Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư đạt 3 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025

01/11/2021 20:46
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành "Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030". Trong đó, thành phố đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025, thu hút vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 3 tỷ USD; giai đoạn 2026-2030 đạt khoảng 4 tỷ USD.

Trong 5 năm thu hút 530 dự án FDI

Theo UBND TP. Đà Nẵng, giai đoạn 2016 - 2020, về thu hút đầu tư trong nước, TP. Đà Nẵng thu hút được 163 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 76.130 tỷ đồng. Trong đó có 53 dự án đầu tư nằm ngoài Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 68.790 tỷ đồng và 110 dự án đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 7.340 tỷ đồng.

Dòng vốn đầu tư trong nước chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như bất động sản - du lịch, giáo dục, y tế... Tỷ lệ giải ngân vốn giai đoạn này chiếm tỷ trọng thấp, do nhiều khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện dự án, chủ yếu liên quan đến các dự án đầu tư nằm ngoài Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp.

Lũy kế đến tháng 8/2021 toàn TP. Đà Nẵng thu hút được 716 dự án với tổng vốn đầu tư là 149.072 tỷ đồng. Trong đó, có 343 dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 121.500 tỷ đồng và 373 dự án trong nước đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 27.563 tỷ đồng.

Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giai đoạn 2016 - 2020, TP. Đà Nẵng thu hút được 530 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.045,4 triệu USD. Trong đó, các Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao đã thu hút được 44 dự án với tổng vốn đầu tư 507,63 triệu USD và có 486 dự án FDI thực hiện đầu tư ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư đăng ký là 537,77 triệu USD. Đồng thời, có 60 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 144,5 triệu USD; có 605 lượt góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế với tổng giá trị là 211,8 triệu USD.

Theo UBND TP. Đà Nẵng, giai đoạn 2016-2020, làn sóng đầu tư vào Việt Nam từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển rất mạnh. Các dự án cấp mới trong giai đoạn này tập trung chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao... theo đúng định hướng kêu gọi đầu tư của thành phố.

Đến nay, nhiều dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động, nhiều dự án mở rộng quy mô đầu tư, nâng công suất, tăng vốn đầu tư... góp phần cho tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tỷ lệ vốn giải ngân ước đạt từ 51% đến 53%/tổng vốn đăng ký.

Lũy kế đến tháng 8/2021, toàn TP. Đà Nẵng có 914 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.863 triệu USD. Theo đó, có 784 dự án đầu tư ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.009 triệu USD và 130 dự án đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và Khu công nghệ cao với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1.854 triệu USD.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo có số vốn đăng ký đạt 1.862 triệu USD, chiếm tỷ lệ 48,02% tổng vốn đăng ký; bất động sản – du lịch vốn đăng ký gần 1.292,28 triệu USD, chiếm 33,45% tổng vốn đăng ký; còn lại một số lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, công nghệ thông tin và các dịch vụ khác. Nhóm quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất vào thành phố hiện nay lần lượt là Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc.

Thu hút 3 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025

Theo UBND TP. Đà Nẵng, thành phố xác định rõ, về quan điểm thu hút đầu tư giai đoạn 2021-205, tầm nhìn đến năm 2030 là đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đảm bảo thu hút đầu tư có hiệu quả, bền vững, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Chuyển hoạt động thu hút đầu tư từ thế bị động sang chủ động, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thu hút dự án đầu tư có chọn lọc, gắn thu hút đầu tư với đảm bảo quốc phòng – an ninh; gia tăng số lượng dự án có khả năng hình thành các chuỗi cung ứng mới và gắn kết với đầu tư trong nước nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đề ra các giải pháp mang tính chiến lược nhằm đón đầu dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài dịch chuyển do tác động từ dịch bệnh COVID-19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2021-2025, TP. Đà Nẵng thu hút vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 3 tỷ USD; giai đoạn 2026-2030 đạt khoảng 4 tỷ USD; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018. Tỉ lệ nội địa hóa tăng lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030. Tỉ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động đạt 75% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

TP. Đà Nẵng định hướng không chấp thuận, tiếp nhận các dự án có sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, sử dụng lãng phí tài nguyên, không thân thiện với môi trường, thâm dụng lao động, đặc biệt các dự án ảnh hưởng đến quốc phòng – an ninh.

Đà Nẵng tập trung thu hút đầu tư và lựa chọn các dự án dịch chuyển thuộc các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng tái tạo…

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
5 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
4 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
3 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
2 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
14 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
15 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.