Bình cho rằng hiện nay nhiều công nhân xây dựng Việt Nam đi làm cho các nhà thầu nước ngoài như nhà thầu Trung Quốc, Nhật Bản, các nhà thầu Châu Âu…là sự lãng phí.

Còn theo TS. Bùi Quang Tín, CEO Trường doanh nhân Bizlight, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng những năm qua là 3,4%. Được xem là tốc độ tăng trưởng nhanh, gấp đôi tốc độ tăng trưởng dân số bình quân của Việt Nam. Kể từ 1/1/2018, nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông khoảng 48 tỷ USD. Với số tiền này vốn NSNN chỉ đáp ứng 37,2%, ODA vào khoảng 28,2%, dự kiến tiếp tục giảm. Còn lại 34,6% thì nguồn vốn phải tự sắp xếp.

Trong giai đoạn cuối năm 2017 vốn đầu tư trực tiếp vào BĐS rất lớn, như vậy dòng tiền sẽ được giải ngân vào năm 2018 và khi đó dự án sẽ được triển khai nhiều hơn. Năm 2018 theo nhiều dự báo cho thấy, dòng vốn FDI tiếp tục vào Việt Nam, kéo theo đó là nhu cầu làm nhà xưởng tại các khu công nghiệp, nhu cầu đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông sẽ tăng cao.... Song song đó, lượng du khách đế Việt Nam trong năm nay được dự báo sẽ đạt 15 triệu lượt, nên nhu cầu về lưu trú sẽ rất lớn, nhiều nhà đầu tư sẽ mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này.

Còn theo TS Sử Ngọc Khương đến từ công ty TNHH Savills Việt Nam, từ năm 2000 trở lại đây nhóm dân dụng và xây dựng phát triển khá ấn tượng do tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nên các công ty xây dựng như Hoà Bình, Coteccons... được "hưởng lợi" rất lớn từ xu hướng này. Với tốc độ đô thị hoá hiện tại và đặc biệt, Nhà nước đang dành nhiều ưu tiên cho chiến lược đầu tư hàng loạt công trình giao thông, do vậy các công ty xây dựng sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn cạnh tranh "nóng" để cùng chia phần "chiếc bánh" lớn này.

Mặc dù đánh giá cao ngành xây dựng trong nước tuy nhiên, tại hội thảo này, nhiều câu hỏi được đặt ra cho thấy để hiện thực hóa giấc mơ "mang chuông đi đánh xứ người", thì các doanh nghiệp xây dựng phải thực sự trường vốn. Về vấn đề này, một số chuyên gia nhận định rằng hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng chuyển dần tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, giảm vốn vay ngân hàng. Các công ty xây dựng buộc phải đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, không chỉ đến từ xây dựng mà còn đến từ bất động sản, dịch vụ, mở rộng thị trường tham gia đấu thầu ra nước ngoài để lãnh tổng thầu các công trình lớn ở nước ngoài.

Còn theo ông Hải, nếu doanh nghiệp trong nước chỉ làm xây dựng những dự án tại chỗ mà không đưa nguồn lực ra nước ngoài, không tiếp cận thị trường quốc tế thì xây dựng Việt Nam một thời gian nữa có khả năng sẽ lạc hậu. Việc Hòa Bình tham gia thị trường Malaysia, Myanmar thời gian nhiều năm qua tuy không phải là nước có ngành xây dựng phát triển mạnh nhưng doanh nghiệp cũng học hỏi được nhiều điều mới.

“Không thể chờ thị trường trong nước bão hòa rồi mới ra nước ngoài mà doanh nghiệp xây dựng phải chủ động. Nguy cơ lạc hậu cần phải lưu ý, nguy cơ giai đoạn thoái trào, biến động khủng hoảng cũng cần suy nghĩ”, ông Hải chia sẻ.

Ông Hải cho rằng, hiện nay rất nhiều nước có giá thành xây dựng cao, từ 1.500 – 2.000 USD/m2. Trong khi chúng ta làm những công tình tương tự chỉ 400 - 500 USD/m2, công trình cao cấp cũng ở mức 1.000 USD/m2. "Năng lực cạnh tranh về công nghệ kỹ thuật, hệ thống quản lý… hiện nay doanh nghiệp Việt không hề thua kém doanh nghiệp nước ngoài ở các công trình nhà ở, khách sạn, resort, văn phòng, Tiềm năng ngành xây dựng là rất lớn, không chỉ tăng trưởng ở mức 5-7% mà có thể tăng trưởng 15-20% bằng việc phát triển ra nước ngoài”, vị này cho biết thêm.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
56 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
16 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
19 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
7 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
54 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
5 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
21 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.